Thu thập dữ liệu, thông tin là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu các sự vật, hiện tƣợng. Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu lại thƣờng tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí, do đó cần phải nắm chắc các phƣơng pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra các giải pháp thích hợp với hiện tƣợng, làm cơ sở để lập kế hoạch thu thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm đạt đƣợc kết quả cao nhất.
2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp có nguồn gốc từ những dữ liệu sơ cấp đã đƣợc phân tích, giải thích và thảo luận, là nguồn dữ liệu đã đƣợc thu thập và xử lý cho mục tiêu nào đó, đƣợc các nhà nghiên cứu sử dụng lại cho việc nghiên cứu của mình. Cụ thể trong đề tài luận văn tác giả sẽ lấy dữ liệu thứ cấp trực tiếp từ nguồn tài liệu của phòng Hành chính nhân sự, phòng Kế toán của Công ty cổ phần ứng dựng công nghệ và CNC Việt Nam, bao gồm các tài liệu văn bản nhƣ: Báo cáo nhân sự, báo cáo kết quả kinh doanh, các bài viết trên các tạp chí, báo, trang web…Ngoài ra tác giả còn sử dụng phƣơng pháp quan sát nơi làm việc tại Công ty.
2.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Là những dữ liệu mà nhà nghiên cứu thu thập trực tiếp tại nguồn dữ liệu và xử lý nó để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Cụ thể trong bài luận văn, dữ liệu sơ cấp sẽ đƣợc tác giả thu thập dựa trên các kết quả của các cuộc phỏng vấn, điều tra, khảo sát tại Công ty. Các phiếu điều tra thu về sau khi loại bỏ đi những phiếu không đạt yêu cầu và sẽ đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp thống kê toán.
Dựa trên mẫu điều tra, tác giả thu thập số liệu cụ thể nhƣ sau:
- Bƣớc 1: Xây dựng bảng hỏi/ phỏng vấn hoàn chỉnh (phụ lục 01, 02) - Bƣớc 2: Tác giả gặp trực tiếp các cán bộ quản lý, nhân viên trong công ty. Thời gian tiến hành điều tra diễn ra trong 1 tháng; Địa điểm tiến hành điều tra, phỏng vấn: Tại trụ sở làm việc của Công ty cổ phần ứng dụng công nghệ và CNC Việt Nam, Cụm Công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm, Hà Nội
- Bƣớc 3: Nhận lại bảng hỏi đã đƣợc trả lời
- Bƣớc 4: Xử lý số lƣợng và quy cách hợp lệ của bảng hỏi - Bƣớc 5: Tổng hợp số liệu từ bảng hỏi
2.3. Phƣơng pháp xử lý, phân tích số liệu