Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Định hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam pptx (Trang 50)

Năm Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 2009 TB Nội thất phòng ngủ KN (triệu USD) 80.4 143.3 285.7 422.4 502.8 501.6 Tỷ trọng (%) 25.2 29.9 38.4 46.8 47,3 45.6 38.87 Cửa KN (triệu USD) 3.2 5.3 10.4 15.3 15.9 19.8 Tỷ trọng (%) 1 1.1 1.4 1.7 1.5 1.8 1.42 Đồ trang trí KN (triệu USD) 4.5 7.2 14.1 10 10.63 8.8 Tỷ trọng (%) 1.4 1.5 1.9 1.6 1 0.8 1.37 Thủ công mỹ nghệ KN (triệu USD) 5.7 7.9 7.4 21.7 21.3 17.4 Tỷ trọng (%) 1.8 1.5 1.0 2.4 2 1.6 1.72 Gỗ ván KN (triệu USD) 25.5 23.9 5.2 13.5 21.3 25.3 Tỷ trọng (%) 8.0 5.0 0.7 1.5 2 2.3 3.25 Nội thất KN (triệu 8.6 12 21.6 18 21.4 27.5

nhà bếp USD) Tỷ trọng (%) 2.7 2.5 2.9 2 2.1 2.5 2.45 Phòng ăn, phòng khách KN (triệu USD) 64.7 104.5 169.6 235.6 237.1 257.4 Tỷ trọng (%) 20.3 21.8 22.8 26.1 22.3 23.4 22.78 Ghế KN (triệu USD) 38.3 64.2 105.6 102.9 153 151.8 Tỷ trọng (%) 12 13.4 14.2 11.4 14.4 13.8 13.2 Nội thất văn phòng KN (triệu USD) 51. 71.4 30.5 53 59.5 69.3 Tỷ trọng (%) 16 14.9 4.1 5.9 5.6 6.3 8.8 Loại khác KN (triệu USD) 37 46.9 93.7 5.4 8.5 9.9 Tỷ trọng (%) 11.6 9.8 12.6 0.6 0.8 0.9 6.14 (Nguồn: www.customs.ustreas.gov)

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu trung bình đồ gỗ xuất khẩu vào thị trường Mỹ giai đoạn 2005 - 2009

40% 1% 1% 2% 3% 2% 23% 13% 9% 6% NT phòng ngủ Cửa Đồ trang trí Thủ cơng mỹ nghệ Gỗ ván NT nhà bếp P. ăn, P. khách Ghế NT văn phòng Loại khác (Nguồn: www.customs.ustreas.gov)

Trong nhóm các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu trên thì xuất khẩu vào Mỹ mặt hàng đồ gỗ nội thất chiếm tỷ trọng lớn nhất hơn 70% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ vào Mỹ (nội thất phòng ngủ chiếm 53%, nội thất phòng khách chiếm 25%, ghế chiếm 11%, nội thất văn phòng chiếm 5% trong tổng kim ngạch đồ gỗ xuất khẩu vào Mỹ tháng 11/2007). Ngồi ra cịn có đồ gỗ dùng trong xây dựng, trang trí và gỗ xẻ, gỗ tấm, đồ gỗ mỹ nghệ, ván sàn,…cũng được xuất khẩu sang Mỹ với một số lượng đáng kể.

Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của các mặt hàng này là không giống nhau. Đồ gỗ nội thất trong những năm gần đây phát triển rất mạnh mẽ. Nguyên nhân là do chỉ tiêu về đồ gỗ nội thất tăng đáng kể ở hầu khắp các bang của Hoa Kỳ. Bang Clifornia là thị trường đồ gỗ nội thất quan trọng nhất của Mỹ. Còn laị xuất khẩu nhiều sản phẩm gỗ khác đang có xu thế giảm trong năm 2008 gỗ cây giảm 88,63%, hòm gỗ, hộp kệ gỗ giảm 33,62%, các sản phẩm gỗ khác giảm 43,37% so với 2007.

2.1.2. Đánh giá tổng quan về hoạt động xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Mỹ

2.1.2.1. Những thành tựu đạt được

Hiện nay mặt hàng đồ gỗ, đặc biệt là đồ gỗ nội thất của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ đã và đang cạnh tranh được với sản phẩm của các quốc gia khác. Xét riêng trong khu vực Đơng Nam Á thì Việt Nam trở thành nước đứng đầu về kim ngạch xuât khẩu đồ gỗ nội thất. Cịn trên thế giới thì Việt Nam đứng thứ ba chỉ sau Trung Quốc và Canada. Điều này chứng tỏ sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đang chứng tỏ sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường Hoa Kỳ.

