CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.2. Phân tích thực trạng phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững trên địa
3.2.1. Phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình về mặt kinh tế
Du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch sinh thái nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và nguồn dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình trong tƣơng lai. Du lịch sinh thái nói riêng và du lịch nói chung là một ngành kinh tế tổng hợp và có định hƣớng tài nguyên rõ rệt và có nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Chính vì vậy sự phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững trên địa bàn tỉnh Hoà Bình đòi hỏi đầu tiên đó là sự bền vững về mặt kinh tế.
Phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững về mặt kinh tế trên địa bàn tỉnh Hòa Bình là nói đến sự đảm bảo cho việc tăng trƣởng, phát triển ổn định lâu dài và phân phối công bằng của tỉnh. Từ việc khai thác các đặc sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, ngƣời dân tại các địa bàn có loại hình du lịch sinh thái có thể nâng cao đời sống nhờ khách du lịch đến thăm quan, sử dụng những dịch vụ du lịch và sản phẩm đặc trƣng của vùng miền, của vùng. Ngoài ra còn giúp ngƣời làm du lịch, cơ quan địa phƣơng, chính quyền và ngƣời tổ chức du lịch đƣợc hƣởng lợi, và ngƣời dân địa phƣơng có công ăn việc làm. Thực tế này có thể thấy rõ đƣợc tại một số điểm du lịch sinh thái cụ thể trên địa bàn của tỉnh nhƣ: du lịch sinh thái Thung Nai, là một điểm du lịch sinh thái nằm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Khu du lịch sinh thái Thung Nai trong nhiều năm gần đây là điểm đến quen thuộc mỗi dịp cuối tuần của những ngƣời yêu thích bình yên,
tránh ồn ào, khói bụi. Là xã thuộc huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, Thung Nai nằm trong lòng hồ Sông Đà, cách trung tâm thành phố 25 km và Hà Nội khoảng 110 km. Không phải là điểm của những hoạt động vui chơi giải trí rầm rộ và ồn ào, thay vào đó là những phút giây thƣ giãn bên gia đinh, bạn bè, ngƣời thân, nhìn ngắm phong cảnh thiên nhiên kì thú và quên đi những âu lo của cuộc sống bận rộn hàng ngày. Tại Thung Nai có một số địa điểm nghỉ ngơi nhƣng không nhiều nhƣ địa điểm du lịch khác, có 2 nơi đƣợc ƣa chuộng nhất là Nhà nghỉ Cối Xay Gió và nhà nghỉ Đảo Dừa. Năm 2014, khu vực lòng hồ đạt 303.000 lƣợt khác (khách quốc tế 18.300 lƣợt khách, khách nội địa 284.700 lƣợt khách), chiếm 14,4% tổng khách toàn tỉnh và chiếm 29% tổng khách Vùng Hồ Hòa Bình. Qua thống kê sơ bộ, mức chi tiêu bình quân của khách đến Vùng Hồ Hòa Bình khoảng từ 450.000 - 500.000 VNĐ/ ngày, khách nội địa chi tiêu thấp hơn so với khách nƣớc ngoài, với mức chi tiêu từ 200.000 - 300.000 VND/ ngày, trong đó nguồn thu du lịch chủ yếu từ ăn uống.
Du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã tạo cơ hội lớn cho một số địa phƣơng trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp chuyển sang một nền kinh tế dựa vào dịch vụ. Nhƣ trƣớc kia ngƣời dân trên lòng hồ chủ yếu sinh sống nhờ vào việc đánh cá của các nhà thuyền bè, hay đơn thuần chỉ cho các đoàn thăm quan đền Thác Bờ trên khu vực lòng hồ, những từ khi nhận thấy lợi thế thiên nhiên của nơi đây, phát triển loại hình du lịch sinh thái, thì đã có rất nhiều các dịch vụ mở ra.
Ngoài ra du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Hòa Bình cùng với các loại hình du lịch khác đã làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phƣơng, tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân và phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng. Du lịch sinh thái của tỉnh Hòa Bình cũng đã tâ ̣n dụng và phát triển cơ sở vâ ̣t chất kỹ thuâ ̣t của các ngành kinh tế khác. Bên cạnh đó còn tận dụng nguồn lực, điều kiện vật chất kỹ thuật để bổ sung cho nhu cầu cần thiết nhƣng chƣa đƣợc đáp ứng của ngành.
