2.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Mỹ
2.1.1.2. Tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Vào Mỹ
Trong những năm đầu Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực thì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ liên tục tăng cao ở mức 3 con số. Năm 2002 tốc độ tăng là 177,64% so với năm 2001, năm 2003 là 142,14%, năm 2004 là 176,1%. Có thể giải thích ngun nhân của sự tăng trưởng cao và ổn định trong thời gian này là do thị trường đồ gỗ Việt Nam mới tìm kiếm được thị trường có nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ lớn là Mỹ (thị trường chiến lược cho ngành gỗ xuất khẩu phát triển). Thêm vào đó trong những năm này nề kinh tế thế giới cũng
Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng KN xuất khẩu đồ gỗ VN sang Mỹ 200
như nền kinh tế Mỹ phát triển ổn định tạo điều kiện thuân lợi cho việc phát triển quan hệ thương mại giữa 2 nước.
Năm 2009, tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giảm bởi sự suy giảm trong xây dựng địa ốc, lãi suất thị trường dài hạn cao hơn kèm theo thất nghiệp tăng. Nền kinh tế tăng trưởng thấp, hoạt động kinh doanh bất động sản đóng băng sẽ làm chững lại nhu cầu nhập khẩu gỗ trong xây dựng và nội thất trang trí. Kim ngạch 1,063 tỉ USD và mức tăng trưởng 17,784% của năm 2008 cũng đã phản ánh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ đang có xu hướng giảm dần so với năm 2006 và năm 2007. Năm 2009, có thể suy giảm kinh tế sẽ là nguyên nhân chính dẫn tới giảm kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam sang Hoa Kỳ.
Thị trường Mỹ cũng là thị trường mở nên cạnh tranh rất ác liệt và nước có
lao động rẻ như Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị phần lớn nhất (37%) trong nhập khẩu của Mỹ, Canada đứng thứ 2 (18%) và Mehico đứng thứ 3 (17%). Nhờ có hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ từ cuối năm 2001, Việt Nam đã thâm nhập thị trường Mỹ và năm 2003 đã đứng vào danh sách 15 nước xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ.
Bảng 2.2. Xuất khẩu đồ gỗ (HTS94) của các nước/khu vực sang Mỹ năm 2002
(Thị phần nhập khẩu đồ nội thất và đồ gỗ của Mỹ)
Đơn vị tính: % Nước/khu vực Tỷ trọng (%) Trung quốc 35.7 Canada 18.4 Mehico 16.9 Italia 3.6 Đài Loan 3.1 Indonexia 1.9 Malaysia 1.5
Thái lan 1 Philippin 0.9 Brazil 1.1 Anh 0.7 Việt Nam 0.6 Đan Mạch - (Nguồn: USITC)
Theo USITC, mặt hàng đồ gỗ Việt Nam từ 2002 mới có cơ hội thâm nhập vào thị trường Mỹ, đứng thứ 12 và chiếm tỉ trọng 0,7% nhập khẩu hàng năm của Mỹ. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ qua các năm gần đây có xu hướng tăng cao.
Bảng 2.3: Thị phần các nước xuất khẩu đồ gỗ sang Hoa Kỳ
Đơn vị: triệu USD
Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Trung quốc 5.200 6.600 8.700 8.893 10.788 Canada 2.200 2.200 2.300 3.972 4.017 Italia 1.300 1.300 1.200 1.182 1.042 Mexico 759 837 976 1.900 1.992 Malaysia 468 50 60 626 735 Dai loan 48 49 539 448 496 Indonexia 520 500 532 537 602 Thai lan 356 373 464 471 440 Braxin 269 319 443 450 467
Viet Nam 44.7 115.5 318.9 479.24 744
Philippin 180 183 203 220 240
(Nguồn: www.customs.ustreas.gov)
Trong năm 2006 thị phần đỗ gỗ nhập khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ đã được cải thiện rất nhiều tăng từ 0,7% năm 2002 lên 2% năm 2006
Năm 2006, tỷ trọng mặt hàng đồ gỗ Việt Nam chiếm 2% trong tổng số kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ. Tuy còn là con số nhỏ so với 49% của Trung Quốc, 15% của Canada nhưng chúng ta đã cố gắng rất nhiều để đạt được kết quả này. Năm 2010 Việt Nam giữ vị trí thứ tư trong các nước xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang Mỹ với kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất trong 4 tháng đầu năm 2010 đạt 509,8 triệu USD.
