a. Giới thiệu chung về VSA
Người đặt nền móng đầu tiên cho lý thuyết VSA là Richard Wyckoff. Từ năm 1930 Wyckoff bắt đầu nghiên cứu dựa trên 3 nên tảng chính là giá, khối lượng và thời gian để tìm ra một bức tranh tổng thể về các hành động giá của “dòng tiền thông minh” (smart money). Theo như nghiên cứu của tác giả thì hành động của những nhà tạo lập thị trường sẽ dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản là:
Nguyên tắc 1: Giá và khối lượng Nguyên tắc 2: Nguyên nhân kết quả Nguyên tắc 3: Nỗ lực và kết quả
Cho đến những năm 1970, dựa trên nền tảng kiến thức mà Wyckoff để lại Tom William đã tiếp tục nghiên cứu và phát triển lý thuyết VSA. Và tác giả thành công trong việc áp dụng lý thuyết VSA vào trong việc đầu tư trên thị trường chứng khoán, FOREX và cả trên thị trường hàng hóa. Khác với Wyckoff, lý thuyết của William dựa trên 3 nền tảng là giá, khối lượng và sự giao động của giá trong phiên(Price/Volume/Spread).
b. Các giả thuyết căn bản của lý thuyết VSA
Trong nghiên cứu VSA, William giả định rằng luôn có sự tồn tại “dòng tiền thông minh” - Smart money hay chúng ta thường hay gọi là nhà tạo lập thị trường hay dân dã hơn là các đội lái giá cổ phiếu. Theo lý thuyết VSA thì một cổ phiếu bị thâu tóm sẽ trải qua 4 giai đoạn giao động cơ bản:
(1) Giai đoạn tích lũy (Accumulation) (2) Giai đoạn đẩy giá cổ phiếu (Markup) (3) Giai đoạn chi phối (Distribution)
(4) Giai đoạn giảm giá cổ phiếu (Mark down)
Và trong mỗi giai đoạn biến động thì mục tiêu và hành động của các nhà tạo lập thị trường là khác nhau. Điển hình như trong giai đoạn tích lũy thì nhà tạo lập thị trường sẽ thực hiện hành động mua gom cổ phiếu với giá rẻ với mục tiêu chính là tích trữ số lượng lớn cổ phiếu để có quyền làm chủ lượng cung. Sau khi tích trữ một số lượng cổ phiếu đủ lớn thì giai đoạn tiếp theo các nhà tạo lập thị trường sẽ đẩy giá cổ phiếu đi lên, thường đi kèm với một breakout ra khỏi một mức kháng cự nào đó. Sau giai đoạn đẩy giá cổ phiếu thành công, giá cổ phiếu tăng mạnh, lúc này các nhà đầu tư nhỏ lẻ ham lợi bắt đầu tham gia vào giao dịch đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn mà không hề biết rằng chính họ là những người cuối cùng nắm giữ cổ phiếu. Đến khi quá trình phân phối hoàn tất, tất số lượng cổ phiếu được chuyển hết từ nhà tạo lập thị trường sang các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Thì quá trình giảm giá bắt đầu. Đây là thời điểm mà các nhà tạo lập thị trường đã thoát ra khỏi thị trường, phần còn lại chỉ là các nhà đầu tư nhỏ lẻ đang bị kẹp cổ phiếu tại mức giá cao, dẫn đến một chu kỳ giảm giá sốc tiếp sau đó khi mà lượng cung dường như áp đảo lượng cầu. Giai đoạn này cũng là giai đoạn nhà tạo lập thị trường thu gom lại cổ phiếu ở mức giá thấp, chuẩn bị cho một chu kỳ mới tiếp sau đó.
Lý do VSA hoạt động hiệu quả
Trên mọi thị trường quan hệ cung - cầu sẽ là yếu tố quyết định đến sự dịch chuyển của giá. Thị trường chứng khoán không là ngoại lệ. Nếu lượng cung lớn hơn lượng cầu thì giá cổ phiếu sẽ giảm, còn nếu lượng cầu chiếm ưu thế so với lượng cung thì giá cổ phiếu sẽ tăng.
Nhưng điểm khác nhau giữa các thị trường hàng hóa bình thường với thị trường chứng khoán đó là tâm lý nhà đầu tư sẽ quyết đến sức cung và sức cầu của cổ phiếu. Cụ thể như thế nào?. Ở một thị trường hàng hóa bình thường giá cả sẽ được quyết định bởi quan hệ cung cầu nhưng dù vậy giá sẽ không thể nào tăng quá cao hoặc giảm quá thấp so với giá trị cốt lõi của sản phẩm.
