CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.3. Đánh giá chung về phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững trên địa bàn
Đã có hệ thống pháp luật bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động du lịch sinh thái, luôn khuyến khích các hoạt động có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các hành vì tác động tiêu cực đến môi trƣờng bị nghiêm cấm hoặc bị xử lý theo quy định pháp luật hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự, việc bảo vệ môi trƣờng đƣợc lồng ghép trong việc phát triển kinh tế.
Nhƣ vậy, ta thấy rằng du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững là hoạt động vừa lấy môi trƣờng tự nhiên làm trung tâm, vừa coi trọng sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố kinh tế - văn hóa - xã hội, tác động không nhỏ đến chất lƣợng của hoạt động du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
3.3. Đánh giá chung về phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
3.3.1. Ưu điểm
Với những lợi thế về vị trí, tiềm năng du lịch và điều kiện cơ sở hạ tầng thời gian qua, dƣới sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và các cơ quan ban ngành, đoàn thể trong tỉnh, sự nỗ lực của ngành du lịch, công tác quản lý và phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã đạt những kết quả chủ yếu:
- Thời gian qua, cùng với tiến trình phát triển của du lịch sinh thái cả nƣớc, du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình đã đạt đƣợc những thành tựu đáng ghi nhận, có những đóng góp nhất định trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, sự phát triển du lịch chung của cả nƣớc. Năm 2014, tổng lƣợng khách thăm quan du lịch đạt trên 2 triệu
lƣợt ngƣời, doanh thu từ du lịch đạt trên 700 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2015, tổng số lƣợt khách du lịch ƣớc đạt 1,5 triệu lƣợt, trong đó: khách Quốc tế ƣớc đạt 105.000 lƣợt, khách nội địa ƣớc đạt 1.395.000 lƣợt (tăng 25% so với cùng kỳ năm trƣớc, đạt 61% kế hoạch năm), tổng doanh thu trên 500 tỷ đồng. Trong đó du lịch sinh thái chiếm khoảng 65% tổng số chung của ngành du lịch.
- Ngoài ra còn thu hút đƣợc nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch sinh thái, từng bƣớc tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của từng vùng và cả tỉnh, tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng du lịch sinh thái đang từng bƣớc đƣợc xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của ngành du lịch tỉnh Hòa Bình.
- Công tác đầu tƣ đƣợc chú trọng và đúng hƣớng, thu hút nhiều nguồn đầu tƣ đem lại hiệu quả nhất định về kinh tế xã hội và môi trƣờng.
- Công tác tuyên truyền và quảng bá du lịch sinh thái, giới thiệu về quê hƣơng và con ngƣời Hòa Bình cũng đƣợc chú trọng, trong đó đáng chú ý là việc duy trì phát hành các ẩn phẩm thông tin du lịch trên website của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của tỉnh.
3.3.2. Hạn chế
Hòa Bình là địa phƣơng có những điều kiện thuận lợi về thiên nhiên, văn hóa, con ngƣời giúp cho du lịch sinh thái phát triển. Nhƣng tiềm năng ấy vẫn chƣa đủ giữ chân du khách dài ngày, và chƣa mang lại giá trị lớn chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ.
- Xuất phát từ tƣ tƣởng làm du lịch dễ, đơn giản, có phong trào ngƣời ngƣời làm du lịch. Nhiều doanh nghiệp đầu tƣ bất động sản cũng tham gia làm du lịch, sinh thái trong khi trình độ, năng lực, khả năng quản trị còn yếu kém, chƣa có tính định hƣớng dẫn đến việc có nhiều khu du lịch sinh thái mở ra mà hiện nay hoạt động kém chất lƣợng, không có khả năng thu hút du khách.
- Sản phẩm du lịch sinh thái chƣa đủ sự hấp dẫn đối với du khách, nhiều khu du lịch sinh thái đƣợc đầu tƣ với số vốn lên tới hàng trăm tỷ đồng nhƣng sản phẩm
vẫn chƣa đáp ứng nhu cầu của du khách, hình thức tổ chức mờ nhạt, chƣa mang tính chuyên nghiệp và chƣa có sự đổi mới trong hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí tại các điểm du lịch sinh thái, kèm theo đó là chất lƣợng dịch vụ chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của du khách.
