Giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường tại các khu du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (Trang 117 - 124)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

4.3. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh

4.3.3. Giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường tại các khu du lịch

sinh thái

* Các chính sách phát triển du lịch sinh thái nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường.

- Chính sách phát triển sản xuất mặt hàng truyền thống làm sản phẩm cho du lịch sinh thái: Hiện nay, tại các khu du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, các hàng lƣu niệm vẫn chỉ là những mặt hàng quen thuộc mà ở khu du lịch sinh thái nào cũng bày bán, chƣa có những sản phẩm thủ công, mỹ nghệ đặc thù riêng của mình. Vì vậy, việc nghiên cứu mẫu mã, kiểu cách và kỹ thuật chế tác các hàng hóa phục vụ cho du khách tham quan du lịch sinh thái làm đồ lƣu niệm là rất quan trọng..

- Chính sách phát triển các ngành nghề phục vụ du lịch sinh thái: Nhu cầu của khách hàng rất đa dạng, trong đó cần nói là nhu cầu thƣởng thức về những món ăn, những loại dƣợc thảo truyền thống, chất lƣợng cao của ngƣời dân địa phƣơng. Vì vậy, việc nghiên cứu công nghệ sản xuất các nguyên liệu và chế biến những món ăn dân tộc, những vị thuốc gia truyền là rất có ý nghĩa với phát triển du lịch sinh thái, tăng nguồn thu cho ngƣời dân và giảm áp lực của cuộc sống vào bảo vệ môi trƣờng. Tăng cƣờng khai thác các dự án về bảo vệ môi trƣờng từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nƣớc và tranh thủ các nguồn tài trợ Quốc tế thông qua các dự án bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao năng lực bảo vệ môi trƣờng.

- Đối với đất rừng và bảo vệ tài nguyên rừng: Cần thực hiện việc khoán bảo vệ rừng, trồng rừng. Chính sách giao khoán đất rừng, bảo vệ và trồng rừng đến tận ngƣời dân, hộ gia đình hoặc các đơn vị cơ quan gần hoặc trên khu vực rừng.

- Đối với các dự án về xử lý nƣớc thải và chất thải rắn: Có chính sách ƣu tiên đối với các dự án đầu tƣ trong lĩnh vực xử lý môi trƣờng nhƣ chính sách giảm thuế đất, thuế thu nhập, kết hợp ƣu tiên ngành nghề đi kèm để khuyến khích và kêu gọi các nhà đầu tƣ.

- Chính sách nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên trách về môi trƣờng: Để tăng cƣờng công tác quản lý, bảo vệ, kiểm soát môi trƣờng tại các khu du lịch sinh thái cần có một đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn cao và

đƣợc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để đảm bảo quản lý và giám sát môi trƣờng một cách có hiệu quả.

* Giải pháp công nghệ để giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường:

- Môi trƣờng ở các khu du lịch sinh thái sẽ không thể đƣợc bảo vệ tốt nếu du lịch quá sức chịu tải. Vì vậy, nghiên cứu sức chịu tải của du lịch sinh thái và duy trì sự phát triển du lịch sinh thái là yếu tố rất quan trọng. Ngoài ra, cũng cần giám sát đƣợc hiện trạng môi trƣờng của các khu du lịch sinh thái và nếu phát hiện vƣợt quá khả năng chịu đựng, cần thực hiện những giải pháp xử lý kịp thời và phù hợp.

- Hoạt động du lịch sinh thái diễn ra không thể tránh khỏi tác động đến tài nguyên và môi trƣờng, điều quan trọng là phải phục bồi và duy trì chức năng của các thành phần môi trƣờng. Bên cạnh đó cần xây dựng mạng lƣới giám sát tài nguyên dựa trên sự phối hợp chặt chẽ của các sở ban ngành về môi trƣờng, kiểm lâm, du lịch, đất đai. Do vậy, cần phải có sự phối kết hợp hài hòa giữa các cơ quan chức năng.

* Giải pháp tuyên truyền, giáo dục môi trường:

- Nâng cao trách nhiệm cho cộng đồng đối với bảo vệ tài nguyên môi trƣờng - Xây dựng các biển báo thông tin diễn giải thiên nhiên

- Giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng ngƣ dân tại các khu du lịch sinh thái, cũng nhƣ đối với khách du lịch bằng các biện pháp phổ biến các quy chế, các điều khoản trong luật bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, lâm sản. Xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi phá hoại thạch nhũ tại các hang động.

