Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè bền vững trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 46 - 50)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Vị trí địa lý

Theo nghị định số 61/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính Phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn để thành lập huyện Tân việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn để thành lập huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, nên huyện Thanh Sơn có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Tam Nông và Yên Lập tỉnh Phú Thọ. - Phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình.

- Phía Tây giáp huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ.

- Phía Đông giáp huyện Thanh Thuỷ tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình

2.1.2. Khí hậu và thủy văn

Do địa hình chi phối, khí hậu của huyện Thanh Sơn có những đặc trưng của khí hậu miền núi phía Bắc: Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh, cuối đông ẩm ướt và mưa phùn, nhiệt độ thấp và nhiệt độ trung bình năm là 20 - 210C. Số giờ nắng bình quân các năm là 1453 giờ, lượng mưa trung bình năm dao động từ 1850 - 1950mm/năm, độ ẩm không khí trung bình qua các năm là 86,8%, tốc độ gió trung bình 1,8m/s, hướng gió chính: Đông, Đông Nam và Tây Nam.

Một số hiện tượng bất thường về thời tiết như quá lạnh về mùa Đông, thậm chí có băng giá và sương muối, ngược lại mùa hè nhiệt độ lại quá cao, khô nóng, hạn hán và thậm chí còn có gió Phơn Tây Nam (gió Lào); gió bão thường xảy ra quanh năm tuy sức gió không lớn nhưng hay xảy ra hiện tượng lốc xoáy kèm theo mưa rất to và mưa đá,... gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.

Thanh Sơn có hàng trăm con suối lớn nhỏ đều tập trung đổ về Sông Bứa, các dòng suối lớn nhỏ có lượng nước lớn tập trung chính vào mùa hè, địa hình dốc nên thường có hiện tượng mưa lũ lớn gây sói mòn, rửa trôi đất, lụt lội cho

một số vùng, phá huỷ các tuyến đường, chia cắt hệ thống giao thông liên xã và liên huyện.

2.1.3. Tài nguyên đất đai

Theo số thống kê đất đai năm 2015, tổng diện tích tự nhiên huyện Thanh Sơn là 62.110,40 ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp 56625.02 ha, chiếm 91,22% diện tích đất tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp 5156.40 ha, chiếm 8,25% diện tích đất tự nhiên. - Đất chưa sử dụng 328.97 ha, chiếm 0,53% diện tích đất tự nhiên.

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 TỔNG CỘNG ha 62110.40 62110.40 62110.40

I Đất nông lâm nghiệp ha 56657.10 56639.98 56625.02 1 Đất SX nông nghiệp ha 12929.14 12922.79 12912.82

- Đất trồng cây hàng năm ha 1864.77 6400.36 6389.02

- Đất cây lâu năm, cây CN ha 6525.48 6522.43 6523.80

2 Đất Lâm nghiệp ha 43122.28 43105.42 43095.94 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản ha 595.79 594.75 594.53 4 Đất Nông nghiệp khác ha 9.89 17.02 21.73

I Đất phi nông nghiệp ha 5124.25 5141.37 5156.40

1 Đất ở ha 1054.57 1056.36 1063.90

- Đất ở nông thôn ha 930.44 931.29 937.41 - Đất ở thành thị ha 124.13 125.07 126.49 2 Đất chuyên dùng ha 2463.02 2478.43 1155.87

II Đất chưa sử dụng ha 329.05 329.05 328.97

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Sơn năm 2017- 2019) Thanh Sơn có tới 80% diện tích là đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét có độ phì tự nhiên khá và rất thích hợp đối với các loại cây lâu năm và cây lâm nghiệp. Ngoài ra, huyện còn có một phần diện tích đất dốc tụ và phù sa thích hợp với cây hàng năm.

Quỹ đất hiện có của huyện Thanh Sơn khá thuận lợi cho việc Quy hoạch các cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, phát triển các khu du lịch sinh thái, các trung tâm thương mại dịch vụ, phát triển các đô thị trung tâm huyện lỵ, các thị trấn, thị tứ và các trung tâm cụm xã, trung tâm xã.