- Du lịch sinh tháitỉnh Hòa Bình cũng chịu sự tác động của nhiều yếu tố nên mức độ phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng tài nguyên trên địa bàn, phát triển thiếu sự bền vững, còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, lao động thị trƣờng.
- Công tác xã hội hoá để đầu tƣ vào các khu, điểm du lịch sinh thái, di tích còn gặp nhiều khó khăn; kinh phí cho công tác tuyên truyền, quảng bá thu hút, phát triển du lịch sinh thái chƣa đáp ứng đƣợc so với yêu cầu. Số lƣợng lao động trong loại hình du lịch sinh thái còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số lao động hiện có của Hòa Bình. Bên cạnh đó thu nhập thực tế của lao động trong ngành du lịch còn thấp chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu chi tiêu cho cuộc sống.
- Hiệu quả kinh doanh dịch vụ lƣu trú còn thấp, chất lƣợng chƣa cao, chƣa phong phú để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhiều đối tƣợng du khách.
- Nhiều điểm du lịch sinh thái, trong đó có cả những điểm du lịch sinh thái nổi tiếng đƣợc nhiều khách du lịch biết đến nhƣ Mai Châu, đang có dấu hiệu xuống cấp, môi trƣờng du lịch sinh thái đã và đang bị ảnh hƣởng mạnh từ hoạt động du lịch.
- Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch sinh thái chƣa đƣợc nhiều, xúc tiến đầu tƣ hạn chế, cơ chế, chính sách đầu tƣ vào du lịch sinh thái chƣa đồng bộ.
3.3.3. Nguyên nhân hạn chế và những vấn đề đặt ra
Nguyên nhân của những hạn chế khiến du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Hòa Bình còn chƣa đạt kết quả cao đó là:
- Xuất phát điểm của du lịch sinh thái Hòa Bình còn thấp, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông đƣờng bộ, hệ thống bến cảng đáp ứng việc tham quan của khu du lịch sinh thái Thung Nai, trong giai đoạn vừa qua chƣa đáp ứng nhu cầu phát triển.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng cho du lịch sinh thái còn kém, chƣa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du lịch sinh thái, thiếu sức cạnh tranh, thiếu các loại
hình vui chơi giải trí để kéo dài thời gian lƣu trú dịch vụ bán hàng lƣu niệm chƣa phát triển.
- Công tác đầu tƣ chƣa đáp ứng nhu cầu phát triển, thiếu nguồn vốn đầu tƣ. - Lực lƣợng lao động ngành du lịch sinh thái còn thiếu, chất lƣợng hạn chế, chƣa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của hoạt động kinh doanh du lịch, chƣa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch sinh thái trong thời kỳ hội nhập kinh tế.
- Ngoài những vấn đề trên, còn có những nguyên nhân khách quan nhƣ những biến động phức tạp đã tác động đến ngành du lịch Việt Nam nói chung và Hòa Bình nói riêng nhƣ: Khủng hoảng kinh tế tài chính trên phạm vi toàn cầu, nạn khủng bố, dịch bệnh, thiên tai... Sự cạnh tranh, chia sẻ thị trƣờng của các trung tâm du lịch lớn cả nƣớc ngày càng gay gắt, hơn nữa nhu cầu, thị hiếu của du khách có xu hƣớng đổi mới với yêu cầu ngày càng cao.
Nhìn chung để hƣớng tới đích phát triển du lịch, và loại hình du lịch sinh thái nói riêng trong thời kỳ hội nhập, tỉnh Hòa Bình cần tập trung đầu tƣ nâng cấp, tu bổ, tôn tạo có trọng tâm các di tích lịch sử, văn hoá lễ hội truyền thống, phong tục tập quán của địa phƣơng. Phát triển các nghề thủ công truyền thống để hoạt động của các làng nghề đem lại hiệu quả về mặt kinh tế, cung cấp những sản phẩm lƣu niệm độc đáo cho khách du lịch. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền vận động, ý thức trách nhiệm của ngƣời dân thông qua các lớp tập huấn, các khoá học có liên quan đến du lịch sinh thái và văn hoá ứng xử trong kinh doanh du lịch. Tăng cƣờng công tác phối kết hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và địa phƣơng trong tỉnh để tạo dựng môi trƣờng du lịch văn minh, an toàn và thân thiện. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cũng nhƣ phong cách phục vụ của đội ngũ hƣớng dẫn viên, cán bộ, công nhân viên và ngƣời dân tại các điểm du lịch sinh thái về các kiến thức lịch sử, văn hoá và trình độ ngoại ngữ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá đối với những sản phẩm du lịch sinh thái đã, đang và sẽ đƣa vào khai thác sử dụng.