Một là sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu: Như đã phân tích ở trên nhận thấy từ năm 2001 trở lại đây kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ ngày càng tăng cao, mặt hàng đồ gỗ nội thất có tốc độ tăng trưởng tương đối cao và ổn định. Doanh thu từ việc xuất khẩu đồ gỗ tăng trưởng mạnh mẽ và góp phần lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Hai là sự đa dạng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Mặt hàng đồ gỗ xuất

khẩu vào thị trường Mỹ có nhiều sự sáng tạo, trong đó có cả sự sáng tạo về chất và lượng. Hiện nay về mẫu mã sản phẩm đỗ gỗ xuất khẩu Việt Nam không chỉ dừng lại các mẫu mã các nhà nhập khẩu Mỹ gửi tới mà còn chủ động xuất khẩu những sản phẩm mang thương hiệu riêng của các doanh nghiệp Việt Nam. Tiếp đến là những sản phẩm đồ gỗ có sự chuyển biến rõ rệt về chất liệu so với những năm trước. Ngoài các sản phẩm thuần là gỗ nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ thì hiện nay đã có sự kết hợp với các vật liệu khác: inoc, sắt, nhựa… tạo độ đa dạng về mẫu mã, bền hơn. Các yếu tố trên khi kết hợp lại với nhau rất phù hợp với thị hiếu tiêu dùng tại thị trường Hoa Kỳ. Người Mỹ thường rất ưa chuộng những sản phẩm có tính cách và có sự thiết kế riêng biệt.

Ba là vấn đề tiếp thị sản phẩm, năng lực cung ứng sản phẩm phục vụ xuất khẩu của các doanh nghiệp được nâng lên rõ rệt: Khác biệt với tình trạng hoạt

động riêng lẻ manh mún như trước, hiện nay các doanh nghiệp đã có sự liên kết, hợp tác với nhau để giữ vững thị phần tại thị trường này. Các doanh nghiệp ngành gỗ cùng nhau tham gia các chương trình hội trợ để chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau phát triển.

2.1.2.2. Hạn chế

Hiện nay, đồ gỗ Việt Nam đã xâm nhập được vào thị trường Hoa Kỳ, tuy nhiên, số lượng vẫn còn hạn chế.

Một là tỷ trọng đồ gỗ Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ của Mỹ còn rất nhỏ: Năm 2006 được đánh giá là một năm phát triển rất cao của ngành

gỗ thì đỗ gỗ Việt Nam chỉ chiếm 2% trong tổng thị phần nhập khẩu gỗ của Hoa Kỳ. Đối với Việt Nam có thể đấy là con số khả quan, thể hiện dấu hiệu đáng mừng song đối với thị trường Mỹ thì con số này quá bé. Chúng ta vẫn chưa thực sự cạnh tranh được với các sản phẩm của Trung Quốc, thị phần của Trung Quốc là 49% trong tổng thị phần gấp 24,5 lần thị phần của chúng ta.

Hai là chủng loại hàng hóa, tuy đã được cải thiện nhiều trong thời gian vừa qua nhưng thực tế còn nghèo nàn, các mẫu sáng tạo chưa nhiều. Trong khi

đó các sản phẩm từ Trung Quốc lại hết sức đa dạng về mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng… đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người tiêu dùng Hoa Kỳ. Thậm trí mẫu mã chưa thích hợp, kiểu dáng chưa hợp thị hiếu người tiêu dùng. Ví dụ như thế ngồi của người Mỹ khác với của Việt Nam nên phải thiết kế cho phù hợp. Nhưng các nhà xuất khẩu Việt Nam rất ít chú trọng tới vấn đề này.

Ba là chưa thực sự cạnh tranh được về giá cả: Mặc dù có lợi thế về lao

đông, giá cả được đánh giá là thấp hơn so với những mặt hàng xuất khẩu từ các nước khác. Nhưng do sử dụng công nghệ lạc hậu, quy mơ sản xuất nhỏ, chính sách thương mại và các yếu tố khác làm đẩy giá thành cao, không cạnh tranh được với Trung Quốc. Các công ty của Mỹ nhập khẩu hàng phần lớn của Trung Quốc vì giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn và quy mô sản xuất lớn hơn.

