CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
4.3. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh
4.3.1. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững về mặt kinh tế
* Nhóm giải pháp về đầu tư phát triển du lịch sinh thái
- Đầu tƣ cơ sở hạ tầng các khu du lịch sinh thái nhƣ: Hồ Hòa Bình, Mai Châu, Kim Bôi, Cửu Thác Tú Sơn... trong đó ƣu tiên các dự án tại điểm du lịch Quốc Gia đó là Hồ Hòa Bình và Mai Châu, ngoài ra các điểm du lịch sinh thái tiềm năng thì đƣợc định hƣớng trong quy hoạch để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ phát triển các công trình vật chất kỹ thuật, sản phẩm du lịch.
- Bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ và giải phóng mặt bằng: Ƣu tiên về vốn vay, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và hỗ trợ thuê đất ổn định đối với những khu vực đã xác định phát triển du lịch sinh thái. Đầu tƣ sẵn hạ tầng bên ngoài khu vực đầu tƣ cho các dự án đầu tƣ vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các khu du lịch sinh thái, đặc biệt là cho dự án khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, điểm du lịch quốc gia Mai Châu.
- Cần ƣu tiên đầu tƣ các sản phẩm du lịch đặc thù của loại hình du lịch sinh thái có sức cạnh tranh, chất lƣợng cao và mang tính khác biệt với các khu du lịch sinh thái khác để những sản phẩm ấy trở thành biểu tƣợng cho du lịch Hòa Bình. Ƣu tiên đầu tƣ cho nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sử dụng năng lƣợng thay thế, tiết kiệm năng lƣợng và nƣớc, thân thiện với môi trƣờng.
- Khuyến khích đầu tƣ vào phát triển các loại hình vui chơi giải trí hiện đại, mạo hiểm. Hỗ trợ về thuế nhập khẩu trang thiết bị kỹ thuật công nghệ cho loại hình du lịch sinh thái.
- Đối với nguồn vốn ngân sách: Do nguồn vốn ngân sách hàng năm của Hòa Bình là thấp nên nguồn vốn đầu tƣ này chủ yếu có đƣợc thống qua đề xuất trong Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về phát triển du lịch (giai đoạn 2016 - 2020) ở Trung ƣơng. Ngoài ra, một kênh nữa để huy động vốn dạng này là từ vốn tài trợ
không hoàn lại hoặc chính sách ƣu tiên của chính phủ cho các chƣơng trình phát triển du lịch bền vững, kết hợp xóa đói giảm nghèo.
- Đối với một số nguồn vốn khác: Do nguồn vốn này cần khá lớn nên cần thiết tiến hành nhiều biện pháp đồng thời để huy động triệt để nguồn lực tài chính trong nhân dân, tiềm lực tài chính của các tổ chức trong và ngoài nƣớc để đảm bảo đủ nguồn vốn với cơ cấu 85 - 90% vốn đầu tƣ.
- Huy động vốn thông qua các Hội nghị kêu gọi đầu tƣ đối với các dự án đầu tƣ du lịch sinh thái quan trọng. Đối tƣợng thu hút là các nhà đầu tƣ có tiềm lực tài chính mạnh. Đối với Hòa bình cần kêu gọi đầu tƣ vào hai khu vực du lịch sinh thái quan trọng đó là Mai Châu và Hồ Hòa Bình.
- Đẩy nhanh việc hình thành và đƣa vào hoạt động Quỹ phát triển của doanh nghiệp du lịch. Quỹ này đƣợc các doanh nghiệp tự thành lập để đầu tƣ cho các hoạt động nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp cũng nhƣ các sản phẩm du lịch của Hòa Bình. Khuyến khích doanh nghiệp du lịch đầu tƣ nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ, sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh.
- Phát huy vai trò năng động của thị trƣờng tài chính trong nhân dân, tạo cơ chế để các thành phần kinh tế, kể cả kinh tế hộ gia đình, các nhân tố có thể tham gia vào đầu tƣ du lịch sinh thái. Kênh đầu tƣ gián tiếp thông qua thị trƣờng chứng khoán sẽ thu hút luồng vốn đầu tƣ lớn vào du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình.
* Nguồn nhân lực cho phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững
Một điểm mà ta thấy rằng đó là du lịch sinh thái chủ yếu gây đƣợc cảm hứng bởi lịch sử tự nhiên của nơi đến, bao gồm các nền văn hóa bản địa ở đó. Sản phẩm của du lịch sinh thái nên bắt đầu từ quy mô nhỏ, phát triển từ từ, đặc biệt phải quan tâm đến chất lƣợng phục vụ, tấm lòng mến khách là yếu tố rất quan trọng. Vì vậy cần có giải pháp đào tạo nguồn nhân lực thích hợp để kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái trên điạ bàn tỉnh Hòa Bình một cách phù hợp và kịp thời nhất. Du lịch sinh thái đòi hỏi ngƣời phục vụ du lịch có tri thức rộng và sâu về điểm du lịch sinh thái, có tính chuyên nghiệp cao. Ứng xử thông minh, chân thành, giỏi về ngoại ngữ... để làm đƣợc điều đó du lịch sinh thái Hòa Bình cần tập trung vào chuyên môn sau:
- Với cƣ dân tại điểm du lịch sinh thái: Phân định rõ và đảm bảo tính chuyên môn trong quá trình tham gia vào việc tạo ra sản phẩm dịch vụ và quá trình phục vụ du khách. Điều này nhằm đảm bảo bảo nội dung đào tạo chuyên sâu để hình thành và phát triển các kỹ năng của ngƣời lao động cho phù hợp sản phẩm và thị trƣờng là khách du lịch sinh thái. Đối với các hộ gia đình tham gia vào kinh doanh du lịch sinh thái cần bồi dƣỡng cho họ về đạo đức kinh doanh, nhận thức về tầm quan trọng của môi trƣờng tự nhiên và các giá trị văn hóa của địa phƣơng, tạo điều kiện thuận lợi để cho họ đăng ký kinh doanh.
