Việc giao dịch cổ phiếu ở Việt Nam đã diễn ra sôi động kể từ sau khi các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhưng TTCK nước ta mới chính thưc hoạt động từ năm 2000, kể từ khi ra đời Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ngày 28/7/2000.
Sau đó mức vốn hóa thị trường đã tăng đột biến, tháng 12/2006 đạt 13,8 tỷ USD (chiếm 22.7% GDP) và đến cuối tháng 4/2007, đạt 24.4 tỷ USD (chiếm 38% GDP), tăng hơn 1400 lần so với năm 2000, và nếu tính cả trái phiếu thì đạt mức 46% GDP. Số lượng doanh nghiệp niêm yết tăng 704% so với năm 2000. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) đổ vào TTCK Việt Nam cũng tăng đáng kể. Tính đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ vào khoảng 4 tỷ USD. Chỉ số VN-Index cũng đã chứng minh sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường. Nếu trong phiên giao dịch đầu tiên ngày 28-7-2000, VN-Index ở mức 100 điểm thì tháng 3/2007, chỉ số này đã đạt ở mức kỷ lục trên 1170 điểm. Đặc biệt, số lượng nhà đầu tư mới tham gia thị trường ngày càng đông, tính đến cuối tháng 12/2006, có trên 120.000 tài khoản giao dịch chứng khoán được mở, trong đó gần 2000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài. Số lượng các nhà đầu tư có tổ chức cũng tăng lên đáng kể,... Đây cũng là thời kỳ mà người dân đổ xô vào đầu tư, đầu cơ chứng khoán, chứng khoán phổ biến đến nỗi cả những người bán rau, bán thịt, những người gần như không có chút hiểu biết gì về thị trường lao vào. Và đây cũng chính là cơ hội cho những hành vi xấu, hành vi thao túng thị trường xuất hiện. Chúng ta thử nhìn lại một số vụ việc điển hình:
Thao túng giá chứng chỉ quỹ VF1
Ngày 18/7/2007 UBCKNN đã ra quyết định phạt hai ông Huỳnh Thanh Minh (địa chỉ tại 3/33 tổ 148, P.Tân Quý, Q.Tân Phú, TP.HCM) và ông Bùi Quang Thành (địa chỉ tại 270/60 Phan Đình Phùng, phường 1, quận Phú Nhuận, TP.HCM) với tổng số tiền phạt 160 triệu đồng vì thao túng giá chứng chỉ quỹ VF1.
Theo những thông tin thu thập được, ông Thành mở tài khoản (TK) tại Công ty chứng khoán Sài Gòn(SSI), ông Minh mở TK tại CTCK Thăng Long nhưng ông Minh ủy quyền cho ông Thành giao dịch. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, về bản chất, giao dịch này chỉ có một người là ông Thành thực hiện, ông Minh chỉ là người đứng tên hộ. Đây là việc giao dịch bằng 2 tài khoản mà không vi phạm quy định một NĐT không được mở 2 TK. Một số nguồn tin cho rằng số tiền phạt 160 triệu đồng thực chất sẽ do ông Thành trả, còn ông Minh chỉ là người đứng ra nộp tiền trên danh nghĩa. Nhìn từ nội dung bị phạt, ông Thành là người đã thực hiện hành vi: tạo cung cầu giả tạo và cấu kết, liên tục mua bán VF1 để thao túng giá. Thế nhưng, khá hài hước là tuy thao túng giá nhưng tổng số lỗ của ông Thành và ông Minh (người đứng tên giúp ông Thành) lại lên tới gần 1 tỉ đồng; hành vi thao túng giá lại chọn đúng vào VF1 - một loại chứng khoán mà theo đánh giá của hầu hết các chuyên gia hàng đầu về TTCK thời điểm bấy giờ- là gần như không thể thực hiện được.
Thao túng giá cổ phiếu STB
Ngày 21/05/2008, Chánh thanh tra UBCKNN đã ký Quyết định số 47/QĐ- TT về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trương Đình Khởi, chủ tài khoản số 006C002819 mở tại công ty ACBS vì giao dịch thao túng thị trường chứng khoán.
Từ ngày 20/02/2008 đến ngày 22/02/2008, ông Trương Đình Khởi đã liên tiếp đặt bán cổ phiếu STB với tổng khối lượng là 1.252.100cp, chiếm tỷ trọng 13,32% khối lượng đặt bán trên toàn thị trường, tần suất đặt lệnh bán là 107 lượt, với mức giá giảm dần từ 56.000đ/cp xuống 51.000đ/cp để chuyển từ giao dịch lô lớn, theo phương thức thỏa thuận sang phương thức giao dịch khớp lệnh trên HoSE. Các giao dịch này gây biến động giá của cổ phiếu STB và chỉ số VN-Index.