Bốn là Các công ty Mỹ chưa đầu tư vào Việt Nam vì mơi trường đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu của họ. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ cịn có

khoảng cách so với quan hệ Mỹ - Trung. Do vậy, phần lớn họ đến Trung Quốc đầu tư và xuất khẩu về Mỹ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự lép vế của sản phẩm đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.

2.2. Thực trạng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ Việt Nam sang thị trường Mỹ

2.2.1. Phân tích tình trạng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ

Đồ gỗ xuất khẩu là một trong các mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của nước ta trong vài năm trở lại đây. Kim ngạch xuất khẩu đố gỗ của Việt Nam sang Mỹ đứng thứ hai sau hàng dệt may. Tuy nhiên như phân tích ở trên thì mặt hàng này muốn vào thị trường Mỹ thì phải chịu sự kiểm soát rất nhiều của các quy định liên quan tới vấn đề kỹ thuật. Bởi vậy trong thời gian qua nhà nước cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu đã chú ý rất nhiều tới việc lựa chọn các mặt hàng đồ gỗ đáp ứng các tiêu chuẩn của Mỹ. Hàng loạt các thay đổi về luật pháp, thể chế, chính sách phát triển lâm nghiệp của Việt Nam ngày càng phù hợp với thơng lệ quốc tế. Dưới đây là tình hình đáp ứng một số tiêu chuẩn chủ yếu của Mỹ đối với mặt hàng này

2.2.1.1. Các biện pháp chung cho các tiêu chuẩn

a. Về phía nhà nước

Thứ nhất: Hỗ trợ các doanh nghiệp về tài chính và cung cấp thông tin về thị trường xuất khẩu

Nhằm giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ trong nước, Vifores kiến nghị Nhà nước đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chính sách hiện hành trên cơ sở điều chỉnh bổ sung phù hợp từng giai đoạn, nhất là Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP để tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, đề nghị Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao chỉ đạo các thương vụ, cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngồi khi có thơng tin về các vấn đề liên quan đến thương mại lâm sản, cần sớm thông tin cho Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn kịp thời xử lý. Trong bối cảnh hiện nay, nhằm xử lý khó khăn trong thanh toán và giảm rủi ro cho doanh nghiệp, Vifores sẽ chủ động xây dựng dự án thành lập kho ngoại quan tại một số thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Về chính sách tài chính, Vifores cũng đề nghị Nhà nước giảm 30% số thuế

thu nhập doanh nghiệp phải nộp quý IV/2008 và số thuế thu nhập phải nộp năm 2009 đối với thu nhập từ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam, vì hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cùng với đó, giãn thời hạn nộp thuế thu nhập

doanh nghiệp trong 9 tháng đối những doanh nghiệp nói trên; tạm hồn 90% số thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với sản phẩm gỗ thực xuất khẩu trong trường hợp doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh tốn qua ngân hàng và hồn tiếp 10% khi có chứng từ thanh tốn.

Thứ hai: Chú trọng cơng tác quy hoạch phát triển làng nghề

Nhà nước đã tiến hành xây dựng và triển khai các cụm công nghiệp làng nghề. Trên cơ sở quy hoạch nhà nước đã đầu tư xây dựng cải thiện hệ thống đường giao thông, điện, thông tin… Xây dựng nâng cấp các cơ sở đào tạo công nhân cho các cơ sở làng nghề, hỗ trợ đào tạo nghề cho các cơ sở sản xuất. Nhà nước còn tiến hành nhiều biện pháp giúp các làng nghề quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Điều này được thể hiện rất rõ trong vài năm trở lại đây những làng nghề sản xuất đồ gỗ tập trung với quy mô lớn ở Bắc Ninh, Hà Tây, Bình Dương, Đồng Nai…

Thứ ba: Năm 2000 thành lập Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam

Việc thành lập hiệp hội là cầu nối cho các doanh nghiệp chế biến gỗ với chính phủ và các cơ quan nhà nước có liên quan. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm hiểu và liên kết với nhau có hiệu quả hơn. Hiệp hội với những biện pháp của mình cũng góp phần khơng nhỏ giúp các doanh nghiệp tiếp cận thông tin mở rộng thị trường tiêu thụ trong thời gian qua.