Trong bối cảnh đất nƣớc mở cửa, du lịch trở thành một ngành kinh tế và từng bƣớc khẳng định vị trí quan trọng trong tiến trình hội nhập. Ngành du lịch của tỉnh mặc dù mới phát triển, quy mô còn hạn chế nhƣng đã có tốc độ tăng trƣởng khá nhanh về khách và doanh thu.
* Số lượng du khách và tổng thu từ du lịch sinh thái
Do đặc điểm, lợi thế về vị trí địa lý, bên cạnh sự tăng trƣởng về lƣợt khách lƣu trú, khách du lịch đến Hòa Bình không sử dụng dịch vụ lƣu trú cũng tăng nhanh. Đây là đặc điểm khá đặc thù của du lịch Hòa Bình, góp phần đáng kể vào kết quả kinh doanh du lịch của địa phƣơng nói chung, phát triển du lịch sinh thái nói riêng.
Bảng 3.2: Số lƣợt khách du lịch đến tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2015
Đơn vị: Lượt khách
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Tổng lƣợt khách 1.385.830 1.641.886 1.732.787 2.104.207 2.568.443
Khách quốc tế 90.850 92.056 161.838 185.361 222.057
Khách nội địa 1.294.980 1.549.810 1.570.949 1.918.846 2.346.386
(Nguồn: Sở VHTTDL Hòa Bình năm 2011 - 2015)
Từ số liệu trên ta thấy rằng lƣợt khách du lịch giai đoạn 2011 - 2015 đã có những biến động theo chiều hƣớng đi lên rõ ràng, trung bình mỗi năm tăng 2 nghìn khách so với năm trƣớc. Trong tổng lƣợt khách thì phần lớn vẫn là khách nội địa, chiếm 2/3 là khách nội địa, còn lại là du khách quốc tế. Căn cứ vào tổng lƣợt khách du lịch đến với tỉnh Hòa Bình, loại hình du lịch sinh thái chiếm khoảng 65 % tổng số khách du lịch Hòa Bình.
Bảng 3.3: Số lƣợt khách du lịch đến với loại hình du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2015
Đơn vị: Lượt khách Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng lƣợt khách 900.789 1067.225 1126.311 1.367.734 1.669.487 Khách quốc tế 59.052 59.836 105.194 120.484 144.337 Tỷ lệ so với tổng % 6,5% 5,6% 9,3% 8,8% 8,6% Khách nội địa 841.737 1.007.389 1.021.117 1.247.250 1.525.150 Tỷ lệ so với tổng % 93,4% 93,4% 90,6% 91,1% 91,3% (Nguồn: Sở VHTTDL Hòa Bình năm 2011 - 2015)
Số khách du lịch Quốc tế đến với Hòa Bình trong giai đoạn 2011 - 2015 có sự tăng trƣởng khá ổn định. Năm 2011 tỉnh đã đón đƣợc 59.052 lƣợt khách Quốc tế thì năm 2015 đã tăng lên 144.337 lƣợt khách. Trong số khách Quốc tế đến Hòa Bình, số khách có lƣu trú chiếm 50%.
Khách du lịch nội địa vẫn là nguồn khách chủ yếu của tỉnh, trung bình hàng năm chiếm trên dƣới 90% tổng số lƣợt khách du lịch đến với Hòa Bình. Thực tế đó cho thấy, đến nay và trong tƣơng lai gần, thị trƣờng khách nội địa vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình.
Khách du lịch nội địa đến với Hòa Bình thƣờng đi theo nhóm do các công ty du lịch, lữ hành tổ chức, hoặc do các tổ chức công đoàn của các cơ quan tổ chức, xí nghiệp, các trƣờng đại học tự tổ chức theo các nhóm... Đa phần là khách từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh... và các địa phƣơng có khu vực Tây Bắc. Nằm ở vị trí kinh tế trọng điểm Tây Bắc, Hòa Bình có lợi thế về vị trí địa lý so với nhiều tỉnh trong vùng để đón các dòng khách du lịch trong đó có du lịch sinh thái cũng rất thuận lợi, phát triển. So với các tỉnh trong tiểu vùng Tây Bắc, số lƣợt khách du lịch nội địa đến Hòa Bình khá cao.
