Giai đoạn đè giá củacổ phiếu AMV

Một phần của tài liệu Ứng dụng phân tích kỹ thuật để làm rõ hành vi thao túng giá cổ phiếu trên thị trường việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 74)

Giai đoạn phân phối kết thúc, một lượng lớn cổ phiếu đã được chuyển từ nhà tạo lập thị trường sang các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Lượng lớn tiền trên thị trường đã bị rút ra và lượng tiền mới không có dấu hiệu được thêm mới, giai đoạn giảm giá bắt đầu bắt đầu.

Giai đoạn này biến động của AMV tuân thủ đường kênh giá giảm được duy trì từ cuối năm 2018 đến nay và dành nhiều thời gian giằng co phía dưới đường SMA20. Điểm đáng chú ý là thanh khoản giai đoạn này của cổ phiếu gần như cạn kiệt có những phiên khối lượng giao dịch chỉ đạt 1.000 đến 2.000 đơn vị khớp lệnh. Điều này hàm ý cho việc diễn biến giá thời điểm hiện của AMV hoàn toàn không có sự tham gia của nhà tạo lập thị trường. Nếu thanh khoản tích cực không quay trở lại thị trường khả năng cao cổ phiếu sẽ duy trì trạng thái giảm trong thời giant rung và dài hạn sắp tới.

Ứng dụng tín hiệu chỉ báo dựa trên lý thuyết VSA

Đồ thị 4-14. Tín hiệu chỉ báo theo lý thuyết VSA áp dụng cho cổ phiếu AMV

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu) Ứng dụng bộ lọc tín hiệu VPA 4.0 trên nền tảng phần mềm Amibroker, ta có thể thấy trong giai đoạn tích lũy các tín hiệu chỉ báo thường cho tín hiệu tương đối nhiễu khi xuất hiện đồng thời cả 2 tín hiệu SOW và SOS liên tục trong thời gian này. Nhưng điểm đặc biệt của đồ thị cổ phiếu AMV là tín hiệu trong SOS xuất hiện với mật độ dày đặc trong cuối giai đoạn tích lũy báo hiệu cho giai đoạn tăng giá sau đó. Ngược lại trong giai đoạn tích lũy thì các tín hiệu chỉ báo hoạt động tương đối hiệu quả trong giai đoạn thị trường có xu hướng rõ ràng, cụ thể là giai đoạn tăng giá xét trong ví dụ trên. Các nhịp hiệu chỉnh của AMV thường phát ra những tín hiệu SOW báo hiệu khả năng tạo đỉnh ngắn hạn của cổ phiếu. Đặc biệt hơn là giai đoạn

tạo đỉnh kết thúc giai đoạn đẩy giá, mật độ xuất hiện tín hiệu chỉ báo SOS tăng đột biến.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Ket luận

Đối với hầu hết những nhà đầu tư cá nhân những động thái thị trường là một bí ẩn. Các vận động có vẻ bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các tin tức và xảy ra khi ít được mong đợi nhất; thị trường thường làm ngược lại với những gì mà nó đáng lẽ nên xảy ra, hoặc những gì chúng ta cảm nhận là nó đáng lẽ nên như vậy. Nhưng thật bất ngờ, sự vận động đó đôi khi không như chúng ta nghĩ. Ví dụ trong những trường hợp mà thị trường giá xuống trong thời kỳ nền kinh tế phát triển như năm 2018 vừa qua khi GDP tăng trên 6,7% - một con số ấn tượng đối với các thị trường đang phát triển như Việt Nam thì trong lúc đó thị trường chứng khoán lại trải qua một năm biến đáng quên khi duy trì trạng thái sụt giảm trong trung và dài hạn. Bên cạnh đó, đôi lúc thị trường lên mạnh mẽ trong thời kì suy thoái sâu. Trên thực tế chứng khoán không khó để theo đuổi và thành công nếu chúng ta có thể đọc đồ thị giá và khối lượng một cách chính xác như một người chuyên nghiệp nhất hay còn gọi là các nhà tạo lập thị trường.

Thị trường thực sự là phức tạp, và thực tế người ta cho rằng nó vận động ngẫu nhiên. Tuy nhiên theo quan điểm của Tom Williams, người phát triển lý thuyết VSA - Volume Spread Analysis, lại cho rằng diễn biến thị trường không thực sự ngẫu nhiên mà thị trường là một sự hỗn độn có quy tắc.Trong trường hợp này, sự hỗn độn mà ông đưa ra không hoàn toàn giống với ngẫu nhiên. Trong một hệ thống hỗn độn, sẽ có thể có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn biến số, cái này có quan hệ với cái kia. Những hệ thống hỗn độn có vẻ là không dự đoán được, nhưng với những tiến bộ về công nghệ thông tin, chúng ta sẽ bắt đầu tìm ra những trật tự ở những chỗ mà trước đây chúng ta nhìn thấy sự ngẫu nhiên. Nếu chúng ta không có một vài suy nghĩ về các nguyên nhân và hệ quả khách quan trong thị trường, chúng ta sẽ bị nản lòng trong việc đầu tư.

