Định hướng xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Định hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam pptx (Trang 71 - 73)

tới

3.2.1. Mục tiêu xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam trong thời gian tới

Xuất khẩu sản phẩm gỗ cần phải thực sự đóng vai trị là một trong 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

- Trong 10 năm tới, duy trì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ ở mức bình quân 30%/năm. Cụ thể, giai đoạn 2011 – 2015 nhịp độ tăng trưởng kim ngạch đồ gỗ xuất khẩu đạt mức bình quân 20%/năm, đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 15 tỷ USD; Giai đoạn 2016 – 2020, nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu đố gỗ đạt 12%/năm, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ tới năm 2020 đạt khoảng 26 tỷ USD

- Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ đảm bảo đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm tối thiểu 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam

- Theo Chiến lược Lâm nghiệp Quốc gia 2006-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thì nguồn gỗ trong nước sẽ đáp ứng được theo các giai đoạn. Nâng tỷ trọng nguồn gỗ nguyên liệu trong nước đáp ứng trên 70% nhu cầu sản xuất đồ gỗ xuất khẩu vào năm 2015; nâng cao tỷ trọng gỗ rừng trồng trong nước được cấp chứng chỉ rừng

- Tái cấu trúc chi phí đầu tư theo hướng chí phí cho cơng nghệ chế biến trong giá thành sản phẩm gỗ chiếm từ 20% – 40%; nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.

- Tái cấu trúc đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý khâu xuất khẩu theo hướng đảm bảo hơn 80% nhân viên có tính chun nghiệp cao; tập chung khâu mẫu mã thiết kế sản phẩm quảng bá thương hiệu đồ gỗ Việt Nam.

- Đảm bảo 100% sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam có chứng chỉ rừng, chứng chỉ CoC, ISO 9000, ISO 14000…

3.2.2. Định hướng xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Mỹ trong thời gian tới

Đồ gỗ là một ngành tăng trưởng cao trong giỏ các hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ. Đặc biệt trong những năm gần đây sản phẩm đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh, đồ gỗ Việt Nam đứng thứ năm trong top 10 nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất vào thị trường Mỹ. Có được sự gia tăng này do một số các nguyên nhân, trong đó yếu tố quan trọng hàng đầu là từ khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực thì thuế nhập khẩu đồ gỗ từ Việt Nam vào Hoa Kỳ giảm mạnh từ 50% - 55% xuống còn 0% - 3%; Các nhà nhập khẩu đồ gỗ Mỹ tìm đến Việt Nam như một địa chỉ cung cấp đồ gỗ Châu Á để không quá lệ thuộc vào thị trường đồ gỗ Trung Quốc; Công tác xúc tiến thương mại của Việt Nam tại Hoa Kỳ gia tăng đáng kể trong thời gian qua.

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Mỹ liên tục tăng trong những năm gần đây song vẫn chỉ chiếm 2% thị phần trong tổng kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ của Mỹ. Sức cạnh tranh còn rất yếu so với Trung Quốc. Ngành đồ gỗ còn chịu nhiều sức ép từ những đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm và một hệ thống nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Mỹ.

Do đó định hướng phát triển xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ là nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường này trên cơ sở từng bước cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa ngành đồ gỗ. Chú trọng phát triển sản phẩm xuất khẩu mới, chú trọng nâng cao sức cạnh tranh về giá, kiểu dáng, sự tiện dụng của sản phẩm. Tập chung giữ vững và mở rộng thị phần trên thị trường Mỹ. Tập chung làm

nổi bật sức cạnh tranh của một số sản phẩm mũi nhọn; chú trọng trồng rừng nguyên liệu, áp dung tiêu chuẩn của chứng chỉ rừng trong quá trình trồng rừng.

Tăng cường sự quản lý của nhà nước về thực hiện các cam kết quốc tế nhằm tạo nguồn nguyên liệu lâu dài cho chế biến gỗ xuất khẩu, đảm bảo phát triển bền vững.

Bên cạnh đó trong định hướng phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ chú trọng quảng bá về hình ảnh đất nước Việt Nam, các doanh nghiệp cũng như những sản phẩm đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Mỹ. Các hoạt động xúc tiến xuất khẩu phải được đặc biệt chú trọng ở các cấp từ nhà nước, hiệp hội cho tới các doanh nghiệp.

Với những định hướng như trên, cùng với chiến lược phát triển đúng đắn hợp lý, sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các doanh nghiệp trong ngành, ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam hồn tồn có khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Định hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam pptx (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)