b. Về phía các doanh nghiệp

Một số các doanh nghiệp Việt Nam tích cực chủ động trong việc tìm hiểu thơng tin các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường Hoa Kỳ, có những biện pháp vượt rào cản hiệu quả. Biện pháp chung mà các doanh nghiệp này thường sử dụng:

Tăng cường nâng cao chất lượng hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ thông qua việc chú trọng tới việc sử dụng nguyên liệu đầu vào, đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, đào tạo đội ngũ công nhân, nâng cao tay nghề sản xuất. Các doanh nghiệp chế biến gỗ trong thời gian vừa qua đã không ngừng nhập công nghệ chế biến gỗ hiện đại từ các nước phát triển như Mỹ, các nước Châu Âu hay các nước Châu Á như Đài Loan, Trung Quốc… Nguyên liệu nhập khẩu từ Hoa Kỳ cũng chiếm tỷ lệ cao vì

nguyên liệu gỗ từ đó sẽ đảm bảo các đơn hàng từ họ. Công nhân đã được gửi đi nước ngoài đào tạo để về vận hành sử dụng các công nghệ hiện đại nhập khẩu.

Tích cực tham gia hội trợ triển lãm về đồ gỗ tại Hoa Kỳ nhằm giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận gần hơn về thông tin thị trường. Thơng qua đó giúp các doanh nghiệp chủ động trước trong các khâu sản xuất sản phẩm nhằm đáp ứng mọi yêu cầu về rào cản kỹ thuật của thị trường này, phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó hội trợ cịn là một kênh quảng bá hình ảnh của đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam rất có hiệu quả.

Tuy nhiên thực tế cho thấy những doanh nghiệp tích cực tham gia như vậy khơng nhiều thậm chí các doanh nghiệp có tham gia nhưng với số lần rất ít chủ yếu là các doanh nghiệp lớn mới có đủ điều kiện về kinh phí mới có thể tham gia, cho nên hầu hết các doanh nghiệp vẫn còn hết sức thụ động trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn này.

2.2.1.2. Quy định về sức khỏe an toàn

Quy định về sức khoẻ an toàn được nhà nước và các doanh nghiệp quan tâm đáp ứng ngay từ những năm đầu ngành gỗ có khả năng phát triển.

Để quản lý cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp thuận lợi trong việc đáp ứng quy định này chính phủ đã ban hành một số quy định cụ thể như sau

Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 72/2005/QĐ-BNN ngày 14 tháng 11 năm 2005, quy định danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quyết định này nêu ra một số loại động thực vật cũng như sản phẩm gỗ thuộc phạm vi kiểm soát của danh mục này như thực vật, các loại sản phẩm từ thực vật, phương tiện vận chuyển,… Điều lệ kiểm dịch thực vật và điều lệ Quản lý thuốc bảo vệ thực vật thì thực hiện việc kiểm dịch trong trường hợp khách hàng có yêu cầu kiểm dịch hoặc phải thực hiện theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia có quy định phải kiểm dịch.

Quy định về kiểm tra và kiểm soát lâm sản

BNN&PTNT ban hành Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN ngày 10 tháng 10 năm 2005, quy định về trình tự kiểm tra, kiểm soát và thủ tục vận chuyển, cất giữ,

chế biến lâm sản trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản quy định này áp dụng đối với tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngồi có hoạt động liên quan đến việc kiểm tra, kiểm soát vận chuyển, cất giữ, chế biến lâm sản.

Các quy định này được các doanh nghiệp thực hiện rất tốt. Trong vài năm trở lại đây hầu như có rất ít doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam nào vi phạm quy định này.

Tuy nhiên điều đáng lo ngại là trong thời gian vừa qua Mỹ đã đưa ra quy định sử dụng sản phẩm an tồn (các sản phẩm khơng độc hại đối với sức khoẻ con người) rất khắt khe, như quy định 200 hố chất khơng được sử dụng trong các loại vải, trong khi đồ gỗ sử dụng khá nhiều vải (để bọc nệm ghế, dùng trong nôi trẻ em) và nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn rất mơ hồ về loại vải nào được phép sử dụng, loại nào không được phép, dù Vifores và Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã cơng bố

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Định hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam pptx (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)