Trên mọi thị trường sẽ có ba xu hướng chủ đạo: xu hướng tăng giá(Uptrend) - xuất hiện khi lực cầu áp đảo lực cung, xu hướng giảm giá(Downtrend) - xuất hiện khi lực cung áp đảo lực cầu và xu hướng đi ngang(Sideway) - xuất hiện khi có sự cân bằng của cung và cầu. VSA sẽ chỉ được xem xét trên các thị trường có xu hướng rõ ràng.
Sử dụng VSA để phân tích tâm lý nhà đầu tư và các hành động giá của nhà tạo lập thị trường trong các giai đoạn khác nhau của thị trường.
Như đã được nhắc đến ở trên, khi nhà tạo lập thị trường tham gia vào thị trường các hành động giá của họ thường khiến cho biến động giá của một cổ phiếu vận động theo một chu kỳ nhất định, và thường được chia làm bốn giai đoạn khác nhau: Giai đoạn tích lũy, giai đoạn đẩy giá, giai đoạn phân phối và cuối cùng là giai đoạn giảm giá. Ta sẽ thử sử dụng VSA lên trong từng giai đoạn khác nhau để đánh giá hành động giá của nhà tạo lập thị trường và tâm lý của các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường chứng khoán.
(1) Giai đoạn tích lũy (Accumulation)
Giai đoạn tích lũy thường xảy ra sau một giai đoạn giảm giá, đưa giá cổ phiếu về vùng giá thấp, tại thời điểm hiện tại nhà tạo lập thị trường sẽ cố gắng thu gom số lượng cổ phiếu lớn với mức giá thấp nhất có thể. Quá trình này diễn ra vô cùng tinh vi và khéo léo, khó có thể phân biệt giai đoạn tích lũy với giai đoạn sideway thông thường. Lúc này tâm lý của các nhà đầu tư là tương đối bi quan với cổ phiếu khi nhìn nhận đây là một giai đoạn đi ngang. Hành động của nhà đầu tư nhỏ lẻ trong giai đoạn này thường bán để đứng ngoài quan sát tránh tình trạng bị chôn vốn, một số thì nắm giữ với suy nghĩ giá đang quá rẻ không đáng để bán nhưng đây là một số lượng rất ít các nhà đầu tư trên thị trường. Kết thúc giai đoạn này số lượng lớn cổ phiếu trên thị trường sẽ đi vào túi nhà tạo lập thị trường, đây
cũng là lúc nhà tạo lập thị trường nắm giữ hoàn toàn quyền kiểm soát lực cung cổ phiếu.
Đặc điểm của giai đoạn này có thể khá tương đồng với giai đoạn cổ phiếu đi ngang khi thường xuất hiện sau một nhịp giảm. Giá cổ phiếu trong giai đoạn này sẽ rơi vào trạng thái đi ngang, giao động trong một kênh kháng cự và hỗ trợ nhất định. Các hành động mua bán của nhà tạo lập thị trường sẽ không để giá vượt hoặc rơi ra khỏi đường kênh này cho đến khi thu gom đủ số lượng cổ phiếu cần thiết. Một đặc điểm khác tương đối dễ nhận biết là khối lượng trong giai đoạn này là tương đối thấp, khi nhà tạo lập thị trường duy trì việc mua dàn trải trong thời gian dài để tránh sự chú ý của các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Vậy làm thế nào mới có thể nhận biệt được các cổ phiếu đang trong quá trình tích lũy? Đây là câu hỏi thường gặp đối với các nhà đầu tư sử dụng phương pháp VSA. Thứ nhất trong giai đoạn này điểm dễ nhận biết nhất đó là thanh khoản thấp được duy trì trong thời gian dài vì mục tiêu của nhà tạo lập thị trường trong giai đoạn này là mua số lượng lớn cổ phiếu với giá thấp và tránh sự chú ý của đám đông. Thứ hai, giai đoạn này thường đi kèm với spread thấp, với mục tiêu mua thấp hành động mua trong ngày của nhà tạo lập thị trường sẽ chỉ vừa đủ không để giá cổ phiếu lên quá cao tạo ra các cây nến với biên độ giao động hẹp. Thứ ba, các phiên giao động sát với đường hỗ trợ và kháng cự của đường kênh đi ngang. Đây vì mục đích của nhà tạo lập thị trường là duy trì dao động của đường giá trong một ngưỡng nhất định nên ta sẽ thấy được lực cầu vô cùng thấp tại các đường kháng cự và tăng đột biến tại các đường hỗ trợ.
Điểm đáng chú ý trong giai đoạn này là thường xảy ra các đợt shakeout. nhà tạo lập thị trường sẽ cho giá cổ phiếu rơi khỏi đường hỗ trợ với mục đích làm cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ hoảng sợ và vội vàng bán cổ phiếu ra thị trường. Đây cũng là cơ hội gom cổ phiếu với giá rẻ hơn đối với nhà tạo lập thị trường.
