Kiến nghị với các Bộ, Ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại tập đoàn viễn thông quân đội viettel (Trang 93 - 101)

3.1.1 .Lịch sử hình thành và pháttriển

4.3. Kiến nghị

4.3.2. Kiến nghị với các Bộ, Ngành

- Viettel đưa ra kiến nghị về việc cần sửa đổi chính sách quản lý cạnh tranh thị trường viễn thông tại Hội nghị sơ kết công tác thông tin và truyền thông 6 tháng đầu năm 2017 của Bộ Thông tin & Truyền thông mới đây.

Theo đó, đề nghị Bộ Thông tin & Truyền thôngđánh giá lại Thông tư 15 quy định về doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, xem xét lại hai tiêu chí doanh thu và tiêu chí gây hạn chế mức độ cạnh tranh khác. Đối với Thông tư 16 về quản lý giá cước và khuyến mãi, đề nghị chuyển từ cơ chế tiền kiểm sang cơ chế hậu kiểm đối với hoạt động đăng ký các gói cước khuyến mãi của doanh nghiệp viễn thông. Lý do Viettel đưa ra các kiến nghị là do những quy định này không còn phù hợp với điều kiện phát triển thực tế của thị trường.

Liên quan đến kiến nghị của Viettel, Cục trưởng Cục Viễn thông cho rằng, Viettel đã đưa ra kiến nghị này mấy năm nay và giữa các doanh nghiệp và Cục Viễn thông đã có nhiều trao đổi, thảo luận để đưa ra biện pháp quản lý thị trường cạnh tranh tốt nhất. Cục Viễn thông sẽ mời chuyên gia nước ngoài tư vấn để đưa ra những ý kiến tư vấn quản lý thị trường viễn thông phù hợp nhất và tốt nhất. Sau đó Cục Viễn thông sẽ kiến nghị với lãnh đạo Bộ Thông tin & Truyền thôngđể có phương thức quản lý phù hợp và hiệu quả. Tuy nhiên, nhấn mạnh rằng, trong khi chưa có quy định sửa đổi thì các doanh nghiệp viễn thông cần tiếp tục thực hiện như quy định cũ.

Từ giữa năm 2015, Bộ Thông tin & Truyền thôngđã ban hành danh mục doanh nghiệp viễn thông, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với các dịch vụ viễn thông quan trọng có hiệu lực từ 15/6/2015. Theo đó, Viettel là doanh nghiệp viễn thông duy nhất có vị trí thống lĩnh thị trường (SMP) đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất, bao trọn cả 3 mảng dịch vụ điện thoại, nhắn tin và truy nhập Internet.

Theo quy định hiện hành của Luật Cạnh tranh, doanh nghiệp có thị phần khống chế khi có thị phần từ 30% trở lên hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Một nhóm 2 doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu tổng thị phần đạt từ 50% trở lên.

Cũng từ giữa năm 2015 lãnh đạo Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã liên tục đề nghị Bộ Thông tin & Truyền thôngnên xem xét lại khái niệm doanh nghiệp. Theo đó, Bộ Thông tin & Truyền thôngkhông nên thay đổi vị trí của các doanh nghiệp di động thống lĩnh thị trường và xếp 3 nhà mạng có vị trí tương đương nhau như hiện tại.

Theo giải thích của lãnh đạo tập đoàn, việc thay đổi vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp ra khỏi nhóm thống lĩnh thị trường phát triển thoải mái hơn, họ có thể tự quyết định giá cước rẻ hơn doanh nghiệp khác. Điều này có nguy cơ gây xáo trộn thị trường bởi khách hàng có thể đua nhau chuyển sang nhà mạng có giá cước rẻ hơn, sẽ có cuộc chiến về giá cước giữa các nhà mạng để cạnh tranh gây hỗn loạn thị trường. Do đó, Tập đoàn kiến nghị không thay đổi vị trí của các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường viễn thông mà giữ nguyên như hiện nay, cùng quản lý 3 nhà mạng như các doanh nghiệp lớn.

Doanh nghiệp xếp vào nhóm có vị trí thống lĩnh thị trường sẽ bị quản lý chặt. Chẳng hạn, với những doanh nghiệp chiếm trên 30% thị phần, trước khi họ muốn ban hành một mức giá cước nào đó thì phải thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý trên cơ sở không được bán dưới giá thành.Còn doanh nghiệp không chiếm thị phần khống chế được quyền ban hành giá cước có thể thấp hơn cả giá thành của mình nhưng không quá thấp so với mức trung bình hiện có trên thị trường.Đề nghị Cục Kế hoạch Đầu tư chủ trì phối hợp với tập đoàn và các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế xuất khẩu thiết bị quân sự do Viettel nghiên cứu sản xuất trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt.

Đề nghị Thủ trưởng Bộ Quốc phòng cho phép Viettel tiếp cận và tham gia cung cấp các sản phẩm, dịch vụ; tham gia công tác bảo đảm kỹ thuật cho Bộ Quốc phòngsử dụng nguồn ngân sách quốc phòng.

