Nhận thức được tầm quan trọng của những ngành phụ trợ và cải thiện

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Định hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam pptx (Trang 90 - 108)

hiệu suất của những ngành này

Các doanh nghiệp tiên tiến thường tập trung vào những mảng mà họ có khả năng thực hiện tốt nhất và mua những nguyên liệu và dịch vụ khác trên thị trường. Mục tiêu của những ngành hỗ trợ này là làm tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm

thành phẩm. Do đó, điều quan trọng là những doanh nghiệp này có thể đáp ứng được tiêu chí về chất lượng, chi phí và chuyển giao. Mặc dù những ngành hỗ trợ đang bắt đầu triển khai ở Việt Nam, nhưng những nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp, tư nhân cần phải hiểu được tầm quan trọng của những ngành hỗ trợ để vừa có sự sáng tạo và vừa triển khai những ngành này bằng nỗ lực của chính mình. Do đó, cần làm rõ và dễ hiểu về những nhân tố liên quan như pháp luật, các biện pháp xúc tiến có hiệu quả và các chính sách hỗ trợ.

KẾT LUẬN

Sau gần 10 năm Hiệp định thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực quan hệ thương mại hai chiều về đồ gỗ đã đạt được những thành công nhất đinh. Các mặt hàng đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ có xu hướng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Điều đó cho thấy đồ gỗ Việt Nam đang dần đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật khắt khe của thị trường này. Tuy nhiên các rào cản kỹ thuật đặt ra ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Mỹ khai thác triệt để các hàng rào kỹ thuật để bảo hộ sản xuất và người tiêu dùng trong nước. Điều đáng quan tâm là năng lực đáp ứng rào cản của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, bị động với các rào cản về tiêu chuẩn hàng hoá (do không hiểu biết pháp luật quốc tế).

Theo cách tiếp cận đó, đề tài đã đi sâu nghiên cứu những rào cản kỹ thuật mà Mỹ đặt ra với đồ gỗ nhập khẩu; Phân tích, đánh giá thực trạng đáp ứng những tiêu chuẩn đó của ngành đồ gỗ Việt Nam. Từ đó đưa ra một số giải pháp có tính thiết thực giúp các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam vượt qua những rào cản này, nhằm nâng cao hơn nữa khả năng xuất khẩu của ngành sang thị trường Mỹ trong thời gian tới.

Trong quá trình tìm hiểu và viết bài, do trình độ lý luận còn hạn chế, thiếu kiến thức thực tế nên chuyên đề còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn góp phần tích cực vào thực tiễn hoạt động xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục sách

1. Bộ tài chình Mỹ, Xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Tổng cục Hải quan

2. Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng (Đồng chủ biên) (2004), Giáo trình

kinh tế quốc tế, NXB Lao Động – Xã Hội.

3. Đào Thi Thu Giang (2009), Biện pháp vượt rào cản phi thuế quan đối với

hàng hóa xuất khẩu tại Việt Nam, NXB Tài Chính

4. Trần Xuân Lịch (2004), Chính sách phát triển kinh tế – Kinh nghiệm và bài

học của Trung Quốc (tập 1 và 2), NXB Giao Thông Vận Tải.

5. Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ (2007), Xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ:

Những điều cần biết phần 2 (sách tham khảo).

6. Vũ Hồng Linh, Trương Sĩ Thăng, Phạm Thanh Phong (Đồng chủ biên)

(2001), Quy định pháp luật về nhãn hiệu, nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

7. Trần Văn Chu, Nguyễn Văn Bình (2006), Cẩm nang thị trường Hoa Kỳ,

NXB Thế Giới

8. Trần Văn Chu (2000), Doanh nghiệp với thị trường Hoa Kỳ, NXB Thế Giới

9. Võ Thanh Thu (2001), Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ, NXB Thống Kê

Danh mục báo, tạp chí

1. Tạp chí châu Mỹ ngày nay

Đặc điểm thị trường và những điều chỉnh trong chính sách thương mại của Mỹ, Số 1(82)/2005

Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ và sự phát triển kinh tế của Việt Nam , Số 6(75)/2004

