Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè nguyên liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè bền vững trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 32 - 36)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè nguyên liệu

1.1.4.1. Nhóm yếu tố kỹ thuật

Nguồn nhân lực được coi là vấn đề quan trọng sống còn đối với mọi sản phẩm, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và có tính chất quyết định đối với sản phẩm. Nguồn nhân lực bao gồm lao động quản lý, lao động nghiên cứu và phát triển, lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm. Tùy thuộc vào từng khâu, từng lĩnh vực của PTSXCBV để phân tích trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, tay nghề, khả năng cân đối nguồn nhân lực.

-Tài chính là yếu tố quan trọng quyết định khả năng mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư của sản xuất kinh doanh. Bất cứ một hoạt động mở rộng kinh doanh, mua sắm, đầu tư, quảng cáo,… đều phải được tính toán dựa trên thực trạng tài chính của chủ thể. Một nhà sản xuất có tiềm năng lớn về tài chính sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư mua sắm trang thiết bị, đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để duy trì và nâng cao sức cạnh tranh, cung cấp tín dụng thương mại, khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu tăng lợi nhuận và củng cố vị trí của mình trên thương trường. Do vậy đối với các ngành kinh tế nói chung, nhất là đối với sản xuất chè nói riêng, vốn có vai trò đặc biệt quan trọng không những duy trì sức sống và phát triển cho cây chè trong hiện tại mà còn bảo đảm cho cây chè phát triển trong tương lai (Hoàng Trọng Hòa, 2009).

-Kỹ thuật: giống chè ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ở trong nước ta đã chọn tạo được nhiều giống chè tốt bằng phương pháp chọn lọc cá thể như: LDP1, LDP2, Kim Tuyên. Đây là một số giống chè khá tốt, tập trung được nhiều ưu điểm, cho năng suất và chất lượng búp cao, đã và đang được sử dụng ngày càng nhiều, trồng trên diện tích rộng, bổ sung cơ cấu giống vùng và thay thế dần giống cũ trên các nương chè cằn cỗi (Đường Hồng Dật, 2004).

-Ảnh hưởng của công nghệ thu hoạch và chế biến chè: tuỳ thuộc vào mục đích của phương án sản phẩm mà ta có các quy trình công nghệ chế biến phù hợp với từng nguyên liệu đầu vào, nhìn chung quá trình chế biến gồm hai giai đoạn: sơ chế và tinh chế nguyên thành phẩm.

1.1.4.2. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường * Điều kiện tự nhiên

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, cái nôi của cây chè. Do vậy khí hậu đất đai rất thích hợp với sự sinh trưởng của cây chè. Với lượng mưa dồi dào từ 1700 - 2000 mm/năm, nhiệt độ trung bình từ 21 - 22,60C, độ ẩm không khí từ 80 - 85%. Về quỹ đất trồng chè của nước ta gồm hai loại: Đất phiến thạch sét và đất banzan màu mỡ. Hai điều kiện này đã tác động đến năng suất và chất lượng của cây chè nước ta hiện nay.

Cây chè vốn là cây thích nghi sinh thái vùng cận nhiệt đới bóng râm, ẩm ướt. Lúc nhỏ cây cần ít ánh sáng, một đặc điểm cũng cần lưu ý là các giống chè lá nhỏ ưa sáng hơn các giống chè lá to (Đặng Hạnh Khôi, 1993).

* Ví trí địa lý, thổ nhưỡng và địa hình

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt đối với cây chè, nó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm. Muốn chè có chất lượng cao và có hương vị đặc biệt cần phải trồng chè ở độ cao nhất định. Chè được trồng và phát triển chủ yếu ở vùng đất dốc, đồi

núi, ở những vùng núi cao cần có độ cao cách mặt biển từ 500 đến 800 m, chè có chất lượng tốt hơn so với vùng đất thấp.

Đất đai quyết định đến sản lượng và chất lượng của sản phẩm chè. Chè là một cây không yêu cầu khắt khe và đất so với một số cây công nghiệp dài ngày khác. Tuy nhiên để cây chè sinh trưởng, phát triển tốt, nương chè có nhiệm kỳ kinh tế dài, khả năng cho năng suất cao, ổn định, chất lượng chè ngon thì cây chè cũng phải được trồng ở nơi có đất tốt, phù hợp với đặc điểm sinh vật học của nó. Qua nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy đất trồng chè tốt phải đạt yêu cầu sau: độ pH từ 4,5 - 5,5; hàm lượng mùn 2% - 4%; độ sâu ít nhất 0,6 - 1m; mực nước ngầm phải dưới 1m; kết cấu của đất tơi xốp sẽ giữ được nhiều nước, thấm nước nhanh, thoát nước tốt, có địa hình dốc từ 10 - 200.