Thị trường chứng khoán rất phức tạp và khó hiểu, nhưng nó hoàn toàn dựa trên một logic. Giống như bất cứ thị trường tự do nào khác, giá ở thị trường tài chính được kiểm soát bởi cung và cầu. Để làm một người đầu tư hiệu quả, cần phải hiểu Cung - Cầu có thể được diễn giải dưới các điều kiện thị trường khác nhau như thế nào, và chúng ta có thể có lợi thế gì từ những hiểu biết này.

Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không nằm ngoài qui luật đó. Những nhà đầu tư nhỏ lẻ luôn luôn không đủ thông tin,kien thức đầu tư, cũng như tài chính thêm vào đó là sự ảnh hưởng của tâm lý bầy đàn. Vì thế, việc đầu tư không hiệu quả của nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng là điều dễ hiểu. Đặc biệt, trong thời gian trở lại đây, việc thao túng làm giá một số mã chứng khoán của những nhà đầu tư lớn (mà ở đây chúng ta gọi là các nhà tạo lập thị trường, hay nhà tạo lập thị trường) kết hợp cùng các công ty chứng khoán càng làm thị trường méo mó hơn. Và khi đó, nhà đầu tư nhỏ lẻ lại trở thành nạn nhân hứng chịu hậu quả, phải mua ở giá cao mà không bao giờ bán được với giá cao như vậy nữa. Do đó, việc nghiên cứu hành động của các nhà đầu tư lớn - BBs, hay nói cách khác là nghiên cứu tâm lý của nhà đầu tư (BBs) qua sự biến động giá và khối lương giao dịch là một điều hết sức cần thiết.

Qua những kết quả và nghiên cứu ở trên, phần nào ta có thể hình dung ra được vai trò của phân tích kỹ thuật nói chung và lý thuyết VSA - Volume Spread Analysis nói riêng trong việc làm rõ hành động giá của các nhà tạo lập thị trường đằng sau mỗi cố phiếu bị thâu tóm. Không chỉ dừng lại ở việc làm sáng tỏ hành động làm giá cổ phiếu của nhà tạo lập thị trường mà phân tích kỹ thuật còn cho người dung một cái nhìn khái quát về quan hệ giữa Cung và Cầu - hai yếu tố quyết định nên bước đi về giá của mỗi cổ phiếu. Đặc biệt hơn cả lý thuyết VSA còn giúp chỉ ra bốn giai đoạn vận động của một cổ phiếu bị làm giá trên thị trường từ đó giúp các người dùng tránh được các vị thế không có lợi cho bản thân.

Giai đoạn tích lũy: Đây là thời điểm giao dịch của cổ phiếu kém hấp dẫn nhất, khi mà thanh khoản thấp cùng với biến động giá không có quá nhiều thay đổi. Những giai đoạn này thường kéo dài nên những vị thế mua nắm giữ trong giai đoạn này có thể khiến nhà đầu tư gặp tình trạng lỗ nhẹ hoặc bị chôn vốn, trong tình huống có lãi thì thường lợi nhuận cũng không cao. Vị thế tốt nhất thời điểm này đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ là đứng ngoài thị trường và theo dõi, chờ đợi những bứt phá của cổ phiếu ra khỏi giai đoạn tích lũy - đây có thể nói là thời điểm mua tốt nhất.

Giai đoạn đẩy giá: Giai đoạn này được hình thành với bản chất là sự khan hiếm, khi phần lớn cổ phiếu đang bị nắm giữ bởi các nhà tạo lập thị trường, sự bất

cân bằng của Cung và Cầu thời điểm hiện đó hình thành một giai đoạn tăng giá. Bên cạnh đó với những chiêu trò mua bán qua lại hay còn gọi là đảo tay từ các nhà tạo lập thị trường thì thanh khoản cổ phiếu tăng vọt. Tùy vào đặc tính của mỗi cổ phiếu mà khả năng xảy ra hiệu chỉnh là khác nhau, đối với các cổ phiếu có tính thị trường cao thì khả năng xảy ra hiệu chỉnh sẽ lớn, vì thế các nhà đầu tư có thể chờ mua ở nhịp hiệu chỉnh để nhận được khoản chiết khấu và mức giá tốt hơn. Bên cạnh đó với những cổ phiếu vốn hóa thấp, độ cô đọng cổ phiếu cao thì giai đoạn này thường xảy ra tình trạng tăng dốc và nhanh, những cổ phiếu này thường yêu cầu nhà đầu tư có hành động giá nhạy so với biến động giá của cổ phiếu.

