Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè bền vững trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 51 - 53)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

2.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

+ Thông tin thứ cấp được thu thập sử dụng phương pháp kế thừa tài liệu. Các thông tin này được thu thập từ các nguồn thông tin, tư liệu và các báo cáo của các sở, ban, ngành có liên quan đến phát triển bền vững sản xuất chè và các chương trình, dự án về nông nghiệp đã được phê duyệt.

+ Các tài liệu, báo cáo đã công bố của các đơn vị trên địa bàn huyện Thanh Sơn (Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và các phòng, ban, ngành trên địa bàn huyện Thanh Sơn).

+ Niêm giám thống kê, các số liệu, tài liệu, ấn phẩm liên quan đến sản xuất nông nghiệp và cây chè.

+ Các nghiên cứu trước có liên quan, các websites.

2.3.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

* Điều tra, chọn mẫu

- Huyện Thanh Sơn có 23 đơn vị hành chính; Số xã, thị trấn sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP hiện nay 22/23; Nghiên cứu tiến hành thu thập thông qua việc điều tra các hộ trồng chè bằng phiếu điều tra được soạn sẵn. Cụ thể:

* Chọn điểm nghiên cứu:

Huyện Thanh Sơn được chia ra theo 3 vùng với điều kiện kinh tế xã hội đặc thù:

Khu vực có điều kiện thuận lợi cho phát triển cây chè tôi chọn xã Võ Miếu.

Khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, có trồng chè chọn xã Văn Miếu.

Khu vực khó khăn của huyện Thanh Sơn có trồng chè tôi chọn xã Địch Quả.

*. Xác định số mẫu

Để xác định cỡ mẫu, tác giả sử dụng công thức Slovin để xác định số hộ:

2 N n 1 N * e   Trong đó: - n: Số lượng mẫu cần xác định - N: Số đơn vị tổng thể - e: Sai số cho phép (0,09)

Tổng số hộ trồng chè của Thanh Sơn là N = 329 hộ, tính được n = 89,77 hộ, lấy dung lượng mẫu là 120 hộ.

Lấy mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng, mỗi xã chọn 40 hộ trồng chè để điều tra.

- Chọn thêm 7 trang trại trồng chè tại huyện để thực hiện khảo sát.

2.3.1.3. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua đánh giá của các chuyên gia về vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó.

Thực chất đây là phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định một vấn đề, một sự kiện khoa học để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề, sự kiện đó.

Phương pháp chuyên gia rất cần thiết cho người nghiên cứu không chỉ trong quá trình nghiên cứu mà còn cả trong quá trình nghiệm thu, đánh giá kết quả, hoặc thậm chí cả trong quá trình đề xuất giả thuyết nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, củng cố các luận cứ…..

Phương pháp chuyên gia là phương pháp có ý nghĩa kinh tế, nó tiết kiệm về thời gian, sức lực, tài chính để triển khai nghiên cứu. Tuy nhiên nó

chủ yếu dựa trên cơ sở trực cảm hay kinh nghiệm của chuyên gia, vì vậy chỉ nên sử dụng khi các phương pháp không có điều kiện thực hiện, không thể thực hiện được hoặc có thể sử dụng phối hợp với các phương pháp khác.

2.3.1.4. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được sau đó được nhập vào phần mềm Microsoft Office Excel để tổng hợp và xử lý theo phương pháp phân tổ thống kê với hỗ trợ của công cụ phần mềm Excel.

2.3.2. Phương pháp phân tích

2.3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu mô tả lại toàn bộ sự việc, hiện tượng, việc tổng hợp, số hóa, biểu diễn bằng số liệu, thông tin cụ thể, bằng đồ thị… Mô tả dùng để trình bày hiện trạng, thực trạng bức tranh về tình hình sản xuất, đặc điểm các tác nhân, các kênh và chuỗi giá trị bưởi Diễn. Phương pháp này được sử dụng để phân tích thực trạng về sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

2.3.2.2. Phương pháp thống kê so sánh

+ So sánh các số liệu qua các năm. + So sánh qua các giai đoạn khác nhau. + So sánh các đối tượng tương tự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè bền vững trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)