Phân tích bối cảnh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Thành An 665

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của công ty cổ phần đầu tư và xây lắp thành an 665 (Trang 57 - 66)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chiến lƣợc phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây lắp

3.3.1 Phân tích bối cảnh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Thành An 665

3.3.1.1 Phân tích môi trường bên ngoài 3.3.1.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô:

Môi trƣờng chính trị

Môi trƣờng chính trị ổn định, các chính sách của Chính phủ ngày càng hoàn thiện tạo hành lang pháp lý rõ ràng hơn để các DN chủ động hoạt động, tạo động lực mạnh mẽ để phát triển kinh doanh.

Luật DN đang đƣợc sửa đổi theo hƣớng DN có quyền tự chủ hơn trƣớc. Môi trƣờng hoạt động của DN ngày càng đƣợc thông thoáng và tạo điều kiện hơn thể hiện qua chính sách thuế mới, giảm thuế đối với các DN và thủ tục thuận lợi hơn.

Ban chấp hành Trung ƣơng ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 về chủ trƣơng giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nƣớc, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.

chính sách về đấu thầu sử dụng vốn Nhà nƣớc, đảm bảo tốt sự cạnh tranh và minh bạch trong đấu thầu.

Trong giai đoạn từ 2016 – 2020 dự kiến ngân sách nhà nƣớc chi cho đầu tƣ phát triển (trong đó có xây dựng cơ bản) chiếm khoảng 25% tổng chi Ngân sách nhà nƣớc, do vậy nguồn lực từ ngân sách nhà nƣớc cho xây dựng cơ bản không biến động nhiều so với giai đoạn trƣớc

Môi trƣờng kinh tế:

Tăng trƣởng kinh tế tăng cao trong bối cảnh các biến số phản ánh ổn định kinh tế đƣợc cải thiện.

Thứ nhất, về tỉ lệ lạm phát. Trong những năm gần đây, tỉ lệ lạm phát có xu hƣớng giảm rõ rệt, năm 2017 là dƣới 5% (thấp hơn tỉ lệ lạm phát trung bình giai đoạn 2011-2017 là 6,5%).

Thứ hai, về tỉ lệ nợ công GDP. Từ 63,6% năm 2016, tỉ lệ nợ công GDP năm nay đã giảm xuống còn 62%. Tốc độ tăng nợ công cũng đang có xu hƣớng giảm dần; giai đoạn 2011-2015, tăng trƣởng nợ công trung bình đạt 18,4%, năm 2016 tăng 15% và năm 2017 là 9%. Cùng với đó, bội chi ngân sách đang giảm, tỉ lệ chi thƣờng xuyên trong chi ngân sách đã giảm xuống còn 64,9% năm nay và dự kiến là 64% vào năm 2018.

Thứ ba, cán cân thƣơng mại cải thiện từ nhập siêu năm 2015 (3,2 tỷ USD), năm 2016 xuất siêu 2,68 tỷ USD và khả năng năm 2017 đạt thặng dƣ cán cân thƣơng mại.

Nhƣ vậy, tăng trƣởng kinh tế đang tăng tốc trên nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc hơn. Tuy nhiên, nếu nhìn vào mức độ, tăng trƣởng kinh tế còn thấp hơn so với những năm trƣớc 2008, tỷ lệ nợ công cao, bội chi ngân sách còn lớn cho dù xu hƣớng đang dần cải thiện. Điều này phản ánh nhiều chính sách kinh tế vĩ mô đang đi đúng hƣớng nhƣng tốc độ thẩm thấu các chính sách tốt vào cuộc sống còn chậm.

Riêng với sự phát triển của các ngành, dịch vụ đang chiếm vai trò quan trọng trong tăng trƣởng của nền kinh tế. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng ngành dịch vụ ở mức cao, cao hơn so với tăng trƣởng sản lƣợng ngành công nghiệp và xây dựng và ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Ngoài ra, đóng góp cho tăng trƣởng của khu vực dịch vụ vào tăng trƣởng cũng đạt mức cao nhất.

Năm 2017, tốc độ tăng trƣởng kinh tế ở mức cao và nền tảng kinh tế vĩ mô dần đƣợc cải thiện sẽ là cơ sở để duy trì tốc độ tăng trƣởng cho năm 2018.

Bên cạnh diễn biến tích cực của các chỉ số kinh tế nhƣ bội chi ngân sách, nợ công, cán cân thƣơng mại, tỷ lệ lạm phát... nền kinh tế đã có những cải thiện trong hiệu quả đầu tƣ và năng lực cạnh tranh. Hệ số ICOR năm 2017 đạt 4,93, thấp hơn so với năm 2016 là 5,15. Mặc dù có thể biến động lên xuống do nhiều yếu tố tác động, nhƣng rõ ràng đƣờng xu hƣớng ICOR giảm xuống. Điều này phản ánh hiệu quả đầu tƣ của nền kinh tế đang dần đƣợc cải thiện.