* Giải pháp về quy hoạch du lịch sinh thái với môi trường

Quy hoạch du lịch sinh thái cần đƣợc xem là yếu tố quan trọng để bảo vệ môi trƣờng. Trong quy hoạch du lịch sinh thái cần xác định đƣợc những tiểu vùng du lịch sinh thái bao gồm: vùng giải trí, vùng cần bảo vệ, vùng du ngoạn yên tĩnh, vùng xem, ngắm động thực vật, khám phá thiên nhiên... Trong quy hoạch du lịch sinh thái việc thiết lập các tuyến thăm quan sẽ có ý nghĩa rất quan trọng nhằm định hƣớng hoạt động du lịch sinh thái. Những tuyến thăm quan làm tăng tính hấp dẫn với du khách, nhƣng cũng làm giảm ảnh hƣởng của du lịch đến tài nguyên, cảnh quan sinh thái, đặc biệt là các động thực vật. Các tuyến phải đảm bảo sự an toàn cho

giống loài quý hiếm, các khu sinh thái nhạy cảm nhất. Điều đó sẽ kéo dài thời gian lƣu trú của khách, tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ du lịch, tiếp cận tốt hơn vƣới những dịch vụ, song lại ít tác động nguy hại với bảo tồn.

* Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu:

- Quy hoạch tổng thể, điều chỉnh quy hoạch tổng thể có tính đến những tác động của biến đổi khí hậu

- Khi quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái trọng điểm cần phải tính đến các hệ quả của biến đổi khí hậu

- Quy hoạch hành lang an toàn, tránh xa những địa điểm xói lở bờ sông và sạt lở đất

- Tính toán thiết kế công trình và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái phải tính đến biến đổi khí hậu.

* Phân vùng bảo vệ Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên:

- Phân vùng bào vệ nghiêm ngặt:

+ Bảo vệ thắng cảnh thiên nhiên, hệ sinh thái và đa dạng sinh học

+ Không diễn ra hoạt động du lich, chỉ đƣợc phép dựng chòi quan sát, đƣờng đi trong Khu bảo tồn nghiêm ngặt chỉ là đƣờng mòn. Quy định đối tƣợng và số ngƣời đƣợc phép lên chòi quan sát, mức độ chịu tải rất nhỏ.

+ Không trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch sinh thái + Bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng tự nhiên ở mức độ cao nhất.

- Phân khu phục hồi sinh thái:

+ Bảo vệ thắng cảnh thiên nhiên, hệ sinh thái và đa dạng sinh học + Phục hồi hệ sinh thái, tăng độ che phủ rừng

+ Không trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch sinh thái

+ Trong khu phục hồi sinh thái đƣợc phép tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái nhƣ cắm trại, các tour đi nghiên cứu.

- Phân khu tổ chức hoạt động du lịch sinh thái.

+ Cung cấp các hoạt động giải trí, tham quan, nghiên cứu và hoạt động ngoài trời tại những nơi có thắng cảnh đẹp.

+ Tần suất sử dụng vừa phải, phân tán các hoạt động đến các khu vực du lịch sinh thái khác nhau.

+ Giảm thiểu các tác động và xâm hại đến môi trƣờng - Phân khu dịch vụ - hành chính

+ Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cung cấp các loại hình vui chơi, giải trí, với chất lƣợng từ mức độ trung bình đến chất lƣơng cao, bổ sung các khu nghỉ dƣỡng, khu tổ hợp khách sạn cao cấp.

+ Tần suất sử dụng tối đa, thu hút lƣợng lớn du khách, tăng thời gian lƣu trú. + Giảm thiểu tối đa tác động đến môi trƣờng và hệ sinh thái.

KẾT LUẬN

Phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững không chỉ là vấn đề đặt ra cho riêng tỉnh Hòa Bình, với vị trí và tầm quan trọng của loại hình du lịch này thì hiện nay du lịch sinh thái là vấn đề cấp bách và quan trọng đối với phát triển du lịch Hòa Bình nói riêng và đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung. Luận văn "Phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình'' nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trên quan điểm của phát triển theo hƣớng bền vững, đạt đƣợc một số kết quả nhƣ sau:

Khái quát đƣợc tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận của phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững, đƣa ra một số tiêu chí đánh giá của việc phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững. Phân tích và tìm hiểu đƣợc sự phát triển du lịch sinh thái của một số địa phƣơng có đặc điểm tƣơng đồng với địa bàn Hòa Bình. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để áp dụng vào cho việc phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Luận văn cũng đã nghiên cứu và đề cập đến những tiềm năng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, đƣa ra những định hƣớng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái đáp ứng nhu cầu du khách trong và ngoài nƣớc. Đánh giá thực trạng việc phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, nguyên nhân của những hạn chế đối với việc phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Dựa trên việc đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái Hòa Bình, luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp cơ bản để phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có tính bền vững.