- Với cán bộ quản lý, điều hành tại các điểm, khu du lịch sinh thái cần đƣợc trang bị kiến thức về quản lý hành chính, về môi trƣờng và du lịch sinh thái, văn hóa ứng xử trong hoạt động du lịch.
- Với hƣớng dẫn viên du lịch: Cần phải đƣợc đào tạo một cách chuyên nghiệp sâu về các giá trị hệ sinh thái, lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, văn hóa bản địa. Đối với thuyết minh viên thì phải có kiến thức sâu rộng về đối tƣợng mà họ phải diễn giải. Ngoài ra phải thông thạo tiếng Anh và một số câu giao tiếp cơ bản bằng ngôn ngữ của khách tham quan.
- Hòa Bình cần có các cơ chế chính sách ƣu tiên phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lƣợng cao ở loại hình du lịch sinh thái. Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch sinh thái mang tính chuyên nghiệp bằng các chế độ ƣu đã để thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về công tác tại khu vực du lịch sinh thái ở địa phƣơng.
+ Cần khuyến khích các tổ chức kinh tế, kinh tế - xã hội, doanh nghiệp tăng cƣờng công tác đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, đối với du lịch sinh thái, cần khuyến khích phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, ƣu tiên phát triển lao động là đồng bào các dân tộc thiểu số với những lao động giản đơn để dần dần xã hội hóa phát triển nguồn nhân lực tại các khu vực du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh.
- Một đóng góp không nhỏ vào kết quả của sự phát triển của du lịch sinh thái của tỉnh đó là chất lƣợng đội ngũ nhân viên, thái độ phục vụ, trình độ, kĩ năng làm việc, giao tiếp với du khách, đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Nó cũng góp phần tạo nên bộ mặt của doanh nghiệp trƣớc mắt khách hàng. Các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực này. Cần xây dựng những chƣơng trình hấp dẫn để thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, đƣợc đào tạo qua trƣờng lớp, khóa học về du lịch. Nhƣ vậy mới hiểu đƣợc tâm lý du khách để cung cấp cho khách chất lƣợng phục vụ tốt nhất.
* Thị trường phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững
- Hỗ trợ từ ngân sách đối với các hoạt động nghiên cứu thị trƣờng khách du lịch, để có căn cứ cho hoạch định chính sách ngắn hạn và dài hạn.
- Tăng cƣờng hỗ trợ tài chính và xã hội hóa các hoạt động cúc tiến quảng bá, thông qua chính sách tài khóa cho hoạt động này, đặc biệt chú trọng xây dựng thƣơng hiệu du lịch sinh thái Hòa Bình gắn liền với tiềm năng tài nguyên du lịch nổi trội trên địa bàn tỉnh.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng... tạo môi trƣờng thuận lợi nhất đối với khách du lịch Quốc tế do công ty lữ hành du lịch trên địa bàn khai thác. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động xúc tiến quảng bá, đặc biệt đối với việc tạo dựng hình ảnh du lịch sinh thái Hòa Bình.
- Mở rộng thị trƣờng du lịch sinh thái theo nhiều chiến lƣợc nhƣ:
+ Chiến lƣợc sản phẩm cũ, thị trƣờng mới: Thị trƣờng khách Quốc tế của Hòa Bình phần lớn là khách Pháp, Hàn Quốc. Đối tƣợng này có nhu cầu khá cao về chất lƣợng của các sản phẩm du lịch, tròng 10 năm trở lại gần đây, họ đã phần nào quen với những sản phẩm du lịch sinh thái Hòa Bình. Tuy nhiên, với chiến lƣợc này, cần thiết phải có những chính sách thích hợp và đầu tƣ thỏa đáng nhằm tăng cƣờng chất lƣợng các sản phẩm du lịch sinh thái của Hòa Bình. Ngoài ra cũng cần có chính sách giá cả phù hợp để khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm du lịch.
+ Chiến lƣợc sản phẩm cũ, thị trƣờng mới: Ngoài thị trƣờng khách Pháp, thì thị trƣờng khách tiềm năng của Hòa Bình đó là khách Châu Âu và Úc. Vì vậy cũng cần phải có những biện pháp về tuyên truyền quảng cáo để thực hiện chiến lƣợc này đạt đƣợc hiệu quả cao.
+ Chiến lƣợc sản phẩm mới, thị trƣờng cũ: Đây là chiến lƣợc có nhiều khả năng thực thi hơn cả vì chỉ có đa dạng hóa sản phẩm du lịch mới có khả năng ngăn đƣợc sự nhàm chán và giảm sút của thị trƣờng khách cũ, đồng thời có sức hấp dẫn thu hút đối với những thị trƣờng khách mới.
+ Chiến lƣợc sản phẩm mới, thị trƣờng mới: Chiến lƣợc này đòi hỏi phải có sự đầu tƣ lớn cho việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch sinh thái, cho công tác tuyên truyền quảng cáo để tìm thị trƣờng mới. Trong điều kiện cụ thể hiện nay ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Hòa Bình nói riêng, chiến lƣợc này ít có khả năng mang lại hiệu quả cao.