Giai đoạn tích lũy kết thúc khi nhà tạo lập thị trường cho rằng đã thu gom đủ số lượng cổ phiếu để thâu tóm lực cung của cổ phiếu thì giai đoạn đẩy giá cổ phiếu sẽ bắt đầu.
(2) Giai đoạn tăng giá (Markup)
Sau khi giai đoạn một kết thúc, giá cổ phiếu sẽ bắt đầu tăng khỏi đường kháng cự với khối lượng giao dịch lớn, đánh dấu sự bắt đầu của giai đoạn đẩy giá cổ phiếu của nhà tạo lập thị trường. Lúc này sau khi bứt khá khỏi đường kháng cự giá cổ phiếu sẽ liên tục tạo lập đáy mới cao hơn đáy cũ, đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ hình thành một đồ thị tăng giá. Theo như quy luật cung - cầu, khi cung giảm cầu không đổi hoặc có xu hướng tăng thì cổ phiếu trở nên khan hiếm và khiến cho giá bắt đầu tăng.
Tất cả đều trong sự sắp đặt của nhà tạo lập thị trường, những người nắm giữ số lượng cổ phiếu lớn với giá rẻ và cũng là những người có khả năng chi phối lượng cung cổ phiếu của thị trường trong thời gian hiện tại. Vì thế giai đoạn này nhà tạo lập thị trường sẽ cố gắng đẩy giá cổ phiếu đi xa nhất nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Trong giai đoạn này, điểm đáng chú ý nhất đó là các phiên giao dịch bứt phá về cả khối lượng lẫn diễn biến giá. Khối lượng phiên tăng này không được quá lớn thường sẽ chỉ đạt 150% khối lượng giao dịch trung bình 20 phiên. Nếu khối lượng tăng quá mạnh có nghĩa là vẫn còn một phần cổ phiếu đang được nắm giữ bởi các nhà đầu tư nhỏ lẻ, giai đoạn tích lũy sẽ lại tiếp tục để chuẩn bị cho một đợt breakout khác. Giá đóng cửa ở phiên breakout thường sẽ rất cao, để có thể thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ, lý tưởng nhất là đạt giá trần.
Sau phiên bứt phá (breakout) thành công, giá sẽ được nhà tạo lập thị trường đẩy lển cao. Trong giai đoạn này khối lượng sẽ tăng khi giá tăng và khối lượng sẽ giảm khi giá giảm, tạo nên đồ thị giá với xu hướng tăng bền vững.Tâm lý các nhà đầu tư nhỏ lẻ lúc này là tương đối tích cực, với kỳ vọng giá sẽ còn tăng cao họ bắt đầu mua vào khiến lực cầu tăng cao đưa giá tăng nhanh. Ngược lại ở phía nhà tạo lập thị trường họ bắt đầu quá trình bán ra. Vì vậy ta thấy được khối lượng khớp lệnh sẽ tăng dần ở các mức giá cao. Bên cạnh đó trong nhịp tăng này sẽ thường xuyên xảy ra các nhịp hiệu chỉnh được tạo ra bởi các nhà tạo lập thị trường nhằm mục đích tạo cảm giác như cổ phiếu đang được giao dịch bình thường. Những phiên giá giảm này cũng đi kèm với khối lượng thấp để duy trì tâm lý hung phấn của các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Có thể nói đây là giai đoạn kiếm lời của nhà tạo lập thị trường, khi mà tiền từ túi các nhà đầu tư nhỏ dần dần chảy vào túi của họ. Số lượng cổ phiếu lớn bắt đầu được đẩy ra thị trường, ngược lại tiền đang dần được rút ra tạo nên một trạng thái bong bóng hay tăng “nóng” cho giá cổ phiếu.
(3) Giai đoạn phân phối (Distribution)
Sau một giai đoạn tăng mạnh ở trước đó, giá vẫn tăng nhưng thanh khoản có phân giảm dần, biến động giá trong các phiên tăng cũng không còn lớn. Đà tăng của cổ phiếu bắt đầu xuất hiện gia tốc giảm. Đánh dấu cho lực cầu đang bắt đầu suy yếu và sự cạn kiệt của dòng tiền.
Quá trình phân phối thường khó để nhận biết vì nhiều khi nó lại là quá trình tích lũy lại của đồ thị giá để chuẩn bị cho một giai đoạn tăng sau đó. Đặc điểm giai đoạn này có phần tương đồng với giai đoạn tích lũy khi đường giá thường giao động trong một kênh kháng cự và hỗ trợ nhất định.
