Giải pháp về sử dụng tài sản dài hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại tập đoàn viễn thông quân đội viettel (Trang 88 - 91)

3.1.1 .Lịch sử hình thành và pháttriển

4.2.3. Giải pháp về sử dụng tài sản dài hạn

Để tài sản dài hạn hoạt động hiệu quả và linh hoạt cần có những giải pháp phù hợp:

Tập đoàn cầnđánh giá tần suất sử dụng thiết bị. Đối với thiết bị có tần suất sử dụng nhiều và có thể di chuyển được cầnưu tiên đầu tư đổi mới và có chính sách bảo trì, bảo dưỡng vào những thời gian phù hợp.

Cần nghiên cứu và xây dựng các phương án thuê tài chính, thuê hoạt động đối với những máy móc thiết bị mà phương ánđi thuê mang lại hiệu quả cao hơn. Ngược lại, cần xây dựng kế hoạch chi tiết việc sử dụng các thiết bị hiện có, đối với những máy móc thiết bị nhàn rỗi cần tiến hành phương án cho thuê. Tận dụng tốiđa công suất hoạt động của tài sản, giảm thiểu chi phí bảo hành, bảo dưỡng tài sản.

Cần thực hiện công tácđánh giá lại tài sản vào mỗi kỳ hay niên độ kế toán nhằm thu hồi vốn hoặc có phương án xử lý kịp thời, tránh thất thoát vốn gây lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Cần nghiên cứu các phương pháp tính khấu hao, thời gian tính khấu hao phù hợp cho các tài sản khác nhau theo đúng chế độ và quy định hiện hành, qua đó phảnánh tốt nhất giá trị hiện tại của tài sản.

4.2.4.Chú trọng tìm kiếm thị trường ổn định, đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm

Đa dạng hóa sản phẩm và lựa chọn cơ cấu kinh doanh phù hợp

Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng tới tình hình tiêuthụ hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy, để có thể tăng lợi nhuận của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một cơ cấu mặt hàng kinh doanh phù hợp cả về số lượng, tỷ trọng của hàng hóa trong cơ cấu và làm sao cơ cấu đó phải phát huy được những thế mạnh của doanh nghiệp, thu hút được khách hàng đến với doanh nghiệp. Lựa chọn cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý phù hợp với việc phân đoạn thị trường tiêu thụ mà doanh nghiệp đã phân tích lựa chọn cùng với việc triển khai kế hoạch xúc tiến marketing thu hút khách hàng sẽ mang lại sự thành công cho doanhnghiệp.

Giảm thiểu chi phí quản lý của doanh nghiệp một cách tốt nhất

Thực hiện việc tối giản hóa bộ máy quản lý nhân sự trong tập đoàn tinh gọn đạt hiểu quả trong thực hiện các nhiệm vụ, áp dụng khoa học công nghệ

vào công tác quản lý nhân sự giám sát chất lượng, hiệu quả công việc. Xây dựng quy trình hệ thống hóa quản trị doanh nghiệp, sắp xếp, bố trí lại các vị trí trung gian không cần thiết để, thực hiện việc khoán lương cho các bộ phận để chủ động bố trí nhân sự linh hoạt. Nâng cấp dịch vụ thanh toán điện thoại trực tuyến, các phần mềm quản lý bán hàng và các ứng dụng máy tính kiểm soát từ xa, không cần tốn thời gian nhận lực trong vận hành các đầu việc. Tổ chức các biện pháp an toàn lao động trong tổ chức sản xuất cũng là yếu tố quan trọng trong cắt giảm chi phí mà Tập đoàn cần phải quan tâm và thực hiện đúng quy trình lao động.

Thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động của công ty

Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực sự có hiệu quả thì doanh nghiệp phải biết được đồng vốn mình bỏ ra sẽ đem về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Việc thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ giúp Tập đoàn có cái nhìn đích thực và nắm bắt chính xác tình hình tài chính của mình, từ đó đưa ra các giải pháp kịp thời và có hiệu quả để giải quyết các khó khăn cũng như các biện pháp phát huy các mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong việc sử dụng vốn trong đầu tư kinh doanh.

Mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước: Tăng cường chính sách nghiên cứu thị trường và mở rộng thị trường trong nước, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ viễn thông gắn liền với hoạt động sinh hoạt của người dân, luôn đổi mới xây dựng chiến lược kinh doanh của Tập đoàn cho phù hợp từng thời điểm cụ thể. Viettel có chiến lược đưa dịch vụ viễn thông từ nơi biên giới, hải đảo đến vùng nông thôn và tiến đến thành thị, lấy số đông chiếm thị phần trong nước, ngoài ra Tập đoàn đầu tư cho ra các dịch vụ tốt nhất, sản phẩm tốt nhất giá cả cạnh tranh trên thị trường, đẩy mạnh công tác truyền thông trên nhiều phương tiện thông tin để nhận diện thương hiệu trên thị trường.

Mở rộng thị trường xuất khẩu nước ngoài:Viettel đã có mặt ở nhiều quốc gia

Với chiến lược đưa dịch vụ viễn thông đến nơi cần và luôn coi dịch vụ viễn thông là sản phẩm thiết yếu, bằng cách phải phổ cập dịch vụ và mang cơ hội kết nối đến cho bất kỳ ai. Đến thời điểm hiện nay dịch vụ viễn thông di động của Viettel đã có mặt trên nhiều quốc gia, có hơn 100 triệu khách hàng, trở thành 15 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới về thuê bao. Trên các kết quả đã đạt được Tập đoàn cần tăng cường hơn nữa việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu thông qua các hoạt động ngoại giao ở cấp Chính phủ, cấp Bộ và tiến hành xúc tiến bán hàng đối với sản phẩm công nghiệp xuất khẩu thông qua tham gia hội chợ tại nước ngoài đẩy mạnh đổi mới cơ cấu dịch vụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại tập đoàn viễn thông quân đội viettel (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)