Môi trƣờng văn hóa – xã hội, dân số

Đi kèm với tăng trƣởng kinh tế là đời sống ngƣời dân cũng không ngừng đƣợc cải thiện.

Chúng ta cũng đang có quy mô dân số lớn và mật độ dân số cao, nhƣng vẫn duy trì đƣợc tốc độ tăng chậm (giai đoạn 2009 - 2019, bình quân hằng năm tăng khoảng 1%). Năm 2017, nƣớc ta có khoảng trên 93 triệu dân và tiếp tục tăng chậm lên đến khoảng 110 triệu vào giữa thế kỷ XXI

Môi trƣờng Khoa học Công nghệ

Vấn đề áp dụng Khoa học công nghệ trong từng lĩnh vực cũng ngày càng đƣợc quan tâm chú trọng, đối với ngành xây dựng thể hiện ở Quyết định 527 QĐ- BXD năm 2013 Chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ ngành Xây dựng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Bộ Xây dựng ban hành.

Cách mạng công nghiệp 4.0 là một bƣớc đột phá mạnh mẽ trong vệc ứng dụng khoa học công nghệ trên mọi mặt cuộc sống trong đó có lĩnh vực xây dựng Chính vì vậy, nếu Công ty có phƣơng án đầu tƣ bài bản, tận dụng cơ hội đi đầu trong đổi mới công nghệ thi công và sản xuất vật liệu xây dựng thì sẽ chiếm lợi thế hơn trong việc nâng cao chất lƣợng, năng suất, đảm bảo hạ thấp giá thành và tiến độ thực hiện.

Vấn đề môi trƣờng

càng phải tuân thủ chính sách về môi trƣờng khi hội nhập quốc tế và thực hiện cam kết đối với các nhà tài trợ

Môi trƣờng toàn cầu

Việt Nam đã gia nhập WTO, CPTPP đây là điều kiện để các DN nƣớc ngoài (bao gồm DN xây dựng) ngày càng thâm nhập sâu vào thị trƣờng Việt Nam. Thông qua việc tiếp cận các nguồn vốn ODA cho đầu tƣ, phát triển, các DN nƣớc ngoài với công nghệ tiên tiến và tiềm lực tài chính mạnh hoàn toàn có thể trúng thầu các công trình nguồn điện, các công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông. Do đó việc cạnh tranh với các Nhà thầu nƣớc ngoài ngày càng rõ nét, công ty cần phải sớm tiếp cận và hình thành tƣ duy cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập

3.3.1.1.2 Phân tích môi trường vi mô

Kinh tế Việt Nam 2017 đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực, hỗ trợ cho ngành xây dựng tiếp tục tăng trƣởng. Ngành xây dựng là ngành có tốc độ tăng trƣởng hàng đầu trong 10 năm qua. Nhiều công ty xây dựng thành lập mới do sự hấp dẫn của ngành. Doanh thu ngành xây dựng tăng trƣởng liên tục trong 2007 từ mức 1,2 tỉ USD lên 12,8 tỉ USD năm 2017. Hiện nay kỹ thuật xây dựng của nhiều doanh nghiệp Việt Nam rất cao, song mảng vật liệu xây dựng lại đang bỏ ngỏ.

Phân tích môi trƣờng cạnh tranh ngành

Để có cái nhìn tổng quan về vấn đề này, tác giả vận dụng mô hình 5 thế lực cạnh tranh của M.Porter để phân tích cụ thể các thế lực cạnh tranh mà Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây lắp Thành An 665 gặp phải trong ngành. Cụ thể:

 Đối thủ cạnh tranh tiềm năng:

Tại Việt Nam hiện nay số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản ngày càng gia tăng. Các doanh nghiệp này luôn tích cực tiếp cận các công nghệ mới, tích cực tối thiểu hóa chi phí nhằm gia tăng áp lực cạnh tranh về giá cả. Bên cạnh đó các doanh nghiệp nhà nƣớc sau khi cổ phần hóa đã ngay lập tức cơ cấu lại bộ máy tổ chức, nhân sự, tiếp cận công nghệ mới, kỹ thuật cao tiên tiến trên thế giới.

Việt Nam đã tiến hành gia nhập WTO đồng nghĩa với việc chúng ta phải mở rộng cửa đón các doanh nghiệp nƣớc ngoài hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tham

gia vào thị trƣờng Việt Nam. Những doanh nghiệp này lại luôn nắm trong tay lợi thế về khoa học công nghệ, kỹ thuật mới tạo nên sức ép không nhỏ cho doanh nghiệp trong nƣớc.

