Xu hướng phát triển thị trường đồ gỗ Mỹ

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Định hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam pptx (Trang 69 - 71)

3.1.1. Thị hiếu tiêu dùng đồ gỗ của người Mỹ

Người Mỹ không quan tâm nhiều đến chất liệu và màu sắc có tự nhiên hay khơng. Họ cần hồn thiện sản phẩm một cách chu đáo, phong cách trang trí đơn giản và màu sắc thích hợp, nó thể hiện qua cách đánh bóng, độ mịn bề mặt, bả lề và các phụ kiện chắc chắn, độ khít sản phẩm, đóng mở tiện lợi dễ dàng. Phong cách trang trí đóng vai trị hết sức quan trọng giúp họ quyết định có nên mua hay không. Hầu hết thiết kế nhà của người Mỹ đều mang phong cách hiện đại nên đồ trang trí nội thất cũng phải phù hợp với phong cách đó. Hàng đồ gỗ chạm khảm hoa lá hiếm khi thấy xuất hiện trên thị trường Mỹ, thậm chí những đường cong, đường uốn cũng phải giảm thiểu một cách tối đa.

Nói chung thị trường Mỹ khơng q khó tính và nhiều khi mẫu mã sản phẩm đã cũ đối với bang này nhưng lại rất bán chạy khi chuyển đến bang khác. Ngoài ra, cách phân phối hàng thường kết hợp giữa việc bán hàng trên mạng, phân phối tại các hệ thống cửa hàng bán lẻ nên các nhà nhập khẩu thường yêu cầu đối tác có khả năng cung cấp số lượng lớn và rút ngắn thời gian giao hàng.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của một số doanh nghiệp chế biến đồ gỗ Việt Nam người tiêu dùng Mỹ có vẻ ưa chuộng vẻ đẹp bên ngồi, họ khơng thích “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” mà ngược lại “tốt nước sơn hơn tốt gỗ”. Họ không cần các sản phẩm được làm bằng các loại gỗ tốt như lim, gụ… mà chỉ cần gỗ cao su, gỗ thầu dầu, thậm chí là MDF (ván gỗ ép) nhưng nước sơn phủ bên ngoài phải thật đẹp, bắt mắt.

3.1.2. Xu hướng tiêu dùng đồ gỗ của người Mỹ

Xu hướng tiêu dùng đồ gỗ của người Mỹ mang nhiều tính đặc thù của thị trường đỗ gỗ Hoa Kỳ, trong đó yếu tố gần gũi và bảo vệ thiên nhiên rất quan trọng. Người Mỹ ngày càng chú trọng đồ gỗ có gắn nhãn sinh thái, chứng chỉ FSC, chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm CoC, hạn chế sử dụng vật liệu khơng an tồn cho người tiêu dùng… Nó địi hỏi những nhà cung cấp sản phẩm phải chứng minh được rõ nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu làm nên sản phẩm. Bên cạnh đó, hình thức chứng minh nguồn gốc này phải tiện dụng thì mới hấp dẫn được người tiêu dùng Hoa Kỳ.

3.1.3. Xu hướng gia tăng các rào cản kỹ thuật

Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng trong khó khăn, các nền kinh tế đều đang có xu hướng tăng cường các rào cản thương mại. Nhật Bản vừa siết chặt hơn các điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật với sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu; Hoa Kỳ và Pháp ra quy định cao hơn giảm tỷ lệ hàm lượng chì, keo trong gỗ nhập khẩu của Việt Nam xuống rất thấp; Hoa Kỳ thông qua dự luật PBNS yêu cầu giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc... Hoa Kỳ cũng mới thực hiện Luật Điều chỉnh bổ sung các mặt hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

Những mặt hàng mà cơ quan an toàn vệ sinh thực phẩm của Hoa Kỳ đặc biệt lưu ý là: Sách vở, dụng cụ học tập, sản phẩm dùng để vệ sinh răng miệng và đồ gỗ. Có những quy định rất nhỏ như nếu lớp sơn trên dây kéo quần dành cho trẻ em có hàm lượng chì thì sản phẩm đó sẽ vĩnh viễn bị cấm nhập vào Hoa Kỳ. Ngành xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào Hoa Kỳ cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Đạo luật Nơng nghiệp 2008 - bắt đầu có hiệu lực từ năm 2009.

3.1.4. Xu hướng gia tăng cạnh tranh

Xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ đang có xu hướng gia tăng cạnh tranh quyết liệt về chất lượng, thương hiệu sản phẩm, kênh phân phối tiêu thụ trực tiếp, dịch vụ bảo hành, sản phẩm khuyến mãi… hơn là cạnh tranh về giá cả. Khi đồ gỗ có thương hiệu nổi tiếng có chất lượng như nhau thì người Mỹ sẽ có xu hướng chọn sản phẩm có giá cạnh tranh thấp hơn, kèm theo các dịch vụ bảo hành khuyến mãi bằng quà tặng các vật trang trí để tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Định hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam pptx (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)