Nhìn lại thị phần từ năm 2001 chỉ là 0,2%, tăng lên 0,7% năm 2002 và năm 2006 là 2%, năm 2010 là quốc gia giữ vị trí thứ tư trong các nước xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang Mỹ chứng tỏ sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường. Trong thời gian không xa chúng ta sẽ là đối thủ mạnh đối với các nước xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường này. Qua đó chứng tỏ ngành đồ gỗ Việt Nam có rất nhiều cơ hội phát triển tại Mỹ.
2.1.1.4. Cơ cấu các mặt hàng đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ
Sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ từ chỗ chỉ là sản phẩm thơ (gỗ trịn, gỗ xẻ) đã phát triển lên một trình độ gia cơng cao hơn, áp dụng công nghệ tẩm, sấy, trang trí bề mặt… xuất khẩu các sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm có giá trị gia tăng về công nghệ và lao động. Có thể chia các sản phẩm gỗ xt khẩu của Việt Nam thành 4 nhóm chính:
Nhóm sản phẩm đồ mộc ngoài trời bao gồm các loại bàn ghế, vườn, ghế
băng, che nắng, ghế xích đu... làm hồn tồn từ gỗ hoặc kết hợp với các vật liệu khác như sắt, nhôm, nhựa.
Nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn ghế, giường tủ, giá
liệu khác như da, vải... Trong những năm gần đây nhóm hàng này đã có sự tăng trưởng về xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Nhóm đồ gỗ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm bàn, ghế, tủ... áp
dụng cho các công nghệ chạm, khắc, khảm. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 30 triệu USD.
Nhóm sản phẩm dăm gỗ sản xuất từ gỗ rừng trồng mọc nhanh như các loại
gỗ keo tai tượng, keo lai, keo lá tràm, gỗ bạch đàn…
Bảng 2.4: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ
Năm Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 2009 TB Nội thất phòng ngủ KN (triệu USD) 80.4 143.3 285.7 422.4 502.8 501.6 Tỷ trọng (%) 25.2 29.9 38.4 46.8 47,3 45.6 38.87 Cửa KN (triệu USD) 3.2 5.3 10.4 15.3 15.9 19.8 Tỷ trọng (%) 1 1.1 1.4 1.7 1.5 1.8 1.42 Đồ trang trí KN (triệu USD) 4.5 7.2 14.1 10 10.63 8.8 Tỷ trọng (%) 1.4 1.5 1.9 1.6 1 0.8 1.37 Thủ công mỹ nghệ KN (triệu USD) 5.7 7.9 7.4 21.7 21.3 17.4 Tỷ trọng (%) 1.8 1.5 1.0 2.4 2 1.6 1.72 Gỗ ván KN (triệu USD) 25.5 23.9 5.2 13.5 21.3 25.3 Tỷ trọng (%) 8.0 5.0 0.7 1.5 2 2.3 3.25 Nội thất KN (triệu 8.6 12 21.6 18 21.4 27.5
nhà bếp USD) Tỷ trọng (%) 2.7 2.5 2.9 2 2.1 2.5 2.45 Phòng ăn, phòng khách KN (triệu USD) 64.7 104.5 169.6 235.6 237.1 257.4 Tỷ trọng (%) 20.3 21.8 22.8 26.1 22.3 23.4 22.78 Ghế KN (triệu USD) 38.3 64.2 105.6 102.9 153 151.8 Tỷ trọng (%) 12 13.4 14.2 11.4 14.4 13.8 13.2 Nội thất văn phòng KN (triệu USD) 51. 71.4 30.5 53 59.5 69.3 Tỷ trọng (%) 16 14.9 4.1 5.9 5.6 6.3 8.8 Loại khác KN (triệu USD) 37 46.9 93.7 5.4 8.5 9.9 Tỷ trọng (%) 11.6 9.8 12.6 0.6 0.8 0.9 6.14 (Nguồn: www.customs.ustreas.gov)
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu trung bình đồ gỗ xuất khẩu vào thị trường Mỹ giai đoạn 2005 - 2009
40% 1% 1% 2% 3% 2% 23% 13% 9% 6% NT phịng ngủ Cửa Đồ trang trí Thủ công mỹ nghệ Gỗ ván NT nhà bếp P. ăn, P. khách Ghế NT văn phịng Loại khác (Nguồn: www.customs.ustreas.gov)
Trong nhóm các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu trên thì xuất khẩu vào Mỹ mặt hàng đồ gỗ nội thất chiếm tỷ trọng lớn nhất hơn 70% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ vào Mỹ (nội thất phòng ngủ chiếm 53%, nội thất phòng khách chiếm 25%, ghế chiếm 11%, nội thất văn phòng chiếm 5% trong tổng kim ngạch đồ gỗ xuất khẩu vào Mỹ tháng 11/2007). Ngồi ra cịn có đồ gỗ dùng trong xây dựng, trang trí và gỗ xẻ, gỗ tấm, đồ gỗ mỹ nghệ, ván sàn,…cũng được xuất khẩu sang Mỹ với một số lượng đáng kể.
Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của các mặt hàng này là không giống nhau. Đồ gỗ nội thất trong những năm gần đây phát triển rất mạnh mẽ. Nguyên nhân là do chỉ tiêu về đồ gỗ nội thất tăng đáng kể ở hầu khắp các bang của Hoa Kỳ. Bang Clifornia là thị trường đồ gỗ nội thất quan trọng nhất của Mỹ. Còn laị xuất khẩu nhiều sản phẩm gỗ khác đang có xu thế giảm trong năm 2008 gỗ cây giảm 88,63%, hòm gỗ, hộp kệ gỗ giảm 33,62%, các sản phẩm gỗ khác giảm 43,37% so với 2007.
2.1.2. Đánh giá tổng quan về hoạt động xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Mỹ
2.1.2.1. Những thành tựu đạt được
Hiện nay mặt hàng đồ gỗ, đặc biệt là đồ gỗ nội thất của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ đã và đang cạnh tranh được với sản phẩm của các quốc gia khác. Xét riêng trong khu vực Đơng Nam Á thì Việt Nam trở thành nước đứng đầu về kim ngạch xuât khẩu đồ gỗ nội thất. Còn trên thế giới thì Việt Nam đứng thứ ba chỉ sau Trung Quốc và Canada. Điều này chứng tỏ sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đang chứng tỏ sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường Hoa Kỳ.
Một là sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu: Như đã phân tích ở trên nhận thấy từ năm 2001 trở lại đây kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ ngày càng tăng cao, mặt hàng đồ gỗ nội thất có tốc độ tăng trưởng tương đối cao và ổn định. Doanh thu từ việc xuất khẩu đồ gỗ tăng trưởng mạnh mẽ và góp phần lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Hai là sự đa dạng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Mặt hàng đồ gỗ xuất
khẩu vào thị trường Mỹ có nhiều sự sáng tạo, trong đó có cả sự sáng tạo về chất và lượng. Hiện nay về mẫu mã sản phẩm đỗ gỗ xuất khẩu Việt Nam không chỉ dừng lại các mẫu mã các nhà nhập khẩu Mỹ gửi tới mà còn chủ động xuất khẩu những sản phẩm mang thương hiệu riêng của các doanh nghiệp Việt Nam. Tiếp đến là những sản phẩm đồ gỗ có sự chuyển biến rõ rệt về chất liệu so với những năm trước. Ngoài các sản phẩm thuần là gỗ nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ thì hiện nay đã có sự kết hợp với các vật liệu khác: inoc, sắt, nhựa… tạo độ đa dạng về mẫu mã, bền hơn. Các yếu tố trên khi kết hợp lại với nhau rất phù hợp với thị hiếu tiêu dùng tại thị trường Hoa Kỳ. Người Mỹ thường rất ưa chuộng những sản phẩm có tính cách và có sự thiết kế riêng biệt.
Ba là vấn đề tiếp thị sản phẩm, năng lực cung ứng sản phẩm phục vụ xuất khẩu của các doanh nghiệp được nâng lên rõ rệt: Khác biệt với tình trạng hoạt
động riêng lẻ manh mún như trước, hiện nay các doanh nghiệp đã có sự liên kết, hợp tác với nhau để giữ vững thị phần tại thị trường này. Các doanh nghiệp ngành gỗ cùng nhau tham gia các chương trình hội trợ để chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau phát triển.
2.1.2.2. Hạn chế
Hiện nay, đồ gỗ Việt Nam đã xâm nhập được vào thị trường Hoa Kỳ, tuy nhiên, số lượng vẫn còn hạn chế.