- Tổng thu du lịch, du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình
Bảng 3.4: Tổng thu từ du lịch, du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2015
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Tổng thu từ du lịch 490 553 617 756 846
Tổng thu từ du lịch sinh thái 310 360 401 492 549
(Nguồn: Sở VHTTDL Hòa Bình năm 2011 - 2015)
Trong đó loại hình du lịch sinh thái đạt đƣợc những con số phát triển đáng kể trong tổng thu của du lịch tỉnh Hòa Bình:
Tổ chức Du lịch thế giới đã áp dụng hệ thống thống kê cho các nƣớc thành viên về tổng thu từ du lịch đƣợc tính bằng toàn bộ số tiền mà khách du lịch phải chi trả khi đi thăm một nƣớc khác. Tuy nhiên ở nƣớc ta nói chung và tỉnh Hòa Bình nói
riêng, hệ thống thống kê chƣa đƣơc hoàn chỉnh nên toàn bộ các khoản chi trả của khách du lịch trong toàn bộ chƣơng trình du lịch chƣa tập hợp đƣợc đầy đủ và chính xác. Vì vậy số liệu thống kê sự đóng góp của ngành du lịch trong nền kinh tế có thể chƣa đƣợc đầy đủ.
Trong những năm qua tổng thu từ du lịch Hòa Bình không ngừng gia tăng về cả giá trị và nhịp độ tăng trƣởng, trong đó không thể không nói đên sự đóng góp của loại hình du lịch sinh thái, với sự đóng góp khoảng 65% trong tổng thu của du lịch tỉnh Hòa Bình.
Theo niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2016, có thể nhận thấy, bên cạnh nhóm ngành công nghiệp - xây dựng vẫn duy trì đƣợc nhịp tăng trƣởng cao, khá ổn định, nhóm ngành thƣơng mại - dịch vụ - du lịch phát triển với tốc độ thấp hơn. Đáng chú ý hơn cả trong nhóm ngành dịch vụ là ngành du lịch có tốc độ tăng trƣởng khá cao. Với mức tăng trƣởng trong thời gian qua có thể thấy nền kinh tế của Hòa Bình đã và đang phát triển đúng với định hƣớng phát triển kinh tế xã hội và phù hợp xu thế phát triển chung của cả nƣớc.
Giá trị gia tăng ngành du lịch Hòa Bình năm 2012 đạt 553 tỷ chiếm 13% so với GDP khối dịch vụ và chiếm 2,8% so với tổng GDP toàn tỉnh. Với đóng góp trên, du lịch có thể coi là ngành quan trọng trong phát triển kinh tế của Hòa Bình.
* Hiện trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch sinh thái
- Cơ sở lƣu trú
Trong giai đoạn 2011 - 2015, hệ thống cơ sở lƣu trú tỉnh Hòa Bình đã phát triển với tốc độ khá nhanh. Năm 2015, Hòa Bình có 376 cơ sở lƣu trú, trong đó có 36 khách sạn, 235 nhà nghỉ và 105 nhà nghỉ du lịch cộng đồng trong các xóm, bản du lịch tại các huyện Cao Phong, Lạc Sơn, Mai Châu. Tính đến hết năm 2015 trên toàn tỉnh có đến 5 khu du lịch nằm rải rác trên toàn tỉnh Hòa Bình, một số khu du lịch tiêu biểu là Vịt Cổ Xanh, Mai Châu Riverside resort, có 4 khách sạn 3 sao (343 phòng), 18 khách sạn 2 sao (614 phòng), 12 khách sạn 1 sao (212 phòng), còn lại là 2 khách sạn đang chờ đƣợc hoàn thiện hồ sơ đo là khách sạn Công đoàn Việt Nam và khách sạn Suối Trì, ngoài ra là 235 nhà nghỉ, 105 nhà nghỉ cộng đồng và còn một
số khách sạn đang tạm nghỉ nâng cấp. Trƣớc hiện trạng này thì Hòa Bình thiếu khách sạn cao sao, chính vì vậy cũng có những khó khăn nhất định trong việc tiếp đón du khách có nhu cầu cao cấp.