 Sức ép của nhà cung cấp:

Do các công trình của Công ty nằm rải rác trên toàn quốc, đòi hỏi tại mỗi địa điểm thi công phải tìm kiếm đƣợc một nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào đảm bảo đúng chất lƣợng, tiêu chuẩn kỹ thuật cũng nhƣ giá thành hợp lý.

Đối với các công trình giao thông, công trình công cộng, nguồn kinh phí đến chủ yếu từ Ngân sách nhà nƣớc, nguồn vốn vay quốc tế thông qua các tổ chức tín dụng, ngân hàng,… Với sự thắt chặt về tín dụng đòi hỏi sự minh bạch trong quản lý và hiệu quả công việc, đồng thời cũng gia tăng những áp lực không nhỏ trong việc hoàn thiện giấy tờ, thủ tục để xin cấp vốn.

 Sức ép của ngƣời mua

Trong thời đại công nghệ số, ngƣời mua có thể dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu đƣa ra các so sánh giữa các nhà cung cấp. Đặc biệt đối với lĩnh vực xây dựng, sự nhạy cảm về giá, chất lƣợng dịch vụ là rất lớn.

 Sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế:

Mặc dù là lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, song các công trình xây dựng đặc biệt là công trình giao thông đƣờng bộ cũng luôn phải đối mặt với những sức ép từ các kênh đầu tƣ khác nhƣ: giao thông đƣờng thủy, đƣờng hàng không,…

 Cạnh tranh trong nội bộ ngành

Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây lắp Thành An 665 với đặc thù là một đơn vị quân đội hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trực thuộc Bộ Quốc phòng, do đó Công ty có đƣợc những lợi thế về uy tín, cũng nhƣ việc tiếp cận các công trình xây dựng do các đơn vị trong quân đội làm chủ đầu tƣ, tuy nhiên thực tế ngay trong Bộ Quốc phòng cũng đã có nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, mạnh mẽ nhƣ Tổng công ty 36, Tổng công ty Trƣờng Sơn,…

Với số lƣợng gia tăng không ngừng các doanh nghiệp cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh không chỉ về số lƣợng mà còn về chất lƣợng dịch vụ, tuy nhiên với lợi thế là đơn vị đã hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực xây dựng, cùng với việc duy trì mối quan hệ lâu năm với các chủ đầu tƣ cũ, các Bộ ngành, đặc biệt là các địa phƣơng, Công ty đã có một chỗ đứng cũng nhƣ một vị thế cạnh tranh nhất định.

3.3.1.2 Phân tích các yếu tố bên trong

 Nguồn nhân lực

Công ty luôn chú trọng đầu tƣ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm thiểu chi phí để tối đa hóa lợi nhuận, do vậy số lƣợng nhân sự trong bộ phận gián tiếp luôn đƣợc cơ cấu gọn nhẹ, chú trọng đến chất lƣợng công việc.

Năm 2017 số lƣợng nhân sự khối gián tiếp: 182 ngƣời/tổng số lao động là

1.365 ngƣời, đƣợc tác giả phân loại dựa theo số liệu tổng hợp từ Phòng Tổ chức –

Hành chính, cụ thể:

Bảng 3.1 Cơ cấu nguồn nhân lực gián tiếp tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây lắp Thành An 665

Phân loại theo cấp bậc Phân loại theo trình độ chuyên môn

Phân loại theo tuổi đời

Tiêu chí Số lƣợng (ngƣời) Tiêu chí Số lƣợng (ngƣời) Tiêu chí Số lƣợng (ngƣời)

Sỹ quan 4 Đại học 109 Trên 45

tuổi 45 Quân nhân chuyên nghiệp 6 Cao đẳng 16 Từ 30 đến 45 tuổi 87 Công nhân quốc phòng 1 Trung cấp 20 Dƣới 30 tuổi 50 Hợp đồng lao động dài hạn 171 Thợ các loại 37 (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Nhƣ vậy Công ty có đƣợc lợi thế về đội ngũ cán bộ đã qua đào tạo chính quy, có năng lực nghiệp vụ, nhƣ cán bộ có trình độ đại học đạt 109 182 ngƣời, trình độ cao đẳng, trung cấp là 36 ngƣời,…

Cán bộ quản lý đƣợc đào tạo chuyên môn tốt, với trình độ và kinh nghiệp quản lý ngày càng đƣợc nâng cao, có tầm nhìn chiến lƣợc đối với sự phát triển của toàn công ty. Bên cạnh đó công ty cũng luôn quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, ngƣời lao động, nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn lao động, tăng năng suất lao động.