Giai đoạn phân phối: Giai đoạn này thường xảy ra khi lượng cầu đã dần cạn kiệt, giá cổ phiếu đã ở mức cao. Lúc này lượng lớn cổ phiếu sẽ được đẩy ra thị trường từ nhà tạo lập thị trường để thu lợi về. Đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ thì nên cân nhắc đến những vị thế bán chốt lời trong thời điểm này tránh những vị thế mua mới. Theo lý thuyết VSA những tín hiệu suy yếu(SOW) của cổ phiếu sẽ được phát ra từ cổ phiếu trong thời điểm này.

Giai đoạn giảm giá cổ phiếu: Giai đoạn này thanh khoản sụt giảm mạnh khi không còn có sự góp mặt nhà tạo lập thị trường trong việc mua bán, cổ phiếu bắt đầu giảm mạnh do lượng tiền lớn đã bị rút ra khỏi thị trường. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ nên tránh tham gia thị trường vào thời điểm này vì tính rủi ro vô cùng cao.

5.2. Khuyến nghị

5.2.1. Đối với nhà đầu tư cá nhân

Nghiên cứu trên tập trung đưa ra một góc nhìn mới cho các nhà đầu tư cá nhân, thành phần chiếm số đông trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Chúng ta đều biết, các nhà đầu tư nhỏ lẻ là một trong những thành phần quan trọng cấu thành nên thị trường chứng khoán hiện nay, họ góp phần hình thành lên tính thanh khoản của thị trường từ đó giúp thu hút các nhà đầu tư lớn hay còn gọi là các nhà nhà tạo lập thị trường, nhà tạo lập thị trường tham gia vào giao dịch, mua bán. Chiếm phần đông nhưng các nhà đầu tư cá nhân là luôn là những người thiệt thòi và không có ưu thế trên thị trường về cả nguồn vốn, thông tin hay kiến thức về mua bán, giao dịch cổ phiếu. Vì thế các hành động mua bán, giao dịch trên thị trường

của nhà đầu tư cá nhân thường mang tính cảm giác cao, ít nhà đầu tư hình thành được cho mình một chiến lược giao dịch cụ thể. Vì vậy bài nghiên cứu này sẽ đúc kết ra một chiến lược đầu tư dành cho các cổ phiếu có hiện tượng làm giá dựa trên nền tảng lý thuyết đã được nghiên cứu trước đó.

Chiến lược giao dịch đối với các cổ phiếu bị làm giá được xây dựng theo lý thuyết VSA và phân tích kỹ thuật dành cho các nhà đầu tư cá nhân:

Bên cạnh những diễn biến cùng giao động bất thường thì 4 yếu tố dưới đây sẽ củng cố cho khả năng bị thao túng của các cổ phiếu:

1. Các cổ phiếu có lịch sử bị làm giá trong quá khứ thì sẽ có nhiều khả năng bị làm giá.

2. Vốn hóa thị trường của doanh thấp, các cổ phiếu Small - Cap hay Mirco - Cap thường sẽ dễ bị làm giá hơn so với các cổ phiếu Mid - Cap và Large - Cap. Vì để thâu tóm các cổ phiếu có vốn hóa lớn sẽ yêu cầu nguồn vốn lớn.

3. Các cổ phiếu có tính cô đặc cao, tính thị trường thấp. Số lượng cổ phiếu thả nổi trên thị trường càng thấp thì các nhà tạo lập càng dễ dàng thâu tóm và điều khiển lượng cung cổ phiếu.

4. Ban lãnh đạo có xu hướng tập trung vào việc mua bán cổ phiếu hơn là việc phát triển doanh nghiệp.

Theo như lý thuyết VSA thì hành động thao túng giá sẽ trải qua 4 giai đoạn và mỗi giai đoạn sẽ có các đặc điểm để nhận diện. Dưới đây bài nghiên cứu sẽ đưa ra đặc điểm nhận biết từng giai đoạn cùng với các khuyến nghị cho nhà đầu tư trong từng giai đoạn đó.

Đối với giai đoạn tích lũy:

Một số đặc điểm của giai đoạn tích lũy đã được thống kê để giúp nhận diện nó:

- Thứ nhất, khối lượng giao dịch nên duy trì một cách ổn định ở mức thấp, không có phiên đột biến về khối lượng trong giai đoạn này. Thậm chí, mức chênh lệch của khối lượng giao dịch giữa phiên tăng giá và phiên giảm giá cũng phải ở mức rất hẹp.