Bảng 3.5: Cơ sở lƣu trú tại các khu, các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2015
Stt Nội dung Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Tổng số Cơ sở 223 242 279 341 376 Khách sạn Số buồng: - Khách sạn: - Nhà nghỉ: Số buồng 726 1.360 874 1.348 946 1.387 1.107 1.697 1.297 2.017 - Tr.đó: KS 4 sao: Số buồng, phòng Số cơ sở/ Số buồng 0 0 0 0 0 - Tr.đó: KS 3 sao: Số buồng, phòng Số cơ sở/ Số buồng 01 81 02 225 02 225 02 238 04 343 651 - Tr.đó: KS 2 sao: Số buồng, phòng Số cơ sở/ Số buồng 12 350 11 369 11 366 17 588 18 614 1.128 - Tr.đó: KS 1 sao: Số buồng, phòng Số cơ sở/ Số buồng 03 51 09 280 08 169 10 183 12 212 323 - KS chờ TĐ: Số buồng, phòng Số cơ sở/ Số buồng 02 154 03 0 04 186 03 98 02 148 246 Nhà nghỉ - Nhà nghỉ ĐTC Số buồng, phòng Số cơ sở/ Số buồng 152 1.360 150 1.348 172 1.387 209 1.697 235 2.017 2.778 Nhà sàn Nhà 49 67 82 100 105
Trong tổng cơ sở lƣu trú du lịch chung, có thể thấy số lƣợng chất lƣợng của loại hình du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nhƣ sau:
Chất lƣợng cơ sở lƣu trú đáp ứng nhu cầu của loại hình du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2015 tuy cũng đã đƣợc đầu tƣ và chú trọng hơn nhƣng nhìn chung còn thấp và chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu tối thiểu của các khách du lịch. Trang thiết bị ở một số khách sạn đã cũ không đồng bộ và cần nâng cấp. Một số phòng nghỉ ở các khách sạn tƣ nhân còn hẹp, bài trí thiết kế nội ngoại thất không hợp lý, vệ sinh chƣa đảm bảo theo yêu cầu. Ngoài dịch vụ lƣu trú và ăn uống, ở một số khách sạn hiện nay phát triển thêm các dịch vụ với nhƣ massage, karaoke, bể bơi...
- Ngày lƣu trú bình quân
Theo số liệu thống kê của Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch Hòa Bình ngày lƣu trú trung bình của khách nội địa do các cơ sở lữ hành phục vụ có xu hƣớng tăng nhƣng không đáng kể, chỉ dao động từ 1,2 - 1,5 ngày.
Bảng 3.6: Số ngày nghỉ lƣu trú trung bình tại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2015 Đơn vị: Ngày Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Số lƣợt khách lƣu trú Khách quốc tế 53.735 46.429 87.462 71.478 118.997 Khách nội địa 413.971 399.572 468.890 611.156 818.813
Ngày lƣu trú bình quân
Khách
quốc tế 1,5 1,4 1,1 1,4 1,5
Khách nội
địa 1,3 1,2 1,2 1,2 1,3
Nhìn chung, có thể thấy, ngày lƣu trú trung bình của cả khách du lịch Quốc tế và nội địa đến Hòa Bình còn thấp, thấp hơn ngày lƣu trú trung bình cả nƣớc. Điều nay có thể đƣợc giải thích là do Hòa Bình còn chƣa có sản phẩm du lịch, du lịch sinh thái hấp dẫn, thiếu các dịch vụ bổ trợ để giữ chân du khách.
* Nguồn nhân lực
Lao động trong du lịch bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Theo số liệu thống kế tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hòa Bình, số lao động trực tiếp có xu hƣớng tăng lên. Về cơ bản cơ cấu lao động theo giới tình tỷ lệ lao động nữ chiếm ƣu thế hơn so với lao động nam, mức chênh lệch không có nhiều biến động theo các năm. Theo số liệu năm 2015, tỷ lệ lao động nữ là 74%, trong khi đó lao động là nam chiếm 36%. Hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng trên 100 thuyết minh viên du lịch trong đó có 35 thuyết minh viên đƣợc cấp thẻ.
Độ tuổi lao động là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp, cơ cấu lao động theo độ tuổi hợp lý, hài hòa giữa các nhóm tuổi sẽ tạo nên thành công trong hoạt động phát triển du lịch sinh thái. Độ tuổi dƣới 24 tuổi chiếm 7,23%; từ 24 - 41 tuổi chiếm 67,54%; từ 41 - 55 tuổi chiếm 22,48%; trên 55 tuổi chiếm 2,75%.
Hình 3.1 : Cơ cấu lao động theo độ tuổi trong các dơn vị kinh doanh du lịch sinh thái năm 2015
Đội ngũ lao động đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm du lịch cho khách hàng. Một trong những yếu tố cấu thành nên chất lƣợng nguồn nhân
lực chính là trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Qua biểu đồ cho thấy, cơ cấu lao động của loại hình du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có xu hƣớng trẻ hóa dần, nhóm lao động có độ tuổi từ 24 - 41 tuổi chiếm tỷ trọng lớn nhất với 67,54%, nhóm lao động có độ tuổi từ 41 đến 55 tuổi chiếm 22,48%, nhóm lao động có độ tuổi dƣới