CHƢƠNG 4
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
4.1. Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Trƣớc tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, đã thoát khỏi nhóm nƣớc có thu nhập thấp và trở thành nƣớc có thu nhập trung bình trên thế giới, chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân cũng đã có những thay đổi nhất định, theo đó nhu cầu về hƣởng thụ cuộc sống cũng nhiều hơn, trong đó du lịch đã trở thành ngành công nghiệp không khói đáp ứng việc nghỉ ngơi, khám phá thiên nhiên của ngƣời dân. Trong những năm tới nền kinh tế Việt Nam sẽ hội nhập và mở rộng nhiều hơn nữa, điều đó cũng mang lại nhiều thuận lợi và thách thức đối với Việt Nam.
Hòa Bình là tỉnh miền núi có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái. Đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Đó là những tiềm năng rất lớn cho du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình phát triển trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Mặc dù vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sự giao lƣu văn hóa giữa các dân tộc, quốc gia diễn ra ngày càng sâu sắc đỏi hỏi mỗi quốc gia, mỗi dân tộc phải bảo tồn giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống kết hợp với tiếp thu tinh hoa của cá nền văn hóa trên thế giới. Trong bối cảnh hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với vấn đề mất cân bằng giữa sự phát triển kinh tế với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Công tác bảo tồn các giá trị văn hóa để phát triển du lịch sinh thái là tất yếu khách quan. Trong những năm qua công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc luôn đƣợc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình quan tâm chỉ đạo:
- Khôi phục nhiều lễ hội truyền thống tiêu biểu - Tổ chức các sự kiện Văn hóa - Thể Thao - Du lịch
- Khai thác giá trị văn hóa ẩm thực trong các món ăn truyền thống của các dân tộc, tạo nên sự hấp dẫn cho du khách có cơ hội hiểu về văn hóa dân tộc Hòa Bình.
- Bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân gian truyền thống đặc sắc các dân tộc Hòa Bình. - Khôi phục một số nghề truyền thống
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan tọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Trƣớc bối cảnh hội nhập hiện nay, muốn phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững, chúng ta phải khai thác, phát huy đƣợc các giá trị văn hóa của dân tộc để xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa. Các giá trị văn hóa càng phong phú độc đáo thì sản phẩm du lịch văn hóa càng có tính hấp dẫn cao. Trên cơ sở các tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn của tỉnh Hòa Bình, để khai thác các tiềm năng lợi thế đó, trong những năm qua tỉnh Hòa Bình đã kêu gọi các nhà đầu tƣ xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo với nhiều loại hình dịch vụ hấp dẫn du khách nhƣ tại các điểm du lịch sinh thái: Du lịch Đảo Dừa, Đảo Xanh, Cối xay gió, Mai Châu, hoặc tại các khu rừng đặc trƣng nhƣ Ngọc Sơn - Ngổ Luông, huyện Lạc Sơn - Tân Lạc; Pu Canh, huyện Đà Bắc, Thƣợng Tiến Kim Bôi...
Bên cạnh đó một thực tế hiện nay đặt ra đó là sự phát triển của khoa học công nghệ đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, thế giới ngày nay đang chứng kiến sự bùng nổ thông tin, do đó không một quốc gia, địa phƣơng nào có thể đóng cửa với thế giới bên ngoài. Hội nhập quốc tế mang lại cho mỗi quốc gia, địa phƣơng nhiều lợi ích, đó là sự trao đổi, giao lƣu văn hóa, chia sẻ kinh nghiệm quản lí, cùng hợp tác đạt đƣợc các mục tiêu. Du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đóng vị trí quan trọng đòi hỏi các đơn vị kinh doanh loại hình du lịch này tăng cƣờng đầu tƣ về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nâng cao chất lƣợng đào tạo về kỹ năng chuyên ngành du lịch nhằm tạo điều kiện phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh một cách bền vững trƣớc xu thế toàn cầu hóa du lịch và địa phƣơng hóa du lịch hiện nay.
4.2. Quan điểm và định hƣớng phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020