- Thứ hai, khoảng cách giữa các mức cao - thấp trong các phiên giao dịch cũng ở mức thấp.

- Thứ ba, khối lượng nên giảm dần tại vùng giá gần mức hỗ trợ và mở rộng khi giá gần ngưỡng kháng cự.

- Thứ tư, cổ phiếu nên duy trì đi ngang trong thời gian dài vài tuần hoặc thậm chí vài tháng.

Khuyến nghị cho các nhà đầu tư trong giai đoạn này:

- Trong giai đoạn này các nhà đầu tư cần kiên nhẫn chờ đợi các tín hiệu bứt phá để đưa ra quyết định đầu tư. Tránh trường hợp bị chôn vốn khi mở vị thế mua quá sớm.

- Một nhịp tăng bứt phá đưa đường giá ra khỏi ngưỡng kháng cự của giai đoạn

tích lũy với thanh khoản đạt 150% so với khối lượng giao dịch giai dịch tích lũy có thể là thời điểm nhà đầu tư giải ngân một phần tài khoản cho vị thế mua mới.

- Tín hiệu cổ phiếu đột ngột tụt giảm đưa đường giá xuống khỏi ngưỡng hỗ trợ

sau đó ngay lập tức bật tăng hồi phục về vùng tích lũy với thanh khoản thấp cũng có thể cho nhà đầu tư một điểm mua. Đặc điểm của tín hiệu này là hiếm khi xuất hiện, thường mang ý nghĩa là thử nghiệm lượng cung của các nhà tạo lập thị trường. Trong điều kiện thử nghiệm thành công thì cổ phiếu sẽ sớm bước vào giai đoạn tăng giá.

Đối với cổ phiếu đang trong giai đoạn đẩy giá

Một số đặc điểm của giai đoạn đẩy giá đã được thống kê để giúp nhận diện nó:

- Thứ nhất, xuất hiện dấu hiệu bứt phá trước đó đẩy giá cổ phiếu vượt khỏi một giai đoạn đồ thị giá đi ngang.

- Thứ hai, chúng ta sẽ thấy mức giá thấp được nâng dần lên và giá đóng cửa cũng tiến dần đến các vùng giá cao hơn, hình thành một giai đoạn cổ phiếu hướng lên.

- Thứ ba, khối lượng giao dịch duy trì ở một mức cao vừa phải và thường có xu hướng tăng khi đường giá tăng.

Khuyến nghị cho nhà đầu tư trong giai đoạn này:

- Trong giai đoạn nhà những nhịp hiệu chỉnh sẽ là những điểm mua tối ưu đối với nhà đầu tư. Thanh khoản cũng là điểm cần chú ý trong giai đoạn hiệu chỉnh, dấu hiệu cạn kiệt của khối lượng giao dịch sẽ là tín hiệu cho thấy nhịp hiệu chỉnh kết thúc đây sẽ là điểm mua tối ưu với chiết khấu tốt nhất cho các nhà đầu tư.

- Độ dốc của giai đoạn tăng cũng là yếu tố cần được cân nhắc. Thường những cổ phiếu có giai đoạn tăng dốc thì thường giai đoạn tạo đỉnh đảo chiều sẽ diễn ra tương đối nhanh. Chính vì thế đối những cổ phiếu này sẽ yêu cầu nhà đầu tư phải phản ứng nhanh với những yếu tố đảo chiều của cổ phiếu.

Đối với giai đoạn phân phối

Một số đặc điểm của giai đoạn phân phối đã được thống kê giúp dễ dàng nhận diện:

- Thứ nhất, giai đoạn này thường hình thành giai đoạn đi ngang tại các vùng giá cao. Đặc điểm biến động có phần tương đồng với giai đoạn tích lũy.

- Thứ hai, độ dốc của nhịp tăng sẽ có dấu hiệu giảm dần. Khối lượng giao dịch

sẽ có phần tụt giảm so với giai đoạn tăng giá trước đó.

- Thứ ba, tại các đỉnh giá thường hình thành các mẫu hình đảo chiều như hai đỉnh, vai đầu vai,...

- Thứ tư, tần suất các tín hiệu suy yếu (SOW) bắt đầu tăng dần và gặp nhiều tại các đỉnh giá.

Khuyến nghị cho nhà đầu tư trong giai đoạn này:

- Nhà đầu tư tránh các vị thế mua mới trong giai đoạn này vì rủi ro đảo chiều xu hướng trong giai đoạn này là vô cùng cao.

- Đối với các cổ phiếu hình thành giai đoạn phân phối đi ngang thì các nhà

Một phần của tài liệu Ứng dụng phân tích kỹ thuật để làm rõ hành vi thao túng giá cổ phiếu trên thị trường việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 74)

w