1.1.4.3. Nhóm yếu tố về kinh tế xã hội * Chính sách

Thành tựu về kinh tế của Việt Nam hơn 30 năm qua là do nhiều yếu tố tác động, trong đó phải kể đến sự đóng góp tích cực của đổi mới quản lý kinh tế vĩ mô. Sự đổi mới này được diễn ra trong tất cả các ngành, các lĩnh vực sản xuất. Ngành chè cũng như các ngành sản xuất khác, muốn mở rộng quy mô và chất lượng trong sản xuất kinh doanh, nhất thiết phải có hệ thống chính sách kinh tế thích hợp nhằm tạo dựng mối quan hệ hữu cơ giữa các nhân tố với nhau để tạo hiệu quả kinh doanh cao nhất. Kết quả sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào chính sách kinh tế của nhà nước và của địa phương, một chính sách kinh tế không phù hợp sẽ kìm hãm phát triển của ngành, ngược lại một chính sách thích hợp sẽ kích thích sản xuất phát triển (Vũ Văn Hiền, 2017).

Các chủ trương, chính sách đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến, xuất khẩu có tác động trực tiếp và sâu sắc đến ngành chè cụ thể như chính sách ưu tiên phát triển vào tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, kỹ thuật sản xuất. Việc ban hành chủ trương, chính sách kịp thời, đồng bộ sẽ tạo điều kiện thúc đẩy

các hộ nông dân, trang trại và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè nguyên liệu phát triển ổn định và bền vững.

Chính sách đất đai phù hợp, ổn định, bền vững sẽ giúp người sản xuất chè yên tâm sản xuất, đầu tư, góp phần ổn định sản xuất. Chính sách đầu tư, hỗ trợ cho người nông dân, doanh nghiệp cũng góp phần trợ giúp, hỗ trợ các đối tượng sản xuất kinh doanh (Nguyễn Văn Hóa, 2014).

Các chủ trương, chính sách đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến, xuất khẩu có tác động trực tiếp và sâu sắc đến ngành chè cụ thể như chính sách ưu tiên phát triển vào tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, kỹ thuật sản xuất. Việc ban hành chủ trương, chính sách kịp thời, đồng bộ sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các hộ nông dân, trang trại và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè nguyên liệu phát triển ổn định và bền vững.

Các chính sách của Chính phủ tác động trực tiếp tới ngành hàng chè bao gồm chính sách hỗ trợ lãi suất, chính sách tín dụng ưu đãi cho các hộ nông dân, trang trại và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè, chính sách tỷ giá… Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam chịu tác động lớn từ thị trường thế giới về cả đầu vào và đầu ra cho sản xuất thì chính sách của Chính phủ đóng vai trò quan trọng, giúp nâng cao năng lực sản xuất và năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu cho các tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh chè, tạo nền tảng để nâng cao lợi thế cạnh tranh (Thủ tướng chính phủ, 2015).

* Thị trường

- Thị trường tiêu thụ chè

Thị trường có ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển sản xuất chè bền vững. Thị trường tiêu thụ là yếu tố hướng và điều tiết các hoạt động của sản xuất chè, mỗi đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh sẽ dựa vào tình hình cung và cầu trên thị trường (giá đầu vào, giá đầu ra, lợi nhuận…) hay lượng cung trên thị trường như số lượng chè, chất lượng, phẩm cấp của chè để ra quyết định việc

kinh doanh hay là việc thu mua chè nguyên liệu với mức giá phù hợp, việc đưa ra các mức giá khác nhau sẽ làm ảnh hưởng đến việc sản xuất chè bền vững (Kiều Linh, 2015). Khi giá trên thị trường tăng cao đồng nghĩa với việc người dân sẽ chăm sóc, đầu tư về cả mặt kỹ thuật cũng như phân bón đem lại năng suất cao và chất lượng rất tốt, nhưng nếu như giá cả trên thị trường xuống thấp, trong khi đó giá đầu vào như giá phân đạm, giá lân cao người dân sẽ không đầu tư vào diện tích chè đang có dẫn tới năng suất giảm mạnh đồng nghĩa với chất lượng của chè nguyên liệu cũng ảnh hướng lớn. Chính vì vậy, thị trường tiêu thụ cực kỳ quan trọng trong việc phát triển sản xuất chè bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè bền vững trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)