KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè bền vững trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 55)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng phát triển chè của huyện Thanh Sơn

3.1.1. Kết quả sản xuất chè của huyện Thanh Sơn

Do được sự ưu đãi của thiên nhiên, đất đai cùng với các giống chè mới năng suất cao hàng năm được đưa vào trồng dần thay thế các giống chè cũ, cho đến nay, Phú Thọ là tỉnh có diện tích, năng suất và sản lượng chè tươi nằm trong tốp những tỉnh dẫn đầu của cả nước, cây chè thực sự trở thành cây xoá đói giảm nghèo, cây làm giàu cho nhiều hộ dân ở các xã miền núi của tỉnh. Phú Thọ hiện đứng thứ 2 về diện tích, năng suất và sản lượng (sau Thái Nguyên) trong số các tỉnh sản xuất chè của cả nước (28 tỉnh). Tổng diện tích chè toàn tỉnh hiện có 16,5 nghìn ha; diện tích cho sản phẩm 15,68 nghìn ha; ước năng suất 116,7 tạ/ha; sản lượng chè búp tươi 183 nghìn tấn. (Báo cáo tổng kết sản xuất chè tỉnh Phú Thọ, năm 2019)

Thanh Sơn là huyện đứng thứ 3 về diện tích trồng chè của tỉnh Phú Thọ sau huyện Tân Sơn (3.155,2 ha) và huyện Đoan Hùng (2.947,2 ha). Diện tích, năng suất và sản lượng chè của huyện Thanh Sơn được thể hiện tại bảng 3.1

Bảng 3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng chè Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019

TT Nội dung Đơn vị tính Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Huyện Thanh Sơn

- Tổng diện tích Ha 2.479,2 2.481,2 2.481,2 - Diện tích cho sản phẩm Ha 2.213,5 2.260,7 2.273,6 - Năng suất chè búp tươi Tạ/ha 115 115 125 - Sản lượng chè búp tươi Tấn 25.445,2 25.998 28.420 2 Tỉnh Phú Thọ

- Tổng diện tích Ha 16.000 16.011 16.500 - Diện tích cho sản phẩm Ha 15.180 15.671 15.680 - Năng suất chè búp tươi Tạ/ha 103.5 116.7 117 - Sản lượng chè búp tấn 157.216 182.881 183.456

- Tính trong giai đoạn 2017-2019, diện tích chè của huyện Thanh Sơn tăng không đáng kể 1.007%, năng suất chè từ 115,0 tạ/ha (năm 2017) tăng lên 125 tạ búp tươi/ha (năm 2019), tăng 1,09%. Sản lượng chè búp tươi của huyện Thanh Sơn tăng từ 25.445,2 tấn (năm 2017) lên 28.420 tấn năm 2019.

- Xét về diện tích: Thanh Sơn là huyện có diện tích chè lớn thứ 3 trong các huyện của tỉnh Phú Thọ, diện tích chè của huyện năm 2019 là 2.481,2 ha, chiếm 15.03% tổng diện tích chè của Tỉnh. Trong giai đoạn 2017 - 2019 diện tích chè của huyện Thanh Sơn tăng 1.007 %; mức tăng thấp hơn bình quân chung của toàn tỉnh (mức tăng bình quân của toàn Tỉnh là 1.03%). Nguyên nhân làm cho diện tích chè của huyện Thanh Sơn tăng chậm và thấp hơn mức tăng của tỉnh là do quỹ đất để phát triển trồng chè của huyện còn ít; mặt khác theo kết quả rà soát đánh giá và điều tra của huyện, trên địa bàn do diện tích đất đồi hạn chế nên đã có khoảng trên 100 ha chè trồng mới được trồng trên nền đất chuyển đổi từ đất trồng lúa, ao… Một số diện tích đã có thu hoạch, một số diện tích chuyển đổi không thành công do đất ở khu vực trồng chè không có khả năng thoát nước, dẫn đến rễ chè không phát triển và đất tích lũy độc tố gây chết cây; đặc biệt là huyện đã quy hoạch phát triển cây chè đến năm 2020 trong đó đã xác định là không tăng diện tích chè mà cơ bản giữ ổn định diện tích để tập trung đầu tư chuyển đổi giống và thâm canh tăng năng suất và chất lượng chè.

- Về năng suất chè: năng suất chè của huyện tăng nhanh và cao hơn so với bình quân chung của tỉnh, năng suất chè tăng từ 115 tạ/ha (năm 2017) lên 125 tạ/ha (năm 2019), điều này cho thấy việc ứng dụng khoa học kỹ thuật mới trong thâm canh tại huyện Thanh Sơn đã có hiệu quả.