Đề nghị Cục Quân lực, Bộ Tổng tham mưu hoàn thành việc xác định nhu cầu trang bị và đặt hàng Tập đoàn Viễn thông Quân đội sản xuất trong năm 2020 để Tập đoàn chủ động trong việc chuẩn bị vật tư, linh kiện và các điều kiện đảm bảo tiến độ sản xuất.

Đề nghị Thủ trưởng Bộ Quốc phòng và các cơ quan hỗ trợ Tập đoàn trong quá trình khảo sát, đánh giá để đề xuất phương án tiếp nhận một số công ty từ Bộ Quốc phòngvề Tập đoàn quản lý.

Đề nghị Thủ trưởng Bộ Quốc phòng và các cơ quan Bộ hỗ trợ Viettel giải trình và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2016- 2020, Chiến lược phát triển Tập đoàn đến năm 2020.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Chương 4 của luận văn với mục tiêu là đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.

Để các giải pháp có cơ sở khoa học cũng như mang tính thực tiễn cao, luận văn đã dựa trên kết quả phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty và mô hình SWOT. Những nội dung chính của chương này được đề cập đến như sau:

- Định hướng phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel. trên cơ sở thực trạng và tương lai của ngành Bất động sản trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay.

- Xây dựng mô hình SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, trong lĩnh vực viễn thông.

-Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel. Các giải pháp được đề cập logic theo trình tự từ nội dung đến cách thức thực hiện của giải pháp.

KẾT LUẬN

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, vốn đóng một vai trò hết sức quan trọng, quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vốn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. Nếu không chú trọng tới quản trị vốn, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh nhất là đối với những doanh nghiệp có sự tham gia góp vốn nhà nước. Hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề rất quan trọng giúp doanh nghiệp đứng vững và phát huy hơn nữa thế mạnh của mình.

Đối với Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel, vai trò của vốn càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi Tập đoàn hiện đang mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh, để thực hiện thành công nhiệm vụ và các mục tiêu đặt ra cũng như tạo nền tảng cho chiến lược phát triển lâu dài thì vấn đề quan trọng là Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel phải không ngừng tìm kiếm các giải pháp để tăng cường khả năng tạo lập nguồn vốn, quản lý sử dụng tốt và đặc biệt chú trọng các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Tập đoàn để đồng vốn luôn luôn được bảo toàn và không ngừng phát triển.

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và tìm hiểu thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel, tác giả đã tiến hành phân tích, tổng hợp và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cùng một số kiến nghị với Bộ, Ngành và Nhà nước, với Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel nhằm góp phần hoàn thiện hơn hoạt động tài chính nói chung và hoạt động nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một trong những giải pháp trực tiếp để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đầu tư, mở rộng thị trường trong

nước, quốc tế tạo ra lợi nhuận cao hơn choTập đoàn viễn thông Quân đội Viettel. Hoạt động trong cơ chế thị trường và hội nhập sâu rộng, đòi hỏi doanh nghiệp phải đề cao tính an toàn trong hoạt động, đặc biệt là an toàn tài chính. Đây là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc không ngừng nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn sẽ giúp Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettelnâng cao hiệu quả kinh doanh, khả năng huy động vốn, khả năng thanh toán, tạo nguồn lực vững mạnh bền vững để Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettelđầu tư, mở rộng phát triển.

Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả xin trân tro ̣ng cảm ơn PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai và các thầy , cô giáo trong khoa Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng như cán bộ, nhân viênTập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Cục Tài chính và Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng đã nhiê ̣t tình giúp đỡ , chỉ dẫn, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luâ ̣n văn nà y. Tuy nhiên do điều kiện nghiên cứu và khả năng có hạn, luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của các Thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài chính, 2008. Chế độ kế toán doanh nghiệp quyển 2. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.

2. Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ, 2009. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

3. Chính phủ, 2006.Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19/05/2006 về việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp.

4. Chính phủ, 2011. Nghị định 90/2011/NĐ-CP ngày 14/10/2011. 5. David Begg, 2008.Kinh tế học (Bản dịch). Hà Nội: Nxb Thống kê. 6. Nguyễn Thị Hằng, 2013.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng Ba Vì.Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương Mại.

7. Nguyễn Thanh Liêm và Nguyễn Thị Mỹ Hương, 2009. Quản trị tài chính.

TP.HCM: Nhà xuất bản thống kê.

8. Ngô Thị Kim Phượng và cộng sự, 2013. Phân tích tài chính doanh nghiệp. Tp.Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh. 9. Quốc hội, 2013. Luật Đấu thầu.

10. Quốc hội, 2014. Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

11. Quốc hội, 2015. Luật Ngân sách nhà nước.

12. Trần Ngọc Thơ, 2005. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

13. Nguyễn Thị Lệ Thủy, 2012. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hương Giang.Luận văn thạc sĩ,Học viện Tài chính.

14. Võ Thị Thanh Thủy, 2014. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng.Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.

15. Lê Thị Xuân, 2013. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Dân Trí.

16. Lê Thị Xuân, 2012. Giáo trình tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Dân Trí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại tập đoàn viễn thông quân đội viettel (Trang 93 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)