Theo quy định tại điểm d khoản 1.11 mục II Thông tư số 97/2007/TT-BTC ngày 8/8/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 36/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, hành vi của ông Trương Đình Khởi là hành vi giao dịch thao túng thị trường chứng khoán. Đoàn kiểm tra UBCKNN đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trương Đình Khởi số tiền 100 triệu đồng. Trong đó, phạt tiền 50.000.000 đồng do vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Nghị định số 36/2007/NĐ-CP; phạt tiền 50.000.000 đồng do vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 Nghị định số 36/2007/NĐ-CP. Được biết, hình thức phạt tiền 100 triệu đồng đối với một cá nhân vi phạm là mức phạt nặng nhất từ trước đến thời điểm bấy giờ.
Khối lượng cổ phiếu STB trong ngày 20/02/2008 khớp lệnh thành công là hơn 1,4 triệu cổ phiếu, giá mở cửa là 58.500 đồng/cổ phiếu, giá cao nhất là 59.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên kết thúc phiên giao dịch, STB đóng cửa ở mức giá sàn là 56.000 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch ngày 21/02/2008 của mã STB là 837 nghìn cổ phiếu, trong cả phiên giao dịch, giá STB chỉ được khớp tại mức giá sàn là 53.500 đồng/cổ phiếu. Sang đến ngày thứ Sáu 22/02/2008, giá cổ phiếu STB tiếp tục được khớp ở giá sàn là 51.000 đồng/cổ phiếu.
Tuy nhiên, về cuối phiên, do lực mua mạnh mẽ khiến giá STB tăng lên 53.000 đồng/cổ phiếu. Tính từ đầu năm 2008 từ mức giá 64.500 đồng/cổ phiếu, kết thúc phiên giao dịch sáng nay 21/05/2008, giá cổ phiếu STB chỉ còn 26.400 đồng/cổ phiếu, giảm hơn 59,07% về giá trị.
Thao túng cổ phiếu KVC
Căn cứ kết quả kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho thấy, ông Vũ Huy Sơn (Địa chỉ tại 308 lô D chung cư 79D Phường 19, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh) đã sử dụng 31 tài khoản để liên tục mua, bán, tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu KVC của CTCP Xuất nhập khẩu Inox Kim Vĩ.
Căn cứ ý kiến của Cơ quan công an, quá trình điều tra, xác minh đến nay chưa có tài liệu, chứng cứ chứng minh yếu tố hình sự trong vụ việc này. Ngày
02/11/2018, UBCKNN ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Vũ Huy Sơn số tiền 550 triệu đồng.
Căn cứ kết quả kiểm tra và các tài liệu có trong hồ sơ, xem xét tính toán số lợi bất hợp pháp từ việc thực hiện hành vi vi phạm cho thấy không có số lợi bất hợp pháp từ hành vi vi phạm của Ông Vũ Huy Sơn.
Đây không phải lần đầu UBCKNN ra những quyết định xử phạt có liên quan đến Inox Kim Vĩ. Trước đó ngày 5/6/2018 UBCKNN đã ra quyết định xử phạt đối với hàng loạt lãnh đạo và người có liên quan của Inox Kim Vĩ tổng số tiền đến 460 triệu đồng vì không báo cáo dự kiến giao dịch quyền mua cổ phiếu KVC trong đợt phát hành cổ phiếu chào bán ra công chúng năm 2016.
Ngoài ra chính Inox Kim Vĩ cũng bị UBCKNN phạt 270 triệu đồng do nhiều nguyên nhân, trong đó ngoài việc công ty chậm công bố thông tin hàng loạt loại báo cáo theo quy định, thì còn có nguyên nhân liên quan đến đợt phát hành năm 2016 công ty đã giải tỏa số tiền thu được khi chưa có văn bản xác nhận kết quả chào bán của UBCKNN.
Hàng loạt các vấn đề xảy ra, cổ phiếu KVC đang ở vùng đỉnh 13.100 đồng/cổ phiếu (ngày 6/7/2016) cũng đang rơi về vùng đáy ở mức 1.300 đồng/cổ phiếu đã giảm dần, và đặc biệt đánh dấu bằng chuỗi giảm sàn lao dốc không phanh và duy trì mức giá rất thấp cho đến nay.
CHƯƠNG 3: SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Số liệu nghiên cứu
Số liệu nghiên cứu bao gồm giá đóng cửa, mở cửa, giá thấp nhất, nhỏ nhất và khối lượng giao dịch trên khung thời gian ngày của toàn bộ cổ phiếu được niêm yết và giao dịch trên 02 Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Sở giao dịch Chứng Khoán TP. Hà Nội.
Dữ liệu giá quá khứ được cung cấp bởi Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh ( https://www.hsx.vn/) và Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hà Nội
(
https://www.hnx.vn/vi-vn/).
Bên cạnh đó các công cụ hỗ trợ cho việc nghiên cứu gồm có phần mềm chuyên dụng cho phân tích kỹ thuật Amibroker phiên bản 6.20.1 được thiết kế bởi Rahul.
Code lệnh alf VPA 4.0 từ trang web WiseStockTrader.com.
Nguồn: https://www.wisestocktrader.com/indicators/5254-vpa-4-0-afl-for-amibroker-afl
Cơ cấu cổ đông được thu thập từ báo cáo thường niên của các công ty nghiên cứu.