- Về sản lượng: Là huyện có sản lượng chè đứng thứ 3 của tỉnh, sản lượng chè búp tươi năm 2019 đạt 28.420 tấn/năm (chiếm 15.5%) sản lượng chè của toàn tỉnh, trong giai đoạn 2017-2018, sản lượng qua các năm 2017- 2019 tăng, tăng mạnh vào năm 2019, do năng suất năm 2019 tăng.

3.1.2. Thực trạng cơ cấu giống chè

Trước đây giống chè được trồng chủ yếu là chè trung du, được trồng bằng hạt từ những năm 1970, đây là một giống chè đặc trưng của tỉnh Phú Thọ, nó có đặc điểm búp nhỏ nên cho năng suất không cao. Sử dụng các giống mới qua quá trình chọn lọc, lai tạo mang được các đặc tính tốt về khả năng kháng sâu bệnh, chất lượng tốt, cho năng suất cao. Việc đưa các giống mới vào sản xuất sẽ góp phần đa dạng hoác các mặt hàng sản phẩm và nâng cao chất lượng chè, tăng thu nhập. Tuy nhiên cũng cần phải duy trì tỷ lệ hợp lý giữa giống chè mới và giống cũ nhằm đảm bảo tính đa dạng sinh học và tính bền vững trong sản xuất chè búp tươi.

Qua số liệu ở bảng 3.2 cho thấy diện tích chè trung du đã giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2017 là 99 ha thì năm 2019 chỉ còn là 45 ha. Sở dĩ diện tích chè giảm như vậy là do qua nhiều năm trồng chè người dân nhận thấy giống chè trung du cho năng suất kém, lá nhỏ kém hẳn so với các giống chè khác, vì vậy được sự hỗ trợ về kỹ thuật của Phòng Nông nghiệp & PTNT Thanh Sơn nhiều hộ đã đưa các giống chè mới LDP1, LDP2, Kim Tuyên, PH11… vào trồng thay thế chè giống cũ cho năng suất búp tươi khá cao trung bình từ 115 - 195 tạ/ha. Tuy nhiên trong thực tế nhiều hộ trồng chè chưa duy trì tỷ lệ hợp lý giữa giống chè mới và giống cũ do đó tính đa dạng sinh học và tính bền vững trong sản xuất chè búp tươi phần nào bị ảnh hưởng.

Như vậy, việc đưa giống chè cao sản và những giống mới là những yếu tố đảm bảo cho năng suất chè cao và ổn định hơn so với các giống chè trồng bằng hạt. Việc này góp phần nâng cao năng suất sản lượng, chất lượng chè nguyên liệu và qua đó cũng góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập của các hộ trồng chè.

Việc đưa các giống mới vào sản xuất sẽ góp phần đa dạng hoá các mặt hàng sản phẩm và nâng cao chất lượng chè, tăng thu nhập. Tuy nhiên nhiều vùng trồng chè của huyện do người dân quản lý chưa duy trì tỷ lệ hợp lý giữa

giống chè mới và giống cũ nên tính đa dạng sinh học và tính bền vững trong sản xuất chè búp tươi phần nào cũng đã bị ảnh hưởng.

Bảng 3.2. Cơ cấu các giống chè trên địa bàn huyện Thanh Sơn

Năm Tổng DT

Giống trung du

Giống PH1 Giống LDP1 Giống LDP2 Giống PH11 Giống chất

lượng cao Giống khác

DT NS (tạ/ha) DT NS (tạ/ha) DT NS (tạ/ha) DT NS (tạ/ha) DT NS (tạ/ha) DT NS (tạ/ha) DT NS (tạ/ha) 2017 2479 99 71 242 115 919 115 743 195 132 115 149 116 195 115 2018 2481 91 71 250 115 925 115 744 116 132 117 149 116 190 115 2019 2481 45 71 250 118 939 125 776 125 132 118 149 116 190 115

3.1.3. Thực trạng tình hình sử dụng đầu vào trong quá trình sản xuất chè

* Phân bón: Nhìn chung, việc sử dụng phân bón đặc biệt là phân vô cơ vẫn còn cao so với quy định, diện tích chè được bón phân hữu cơ còn thấp làm cho chất lượng chè không đảm bảo. Đây cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất chè của huyện Thanh Sơn.

Để trồng mới được 1 ha chè thì người dân trong 2 năm đầu thời kỳ kiến thiết trung bình mỗi năm người dân phải chi khoảng 56,150 triệu đồng. Ngoài ra sau khi trồng mới, sau thời kỳ kiến thiết cơ bản từ 1-3 năm thì mỗi năm người dân phải chi bình quân là 19,719 triệu đồng/ha. Đây là mức đầu tư lớn đối với người sản xuất.