Từ vấn đề lớn đặt ra trong luận văn đó là tỉnh Hòa Bình cần làm gì để phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững thì phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững cần đƣợc nhìn nhận và đánh giá rõ ràng hơn, xác định đƣợc nội dung cơ bản của phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững, bên cạnh đó tỉnh Hòa Bình và nhất là các cơ quan liên quan trực tiếp, có tác động lớn đến vấn đề phát triển du lịch sinh thái cần có biện pháp khắc phục kịp thời cho việc phát triển bền

cách toàn diện về chính sách, nguồn nhân lực, đầu tƣ, cơ sở hạ tầng, quản lý... Có nhƣ vậy mới đạt đƣợc những mục tiêu và phƣơng hƣớng đề ra cho nhiệm vụ phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Vân Anh, 2014. Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội. Luận văn thặc sĩ. Trƣờng Đại học Thƣơng mại Hà Nội.

2. Đặng Thị Thúy Duyên và Lƣơng Thanh Hà, 2016. Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 13, trang 47.

3. Đại học văn hóa Hà Nội, 2012. Một số vấn đề lý luận về du lịch văn hóa, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa, sô 25, trang 16-18.

4. Thế Đạt, 2003. Du lịch và du lịch sinh thái. Hà Nội: Nxb Lao động.

5. Hồ Thị Hoài Đức, 2014. Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ du lịch bền vững của các doanh nghiệp du lịch tỉnh Nghệ An. Luận văn thạc sĩ. Trƣờng Đại học Thƣơng Mại.

6. Nguyễn Trung Hải, 2014. Quản lý phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ.

Luận văn thạc sĩ. Trƣờng Đại học Thƣơng mại Hà Nội.

7. Vƣơng Thị Hoài, 2011. Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại tỉnh Quảng Ninh.

8. Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu, 2001. Du lịch bền vững. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Lê Thanh Huyền, 2013. Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực ngành Nội vụ trong phạm vi chức năng đào tạo của trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

10. Nguyễn Quốc Hƣng, 2013 - 2014. Đề xuất tiêu chí đánh giá thương hiệu kinh doanh du lịch Việt Nam. Đề tài cấp bộ.

11. Nguyễn Hoàng Mai, 2014. Giải pháp đẩy mạnh hợp tác quốc tế đẩy mạnh hợp

tác quốc tế của Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch

12. Phạm Huy Phong, 2012. Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình.

Luận văn thạc sĩ. Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà nội 13. Sở Du lịch Hòa Bình, 2010. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hòa Bình.

Hòa Bình.

chương trình quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020. Hà Nội.

15. Trần Thị Thanh Trà, 2014. Quản lý Nhà nước đối với các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Luận văn thạc sĩ. Trƣờng Đại học Thƣơng mại Hà Nội.

16. Nguyễn Viết Trung, 2011. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho tỉnh Quảng nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học Đà nẵng.

17. Trần Văn Tùng, 2005. Đào tạo, bồi dưỡng, và sử dụng nguồn nhân lực tài năng. Hà Nội: Nxb Thế giới.

18. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, 2014. Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn đến 2030.

Hòa Bình.

19. UBND tỉnh Hòa Bình, 2015. Báo cáo tổng kết du lịch 2015. Hòa Bình.

20. UBND tỉnh Hòa Bình, ,2015. Tổng hợp kết quả hoạt động du lịch 2010 – 2015. Hòa Bình.

21. UBND tỉnh Hòa Bình, 2014. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Huế giai đoạn 2010 - 2020. Hòa Bình.

22. Nguyễn Thanh Vũ, 2009. Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở các xã Cù Lao thuộc tỉnh Vĩnh Long. Luận văn thạc sĩ. Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

23. Bùi Thị Hải Yến và cộng sự, 2012. Du lịch cộng đồng. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam Website: 24. http://baonay.com/danh-sach/du-lich.html 25. http://sovanhoa.hoabinh.gov.vn/ 26. http://www.baodulich.net.vn/ 27. https://www.dulichvietnam.com.vn/ 28. http://www.dulichvn.org.vn/ 29. http://www.vietnamtourism.gov.vn/

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (Trang 117 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)