2. Tạp chí thương mại

Thách thức với một tỷ USD xuất khẩu gỗ chế biến, Số 10/2004 Thị trường Mỹ: Lợi thế cho sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ, Số 17/2004 Xuất khẩu đồ gỗ sứ bật thần kỳ, Số 3,4,5/2005 Danh mục Website 1. http://www.cpsc.gov 2. http://www.quatest3.com.vn 3. http://atpvietnam.com 4. http://www.vietnam-ustrade.org 5. http://www.tavicowood.com 6. http://www.docstoc.com 7. http://www.vinafor.com.vn 8. http://www.thuongmai.vn 9. http://sangocongnghiep.biz 10. http://www.vinanet.com.vn 11. http://www.xaluan.com 12. http://www.agro.gov.vn 13. http://kinhte24h.com 14.http://www.customs.gov.vn 15. http://vietcraft.org.vn/tin-tuc 16. http://www.ttnn.com.vn 17.http://www.costoms.ustreas.gov

PHỤ LỤC

Phụ lục1. Tổng quan Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế - Hiệp định TBT

1.1. Mục đích và nội dung của hiệp định

Mục đích: Việc thông qua Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại trong khuôn khổ WTO là nhằm thừa nhận sự cần thiết của các biện pháp kỹ thuật đồng thời kiểm soát các biện pháp này nhằm đảm bảo các nước thành viên sử dụng đúng mục đích và không trở thành công cụ bảo hộ. Hiệp định đưa ra các nguyên tắc và điều kiện mà các nước thành viên WTO phải tuân thủ khi ban hành và áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hay các quy trình đánh giá hợp chuẩn, hợp quy của hàng hoá.

Nội dụng của Hiệp định: Hiệp định TBT gồm 6 phần với 15 điều và 3 phụ lục, thừa nhận tầm quan trọng của các tiêu chuẩn quốc tế và các hệ thống đánh giá sự phù hợp, đồng thời mong muốn tăng cường việc xây dựng những tiêu chuẩn và hệ thống này. Bao gồm 4 nội dung chính.

- Quy định về sức khỏe và an toàn

- Quy định về bảo vệ môi trường

- Quy định về trách nhiệm xã hội

- Quy định về chất lượng

1.2. Nguyên tắc của Hiệp định

Khi ban hành các quy định về kỹ thuật đối với hàng hoá, mỗi nước thành viên WTO đều phải đảm bảo rằng việc áp dụng các quy định này đảm bảo các nguyên tắc sau:

Không phân biệt đối xử: TBT quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng cho tất cả các nước thành viên không phân biệt trình độ kinh tể, vị trí lãnh thổ…Các quy định về chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa phải đảm bảo có sự đối xử bình đẳng giữa các nước thành viên WTO giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu.

Đảm bảo tính vừa đủ: Tránh tạo ra rào cản không cần thiết đối với thương mại quốc tế. Không được áp dụng quá mức các rào cản kỹ thuật để hạn chế các dòng thương mại.

Hài hoà hoá: Dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế chung tương đương để thực hiện và xây dựng các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của từng quốc gia.

Minh bạch: Các tiêu chuẩn về tiêu chuẩn kỹ thuật phải được công bố phổ biến cho các đối tượng liên quan và xã hội nói chung nắm bắt được.

Đây là những công cụ quan trọng mà doanh nghiệp có thể sử dụng để bước đầu nhận biết một biện pháp kỹ thuật có tuân thủ WTO hay không để từ đó có biện pháp khiếu nại, khiếu kiện hợp lý nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.

1.4. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Hiệp định

1.4.1. Đối tượng điều chỉnh của hiệp định

 Quy chuẩn kỹ thuật (technical regulations) là những yêu cầu kỹ thuật bắt

buộc áp dụng (các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ): Văn bản quy định các đặc tính của sản hoặc quá trình có liên quan tới sản phẩm và phương pháp sản xuất, bao gồm cả các điều khoản hành chính thích hợp, mà việc tuân thủ chúng là bắt buộc. Văn bản này có thể bao gồm hoặc gắn liền với thuật ngữ, biểu tượng cách thức bao gói, dãn nhãn hoặc ghi nhãn áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất nhất định.

Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards) là các yêu cầu kỹ thuật được chấp thuận bởi một tổ chức đã được công nhận nhưng không có giá trị áp dụng bắt buộc: Văn bản do một cơ quan thừa nhận ban hành để sử dụng rộng rãi và lâu dài, trong đó các quy định quy tắc, hướng dẫn các đặc tính đối với sản phẩm hoặc các quy trình sản xuất có liên quan. Văn bản này cũng có thể bao gồm hoặc gắn liền với thuật ngữ,

nhãn áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất nhất định Quy trình đánh giá sự phù hợp của một loại hàng hoá với các quy định/tiêu chuẩn kỹ thuật (conformity assessment procedure): Bất cứ quy trình được sử dụng trực tiếp hay gián tiếp để xác định các yêu cầu liên quan trong các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn có được thỏa mãn hay không.

1.4.2. Phạm vi điều chỉnh của hiệp định

Phạm vi điều chỉnh của hiệp định TBT là bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng; bảo vệ đời sống của động thực vật; bảo vệ môi trường; ngăn chặn các thông tin không chính xác; các mục đích khác liên quan đến các quy định về chất lượng, hài hòa hóa...Tất cả các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp đều là đối tượng của hiệp định này, tuy nhiên không áp dụng đối với các nội dung điều chỉnh theo hiệp định SPS, mua sắm của chính phủ và dịch vụ. Phạm vi áp dụng của hiệp định TBT rất rộng bao gồm Chính phủ Trung ương, chính quyền địa phương,

Phụ lục 2: Đặc điểm chung của thị trường Mỹ

Mỹ là một nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới với dân số

khoảng hơn 307 triệu người năm 2009 (http://soyte.phutho.gov.vn). Là một thị

trường có sức tiêu thụ lớn Mỹ đứng hạng thứ 8 về tổng sản lượng nội địa trên đầu người và hạng 4 về tổng sản phẩm nội địa trên đầu người theo sức mua tương đương. Mỹ là nước nhập khẩu hàng hóa lớn nhất và là nước xuất khẩu lớn nhất trên thế giới với kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa khoảng 1.200 tỷ USD/năm. Các sản phẩm nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Mỹ, do đó Mỹ là thị trường chiến lược lớn của nhiều nước xuất khẩu.

Mỹ được coi là một thị trường bảo hộ lợi ích người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn lợi tự nhiên…Do đó Mỹ là một nước có chính sách nhập khẩu hàng hóa phức tạp được xây dựng trên hệ thống pháp luật pháp chặt chẽ và quy định của các tổ chức quốc tế, đồ sộ bậc nhất thế giới. Trên lãnh thổ nước Mỹ nếu không có luật sư thì ngay cả người dân Mỹ cũng khó sinh sống một cách bình thường. Vì vậy quan hệ thương mại với Mỹ thường phải thuê luật sư riêng hoặc gắn với tư vấn pháp luật; Thực thi bảo hộ cho nền sản xuất trong nước bằng các công cụ tinh vi phù hợp với các quy định của WTO. Trong chính sách thương mại của Mỹ, doanh nghiệp Mỹ có thể sử dụng các biên pháp tự vệ hoặc đối kháng theo quyết định của tống thống Hoa Kỳ; Nhiều các yêu cầu của hải quan, nhiều quy định cấm, hạn chế nhập khẩu còn chịu sự điều tiết của nhiều luật thuộc quyền quản lý của các cơ quan công quyền khác, theo luật bang và liên bang khác nhau. Các luật này được xây dựng ở nhiều năm khác nhau. Luật mới ban hành không phủ nhận luật cũ nên rất phức tạp. Trong những trường hợp này hàng nhập khẩu chỉ được thông quan nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định trong các luật lệ kiên quan. Ngoài ra điều rất quan trọng là thị trường này kiểm soát rất chặt chẽ các quy định về xuất xứ. Đặc

trường này khác với các thị trường khác thậm chí khác so với quy định chung của thế giới. Điều này đã gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường Mỹ.