Bảng 3.3. Chi phí bình quân cho 1ha chè kiến thiết cơ bản và kinh doanh của các hộ điều tra

ĐVT: 1000 đ Thời kỳ Chỉ tiêu ĐVT Đơn Giá KTCB Kinh doanh Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền 1. Giống Bầu cây 0,7 6.000 11.200 2. Phân bón 22.317,5 11.412,5 - Đạm kg 10 900 (năm2+3) 9.000 250 2.500 - Lân kg 2,5 275 (năm2+3) 687,5 575 1.437,5 - Kali kg 12 250 (năm2+3) 3.000 325 3.900 - Phân chuồng kg 0,7 7.500 (năm 1) 5.250 3250 2.275 - Vi sinh kg 2,6 1.500 .3900 500 1.300 3. Công LĐ công 100 120 12.000 20 2.000 4. Thuốc BVTV Lít 300 5 1.500 4 1.200 5. KH TSCĐ 1000đ 1.800 2.606,5 6. CP khác Cp/ha 1.500 2.500 Tổng 56.150 19.719

* Thuốc BVTV: Việc sử dụng thuốc BVTV trên cây chè trong thời gian qua cũng đã có những chuyển biến tích cực, qua điều tra khảo sát cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc BVTV ở các hộ sản xuất đã giảm đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng sử dụng thuốc BVTV không đúng yêu cầu, quá liều do người sản xuất vì lợi ích trước mắt nên đã gây tác động đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của chính người sản xuất và chất lượng chè nguyên liệu. Theo số liệu điều tra cho thấy chỉ có khoảng từ 30-45% tỷ lệ diện tích đất chè được bón phân hữu cơ, phân hữu cơ được sử dụng phổ biến là phân chuồng được bón từ 2-4 năm một lần. Việc sử dụng phân hữu cơ là việc làm tích cực cần được triển khai rộng và thường xuyên, tuy nhiên vài năm gần đây do chăn nuôi ít phát triển, giá phân hữu cơ đắt đã gây ra tình trạng thiếu hụt lượng phân hữu cơ cho diện tích chè trên địa bàn huyện.

Bảng 3.4. Số lần phun thuốc bảo vệ thực vật trên cây chè

Nơi phỏng vấn

Số lần phun thuốc

trung bình (lần/năm)

Tỷ lệ người được hỏi thực hiện (%)

< 11 lần 11- 15 lần 16- 20 lần >20lần

Xã Địch quả 13,6 33,4 30,3 17,6 19,7 Xã Văn Miếu 14,2 21,7 28,4 30,3 19,6

Xã Võ Miếu 16,7 5,7 22,9 60,0 11,5

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2019)

Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo số liệu điều tra còn khá phổ biến và chiếm tỷ lệ cao. Có gần tới 100% số hộ dân được điều tra trên địa bàn 3 xã cho biết hàng năm phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng tránh các loại sâu bệnh hại chè, các loại sâu bệnh chính là rệp trắng gây soăn lá, sâu đục thân… Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân còn hạn chế, chưa đúng cách, số lần phun thuốc một năm vào

khoảng từ 13 đến 16 lần cao hơn so với quy định. Các loại thuốc bảo vệ thực vật thường được dùng như shecpar, abatimec, conphai, fastac, ortus, actara, admire. Đây đều là các loại thuốc thuộc nhóm thuốc hóa học (Nguyễn Văn Toàn, 2007). Khi phun thuốc BVTV, người trồng chè thường kết hợp với phân qua lá và sử dụng lượng nước rất thấp, trung bình khoảng 250-300 lít/ha. Với lượng nước phun như vậy không đảm bảo hiệu quả trừ diệt dịch hại. Khi diện tích chè bị sâu hại người nông dân chỉ đến các đại lý bán thuốc bảo vệ thực vật hỏi và mua thuốc về phun dẫn tới hiệu quả không cao, đa phần người dân chỉ phun thuốc trị bệnh khi phát hiện bệnh quá nặng chứ không phun thuốc phòng bệnh cho cây chè, bón phân chưa hợp lý, không đúng kỹ thuật. Do đó đã làm ảnh hưởng xấu tới cây chè cũng như chất đất, loại bỏ trồng các loại cây bóng mát, che phủ trên diện tích trồng chè đã làm thoái hóa đất, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Hàng năm, trạm khuyến nông huyện cũng đã mở lớp tập huấn về sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng thuốc, đúng nồng độ, liều lượng, đúng kỹ thuật). Hướng dẫn biện pháp, quy trình chăm sóc cụ thể như kỹ thuật bón phân, phun thuốc, điều trị bệnh hại cho cây chè, tăng cường bón phân hữu cơ, hạn chế bón phân vô cơ, hạn chế phun thuốc hóa học, tận dụng các nguồn phụ phẩm từ các nông vụ như cây ngô, lá mía, vỏ trấu… ủ mục làm nguồn phân hữu cơ phục vụ cho bón phân hàng năm.