Một là tỷ trọng đồ gỗ Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ của Mỹ còn rất nhỏ: Năm 2006 được đánh giá là một năm phát triển rất cao của ngành
gỗ thì đỗ gỗ Việt Nam chỉ chiếm 2% trong tổng thị phần nhập khẩu gỗ của Hoa Kỳ. Đối với Việt Nam có thể đấy là con số khả quan, thể hiện dấu hiệu đáng mừng song đối với thị trường Mỹ thì con số này quá bé. Chúng ta vẫn chưa thực sự cạnh tranh được với các sản phẩm của Trung Quốc, thị phần của Trung Quốc là 49% trong tổng thị phần gấp 24,5 lần thị phần của chúng ta.
Hai là chủng loại hàng hóa, tuy đã được cải thiện nhiều trong thời gian vừa qua nhưng thực tế còn nghèo nàn, các mẫu sáng tạo chưa nhiều. Trong khi
đó các sản phẩm từ Trung Quốc lại hết sức đa dạng về mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng… đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người tiêu dùng Hoa Kỳ. Thậm trí mẫu mã chưa thích hợp, kiểu dáng chưa hợp thị hiếu người tiêu dùng. Ví dụ như thế ngồi của người Mỹ khác với của Việt Nam nên phải thiết kế cho phù hợp. Nhưng các nhà xuất khẩu Việt Nam rất ít chú trọng tới vấn đề này.
Ba là chưa thực sự cạnh tranh được về giá cả: Mặc dù có lợi thế về lao
đông, giá cả được đánh giá là thấp hơn so với những mặt hàng xuất khẩu từ các nước khác. Nhưng do sử dụng công nghệ lạc hậu, quy mơ sản xuất nhỏ, chính sách thương mại và các yếu tố khác làm đẩy giá thành cao, không cạnh tranh được với Trung Quốc. Các công ty của Mỹ nhập khẩu hàng phần lớn của Trung Quốc vì giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn và quy mô sản xuất lớn hơn.
Bốn là Các công ty Mỹ chưa đầu tư vào Việt Nam vì môi trường đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu của họ. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ cịn có
khoảng cách so với quan hệ Mỹ - Trung. Do vậy, phần lớn họ đến Trung Quốc đầu tư và xuất khẩu về Mỹ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự lép vế của sản phẩm đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.
2.2. Thực trạng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ Việt Nam sang thị trường Mỹ
2.2.1. Phân tích tình trạng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ
Đồ gỗ xuất khẩu là một trong các mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của nước ta trong vài năm trở lại đây. Kim ngạch xuất khẩu đố gỗ của Việt Nam sang Mỹ đứng thứ hai sau hàng dệt may. Tuy nhiên như phân tích ở trên thì mặt hàng này muốn vào thị trường Mỹ thì phải chịu sự kiểm sốt rất nhiều của các quy định liên quan tới vấn đề kỹ thuật. Bởi vậy trong thời gian qua nhà nước cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu đã chú ý rất nhiều tới việc lựa chọn các mặt hàng đồ gỗ đáp ứng các tiêu chuẩn của Mỹ. Hàng loạt các thay đổi về luật pháp, thể chế, chính sách phát triển lâm nghiệp của Việt Nam ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế. Dưới đây là tình hình đáp ứng một số tiêu chuẩn chủ yếu của Mỹ đối với mặt hàng này
2.2.1.1. Các biện pháp chung cho các tiêu chuẩn
a. Về phía nhà nước
Thứ nhất: Hỗ trợ các doanh nghiệp về tài chính và cung cấp thơng tin về thị trường xuất khẩu
Nhằm giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ trong nước, Vifores kiến nghị Nhà nước đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chính sách hiện hành trên cơ sở điều chỉnh bổ sung phù hợp từng giai đoạn, nhất là Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP để tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, đề nghị Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao chỉ đạo các thương vụ, cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngồi khi có thơng tin về các vấn đề liên quan đến thương mại lâm sản, cần sớm thông tin cho Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn kịp thời xử lý. Trong bối cảnh hiện nay, nhằm xử lý khó khăn trong thanh tốn và giảm rủi ro cho doanh nghiệp, Vifores sẽ chủ động xây dựng dự án thành lập kho ngoại quan tại một số thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Về chính sách tài chính, Vifores cũng đề nghị Nhà nước giảm 30% số thuế
thu nhập doanh nghiệp phải nộp quý IV/2008 và số thuế thu nhập phải nộp năm 2009 đối với thu nhập từ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam, vì hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cùng với đó, giãn thời hạn nộp thuế thu nhập