2.1.2. Dân số và nguồn lao động

Theo niên giám thống kê huyện Thanh Sơn năm 2019 dân số trung bình toàn huyện là 136.279 người, tăng 13.109 người so với năm 2017. Dân số khu vực nông thôn chiếm 88,4%, dân số khu vực thành thị chiếm 11,59%.

Tổng số lao động nông nghiệp theo niêm giám thống kê huyện Thanh Sơn năm 2018 là 49.256 người chiếm 72,10%.

Bảng 2.2. Dân số và lao động huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1. Tổng nhân khẩu Khẩu 123.170 124.605 136.279 - Nhân khẩu nông thôn Khẩu 108.612 109.909 120.478 - Nhân khẩu khu vực thành thị Khẩu 14.558 14.696 15.801

2. Tổng số hộ Hộ 32.453 33.195 11.435 - Hộ nông nghiệp Hộ 24.200 24.310 113.25 - Hộ phi nông nghiệp Hộ 8.253 8.885 134.34

3. Tổng số lao động Người 67.921 68.309 - Lao động nông nghiệp Người 49.175 49.256

- Lao động phi nông nghiệp Người 18.746 19.053

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Sơn năm 2017- 2019)

2.1.3. Cơ cấu kinh tế

Tổng sản phẩm toàn huyện Thanh Sơn theo niên giám thống kê 2019 đạt 1.873,9 tỷ đồng tăng 1,2 lần so với năm 2017. Trong đó Nông lâm nghiệp - thủy sản chiếm 39,7%; công nghiệp và xây dựng chiếm 19,7%; thương mại và dịch vụ chiếm 40,6%.

Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019

TT Ngành kinh tế ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

I Tổng SP theo giá hiện hành Tỷ đồng 1.561,7 1.708,4 1.873,9 1 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản Tỷ đồng 683,6 720,7 730,8 2 Công nghiệp và xây dựng Tỷ đồng 317,8 337,8 408,4 3 Thương mại và dịch vụ Tỷ đồng 560,3 650 630,1

II Cơ cấu kinh tế %

1 Nông lâm nghiệp - thuỷ sản % 40,2 40,96 39,7 2 Công nghiệp và xây dựng % 23,6 19,59 19,7 3 Thương mại và dịch vụ % 36,2 39,45 40,6

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thanh Sơn)

2.1.4. Thực trạng ngành nông nghiệp huyện Thanh Sơn

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Thanh Sơn năm 2019 đạt 1.267,4 tỷ đồng, trong đó nông nghiệp chiếm 81,9%, lâm nghiệp chiếm 15,1%, thủy sản là 2,5%.

Bảng 2.4. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu trên địa bàn huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

- Thu nhập bình quân đầu người Tr.đồng 19,5 21 24,5 - Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp,

thủy sản (theo giá so sánh năm 2010) Tỷ đồng 683,6 720,7 754,2 - Giá trị sản xuất công nghiệp -

TTCN (theo giá so sánh năm 2010) Tỷ đồng 317,8 337,8 375,4

- Giá trị sản xuất/1ha đất trồng trọt

(theo giá hiện hành) Tr.đồng 97,2 98 100

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Tỷ đồng 87.7 108.677 118.550 - Sản lượng lương thực có hạt Tấn 50.23,9 49.896 47.124,1 - Sản lượng thịt hơi xuất chuồng Tấn 11.161 12.199 14.128 - Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về xây

dựng nông thôn mới (tính lũy kế) Xã 02 02 03 - Số lao động có việc làm mới trong năm Người 90% 91% 92,3%

- Lao động nông nghiệp Người 35,5%

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo: % 2,43% 2,48% 2,81%

- Cán bộ y tế/1000 dân Người 01 01 01

- Giảm tỷ suất sinh thô % 0,1% 0,01% 0,03%

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017- 2019)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất chè bền vững trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)