3.1.4. Thực trạng việc áp dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật sản xuất chè

Được sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách cho việc đầu tư công phát triển cơ sở hạ tầng như đường giao thông, công trình thủy lợi đã được quan tâm đúng mức, liên tục tăng qua các năm từ đó được coi như là một trong các yếu tố quan trọng góp phần làm cho kết quả sản xuất chè ngày càng cao. Tuy nhiên vấn đề vốn tích lũy trong hộ chưa được quan tâm cũng như còn hạn chế đã

ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất chè, thiết bị còn thô sơ lạc hậu, chưa đảm bảo với yêu cầu phát triển sản xuất chè.

Tập quán canh tác truyền thống, kinh nghiệm lâu năm của người sản xuất mà việc áp dụng các khoa học kỹ thuật cũng như lựa chọn giống mới để đưa vào sản xuất chưa kịp thời cũng như việc đón nhận chưa cao. Giống chè chủ yếu được người dân tự chọn lựa đem vào gieo trồng, việc không thích hợp với chất đất dẫn đến năng suất, chất lượng không cao, trong khi đó các giống mới được đưa vào áp dụng tuy nhiên diện tích lại không nhiều đồng thời là giống mới nên chưa có thời gian kịp để thay thế giống cũ.

Đối với việc sử dụng phân bón vô cơ quá nhiều đã gây ra tình trạng lãng phí, giảm khả năng sử dụng đất trong tương lai, việc sử dụng phân hữu cơ sẽ làm tăng khả năng sử dụng đất, tuy nhiên do giá thành đắt, vận chuyển không được thuận lợi giống như phân vô cơ, chính vì thế các hộ dân rất ít sử dụng phân hữu cơ, bên cạnh đó vấn đề khuyến nông, chưa được quan tâm, công tác tổ chức tập huấn cho người sản xuất chưa được phổ biến thường xuyên.

Về chăm sóc diện tích chè nguyên liệu còn dựa chủ yếu vào kinh nghiệm của người dân qua nhiều năm, các biện pháp kỹ thuật chưa được áp dụng rộng rãi trong các hộ sản xuất, bên cạnh đó việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa đúng kỹ thuật, phương pháp. Công tác thu hoạch chè nguyên liệu chỉ tập trung vào các tháng giữa năm, dẫn tới việc sau khi đốn chè vào tháng 12 hàng năm lại có một lượng lao động lớn dư thừa. Việc thu hoạch hiện nay chủ yếu bằng máy hái chè, chính vì vậy việc lựa chọn các loại chè không nhiều trong hộ sản xuất, thay vào đó là hái đồng loạt khi chè đạt loại 2 hoặc loại 3 nên chất lượng chè nguyên liệu không cao.

Trong 4 năm từ 2016 - 2019 huyện Thanh Sơn đã thực hiện trồng mới, trồng lại gần 200 ha, chiếm tỷ khoảng 8%. Đã ứng dụng các biện pháp kỹ thuật

trong sản xuất chè như: Thiết kế đồi chè chống xói mòn; trồng cây che bóng, bón phân cân đối, quản lý dịch hại tổng hợp IPM, mở rộng diện tích sản xuất chè theo quy trình an toàn đạt 969 ha; đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa khâu đốn, hái, phun thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên việc hái chè bằng máy trong thực tế còn nhiều bất cập dẫn đến không đảm bảo đúng yêu cầu của các công ty chè.

Việc áp dụng quy trình kỹ thuật (bón phân, trồng cây che bóng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đốn, hái, …) còn nhiều bất cập dẫn đến năng suất, chất lượng chè vùng người dân canh tác còn thấp, việc sử dụng máy hái chè không đúng kỹ thuật ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển bền vững của cây chè.

Áp dụng kỹ thuật trồng, tăng mật độ cây trồng trên một đơn vị diện tích, cho phép đạt năng suất cao, rút ngắn chu kỳ kinh tế, đưa lại hiệu quả lớn: Nơi có độ dốc 150 hàng cách hàng 1,4 - 1,5m, cây cách cây 0,4 - 0,5m; nơi có độ dốc > 150 hàng cách hàng 1,2 - 1,3m, cây cách cây 0,3 - 0,4m từ đó hình thành các vùng sản xuất chè tập trung với sản lượng và năng suất ổn định được áp dụng trồng ở các vùng chuyên canh chè như Võ Miếu... Sử dụng các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè bền vững trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)