Cơ cấu lao động theo độ tuổi đƣợc phân bố tƣơng đối đồng đều, Đội ngũ lao động trẻ (dƣới 30 tuổi) đạt 27%, tập trung chủ yếu vào số lƣợng lao động vừa có kinh nghiệm, vừa năng động (tuổi đời từ 30 đến 45 tuổi) chiếm tỷ lệ 47,8%, số lƣợng lao động nhiều kinh nghiệm (trên 45 tuổi) chiếm 24,7%. Với cơ cấu lao động nhƣ vậy công ty luôn đảm bảo đƣợc việc kết hợp giữa sức trẻ và kinh nghiệm nhằm gia tăng nhiều nhất chất lƣợng công việc. Ngoài ra công tác bồi dƣỡng nguồn nhân lực trẻ cũng luôn đƣợc chú trọng thể hiện ở số lƣợng lao động bổ sung cũng nhƣ các thực tập viên gia tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng

Nguồn lực về vốn, cơ sở vật chất và năng lực công nghệ

Để có cái nhìn tổng quan về nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, tác giả đã tiến hành tổng hợp số liệu từ Báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán độc lập của Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây lắp Thành An 665 năm 2014, 2015, 2016 và báo cáo tài chính công ty tự lập 2017, cụ thể:

Bảng 3.2 Thống kê các chỉ tiêu tài chính từ 2014 -2017 tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây lắp Thành An 665 ĐVT: triệu đồng STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 1 Tổng tài sản 274.838 400.020 393.587 400.305 2 Tài sản ngắn hạn 252.002 371.635 370.495 371.852 3 Tài sản dài hạn 22.836 28.385 23.092 28.453 4 Vốn chủ sở hữu 20.230 24.608 32.790 33.892 5 Nợ phải trả 254.608 375.412 360.797 366.413 6 Vốn điều lệ 18.474 23.000 23.000 23.000

Qua từng năm công ty đã chú trọng đến việc gia tăng nguồn lực về vốn, nhƣ tăng vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ, nguồn lực về tài sản cơ sở vật chất đƣợc giữ ở mức tƣơng đối ổn định, trong năm 2017, công ty đã tiến hành tập trung trong công tác giải quyết và thu hồi công nợ tồn đọng.

- Năng lực công nghệ:

Nhằm nâng cao năng suất lao động cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm, công ty đã tiến hành đầu tƣ, trang bị nhiều loại máy móc, thiết bị công nghệ từ các nƣớc nhƣ Đức, Nhật Bản, đảm bảo chất lƣợng và độ chính xác cao, tuy nhiên có một số hạn chế do nhiều máy móc đã có thời gian sử dụng dài, đòi hỏi việc bảo trì, bảo dƣỡng thƣờng xuyên.

Tác giả đã tiến hành tổng hợp theo số liệu cung cấp từ Ban Thiết bị xe máy về số lƣợng máy móc thiết bị hiện có theo bảng sau

Bảng 3.3 Danh mục máy móc, thiết bị tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây lắp Thành An 665 STT Tên, chủng loại ĐVT Số lƣợng Năm sản xuất I Ô tô chuyên dùng

Xe trộn bê tông HUYNDAI Cái 2 1996

Xe trộn bê tông HUYNDAI Cái 2 2010

Xe bơm bê tông KYOKUTO Cái 1 2002

II Thiết bị làm đất

Máy lu rung YZ.14JC Cái 1 1998

Máy lu rung VIBROMAX Cái 1 2002

Máy san gạt Mitsubishi – MG330 Cái 1 1998

Máy san gạt Mitsubishi – MG330 -3G Cái 1 2002

Máy ủi KOMATSU D65E Cái 1 1998

Máy ủi KOMATSU D61 Cái 1 2002

Máy xúc đào SIMUTOMO SH200 Cái 1 1998

Máy xúc đào SIMUTOMO SH200 – 3G Cái 1 2002

Máy xúc đào HITACHI EX 160 Cái 1 1998

Máy xúc đào HITACHI ZX330 Cái 1 2010

Máy đầm đất Mikasa Cái 2 2010

III Thiết bị làm bê tông

Trạm bê tông thƣơng phẩm Trạm 1 1996

IV Thiết bị nâng hạ

Cẩu tháp F023B Cẩu 1 1988

Vận thăng lồng S100(5-23) VT 1 2005

Vận thăng lồng S100(5-24) VT 1 2005

V Thiết bị đo kiểm

Máy thúy chuẩn (Đức) Máy 1 2000

Máy kinh vĩ (Đức) Máy 1 2004

Máy thủy cân bằng (LX) Máy 1 1982

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của công ty cổ phần đầu tư và xây lắp thành an 665 (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)