Phương thức phân biệt giai đoạn tích lũy lại và giai đoạn phân phối
Để phân biệt giai đoạn tích lũy lại hay phân phối, ta thường sẽ dựa vào 2 đặc trưng cơ bản nhất của 2 giai đoạn này là khối lượng và biến động trong phiên. Trong quá trình tích lũy thường sẽ xuất hiện những đợt shakeout để rũ bỏ những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm, còn trong quá trình phân phối nhà tạo lập thị trường thường sẽ tạo ra các upthrust bars. Đặc biệt trong quá trình phân phối cần chú ý để không bị lừa bởi những breakout khỏi kênh giao dịch của giá. Nhiều khi đây chính là các climax move, nếu mua trong những giai đoạn này chính chúng ta sẽ là những người ôm cổ phiếu ở trên đỉnh giá. Nhưng nhiều khi nó lại là sự bắt đầu cho một xu hướng tăng mới. Việc đánh giá, nhìn nhận sự thay đổi của giá và khối lượng là một điều vô cùng cần thiết trong những giai đoạn này.
(4) Giai đoạn giảm giá (Markdown)
Đây là giai đoạn mà nhà tạo lập thị trường đã bán ra hết hoặc phần lớn số lượng cổ phiếu nắm giữ ra thị trường. Lúc này trên phương diện cung - cầu ta có thể thấy được sự áp đảo dần dần của lượng cung lớn. Một phiên giao dịch theo chiều hướng tiêu cực sẽ kích động tâm lý đám đông.
Giai đoạn này xảy ra ở các mức giá cao, nơi mà lực cầu suy yếu do tâm lý của đám đông là giá đã quá cao nên không muốn mua vào, bên cạnh đó là một phần nhà đầu tư mua ở giá cao đang lưỡng lự cho
Trong quá trình này, chúng ta vẫn thấy những phiên tăng giá nhẹ, xen kẽ những phiên giảm giá của cổ phiếu. Đây cũng là một trong những kế hoạch của nhà tạo lập thị trường, đôi lúc sẽ đánh lừa những nhà đầu tư nhỏ lẻ, khiên họ nhầm tưởng giá cổ phiếu đang tiếp tục được tăng và mua vào với kỳ văng nhịp tăng sẽ tiếp diễn. Tuy nhiên, một điều ta có quan sát được trong giai đoạn này là khi giá tăng khối lượng thường sẽ giảm còn khi giá giảm khối lượng giao dịch lại có xu hướng tăng.
c. Tín hiệu chỉ báo được xây dựng dựa trên lý thuyết VSA
Một số dấu hiệu cơ bản trong việc sử dụng biểu đồ dạng thanh
Để có thể nhận biết được phần nào hành động của các nhà tạo lập thị trường thông qua đồ thị giá và khối lượng. Trước tiên ta cần nắm rõ một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản thường được sử dụng trong biểu đồ dạng thanh (barchart)
Đầu tiên ta có hai khái niệm cơ bản nhất là thanh tăng (upbar) và thanh giảm (downbar). Một thanh (bar) có giá đóng cửa ngày hôm nay cao hơn giá đóng cửa ngày hôm trước thì sẽ được coi là một Upbar. Ở chiều ngược lại, Downbar lại là một bar có giá đóng cửa hôm nay thấp hơn ngày hôm trước. Có thể nói Upbar và Downbar là hai biến động ngược chiều của mô hình giá trong đồ thị barchart.
Hình 2-1. Mô hình các biến động bar cơ bản
TOBAR DOWN BAR Wide spread Small Spread
τι____ « „ „ „ ɪɔaɪ' Bai
C < Prev. C Sprefd=H-L Sp re ad H L
(Nguồn: https://www.marketvolume.com/vsa/) 24
Bên cạnh đó VSA còn yêu cầu chúng ta hiểu rõ hơn về biên độ dao động (Spread). Spread là khái niệm ám chỉ sự chênh lệch giữa giá cao nhất và giá thấp nhất trong một phiên giao dịch. Đối với một nhà đầu tư thường xuyên sử dụng barchart trong phân tích kỹ thuật thì hai khái niệm biến động mở rộng (wide spread bar) và biến động thu hẹp (narrow spread bar) hẳn sẽ rất quen thuộc. Một bar được coi là có widespread thường có sẽ có giá đóng cửa ở cách xa giá mở cửa, thường sẽ được so sánh bằng với 150% spread trung bình các phiên trước. Ngược lại thì narrow spread bar lại là một bar có spread thấp thường chỉ đạt 80% spread trung bình các phiên trước.
Các định nghĩa liên quan đến vị trí giá đóng cửa
Up close - Mức giá đóng cửa nằm ở gần mức giá cao nhất sẽ được coi là một bar có Up close (Tương đương khoảng 1/3 phía trên của thân bar)
Down close - Mức giá đóng cửa nằm ở gần mức thấp nhất sẽ được coi là một Down close (Tương đương khoảng 1/3 phía dưới của thân bar)
Mid close - Mức giá đóng của nằm ở gần vị trí trung tâm sẽ được coi là một