Thứ nhất: Mỹ là thị trường có tính mở cao

Mỹ là quốc gia tiên phong trong trong việc ủng hộ thương mại quốc tế, các quy chế xuất nhập khẩu mà quốc gia này đã và đang áp dụng phù hợp với nguyên tắc cơ bản của WTO. Đây là quốc gia nhập khẩu lớn các mặt hàng có khối lượng lao động cao. Trong đó nhiều mặt hàng tiêu dùng thông thường mà Mỹ hầu như không sản xuất. Thông qua chính sách mở cửa của mình các nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng Mỹ có thể tiếp cận với hàng hóa dịch vụ từ nước ngoài với những điều kiện tốt nhất. Trong hầu hết các chính sách của mình Mỹ luôn chủ trương đặt hệ thống thương mại đa phương vào trung tâm các quan hệ. Luôn có xu hướng mở cửa thị trường một cách cao độ thông qua các cuộc đàm phán song phương và đa phương.

Tính mở của thị trường còn thể hiện ở nhu cầu thị hiếu cũng như những tiêu dùng trong tiêu dùng của người Mỹ không quá khắt khe như thị trường Châu Âu, Nhật Bản. Mặt khác là đất nước đa sắc tộc, các tầng lớp dân cư trong xã hội cũng có sự phân hóa nhất định vì nhu cầu tiêu dùng của những tầng lớp khác nhau là khác nhau, hàng hóa tiêu thụ trên thị trường Mỹ sẽ đa dạng và phong phú hơn về chủng loại lẫn chất lượng. Sức tiêu thụ hàng hóa trên thị trường Mỹ là vô cùng lớn hấp dẫn với bất kỳ nhà xuất khẩu nào. Người tiêu dùng ở thị trường này chủ yếu là phụ nữ và giới trẻ.

Thứ hai: Hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Mỹ thường phải đảm bảo tính quy chuẩn và thống nhất cao độ

Là thị trường rộng lớn có nhu cầu đa dạng nhưng đồng thời cũng là thị trường có những quy định tương đối chặt chẽ đối với hàng hóa nhập khẩu. Thông thường hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Mỹ có khối lượng lớn, phải

đảm bảo được quy chuẩn đúng thời hạn, đặc biệt là không phương hại tới lợi ích quốc gia, lợi ích của các công ty nhập khẩu, cũng như lợi ích của người tiêu dùng. Hàng hóa trước khi được phân phối tới người tiêu dùng phải được kiểm định chặt chẽ, chỉ khi đáp ứng được các chuẩn mực nhất định thì mới được đưa vào lưu thông tới người tiêu dùng cuối cùng. Ngoài ra các quy trình nhập khẩu vào thị trường của Mỹ cũng như những quy định chung về cách tính hải quan về hình thức của hóa đơn thương mại đặc biệt là vấn đề xuất xứ sản phẩm đặc biệt được coi trọng. Mức thuế áp dụng cho các quốc gia từ các nhóm nước khác nhau là hoàn toàn khác nhau.

Thứ ba: Hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ còn phụ thuộc vào nhiều chứng chỉ bắt buộc.

Ngày nay thế giới có xu thế hạn chế sự can thiệp của bên thứ ba vào việc quản lý chất lượng sản phẩm. Sự phát triển của công nghệ, hiểu biết của người tiêu dùng trong một số lĩnh vực như: thiết bị điện, đồ gia dụng…đã cho phép nhiều nước trên thế giới giảm yêu cầu thử nghiệm vào chứng nhận chất lượng trước khi tiếp thị ra thị trường bên ngoài mà chủ yếu dựa vào chứng chỉ chất lượng của chính nhà sản xuất và sự giám sát quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hàng hóa sau khi đưa vào lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, ở một quốc gia phát triển cao như Mỹ việc đánh giá chất lượng sản phẩm vẫn còn phụ thuộc nhiều vào chứng chỉ chất lượng của bên thứ ba đối với các mặt hàng đặc biệt là các mặt hàng công nghiệp. Các chứng chỉ này là một yêu cầu bắt buộc kể cả về mặt pháp lý và tập quán. Yêu cầu này làm phát sinh chi phí đối với các nhà cung cấp hàng hóa nước ngoài. Điều này làm giá hàng hóa vào thị trường Mỹ tăng giá cao hơn so với các thị trường khác. Hơn nữa thời gian chờ kiểm, cấp chứng nhận chất lượng cũng có thể làm mất

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Định hướng và một số giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam pptx (Trang 90 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)