kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu và bài học cho Việt Nam
1.5.1. Kinh nghiệm của một số nước của một số nước trong việc đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu. cầu về rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu.
1.5.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu của Trung Quốc ln duy trì được mức tăng trưởng cao và ổn định trong thời gian vừa qua. Giai đoạn từ năm 1999 tới năm 2005, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Trung Quốc đã tăng gấp 7 lần. Hầu như những lô đồ gỗ của Trung Quốc xuất khẩu và thị trường Mỹ rất ít khi gặp rủi ro trong việc đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của thị trường này. Sở dĩ Trung Quốc có được những thành cơng trên là do những lý do chính sau:
Các nhà sản xuất Trung Quốc luôn đặt vấn đề cải tiến mẫu mã, xây dựng thương hiệu lên hàng đầu. Những sản phẩm đồ gỗ Trung Quốc hầu như rất uy tín thu hút được lịng tin của người dân Mỹ. Sản phẩm đa dạng hóa nhằm thu hút mọi đối tượng khách hàng từ bình dân tới khách hàng cao cấp. Phát huy tốt lợi thế cạnh tranh của ngành như giá nhân cơng rẻ, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng giàu có thứ ba thế giới.
Khuyến khích Hoa Kiều, nhà đầu tư nước ngồi trong đó có nhà đầu tư Mỹ đầu tư vào các ngành sản xuất trong nước trong đó có ngành sản xuất và chế biến gỗ. Rồi thông qua mạng lưới phân phối rộng khắp của Hoa Kiều trên khắp thế giới để đưa sản phẩm đồ gỗ Trung Quốc đến gần với người tiêu dùng trên khắp thế giới.
Định hướng rõ ràng trong chiến lược gia tăng thị phần của mình tại các nước có nhập khẩu đồ gỗ từ Trung Quốc. Công tác xúc tiến thương mại quảng bá thương hiệu, tham gia các hội trợ quốc tế… được Trung Quốc hoạt động rất có hiệu quả. Hiệp hội ngành nghề Trung Quốc đóng vai trị quan trọng trong việc điều tiết sản xuất giúp các doanh nghiệp tránh, giải quyết các rắc rối thương mại, giải quyết tranh chấp thương mại…
Chính phủ đóng vai trị tích cực trong việc điều phối, tích lũy nguyên vật liệu quá trình sản xuất. Quản lý và điều hành tốt trong sản xuất.
Nhờ thực hiện một cách triệt tiêu và đồng bộ cùng với sự vận dụng linh hoạt doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Trung Quốc về các chiến lược và chính sách nhà nước đưa ra, đồ gỗ Trung Quốc đã có chỗ đứng vững mạnh trên thị trường thế giới. Trung quốc trở thành quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất vào thị thường Mỹ.
1.5.1.2. Kinh nghiệm của Italia
Trong quá trình phát triển ngành chế biến sản xuất đồ gỗ năm 2007 là một năm thành công xuất sắc của thương hiệu “Made in Italy”. Kim ngạch xuất khẩu của Italia trong 9 tháng đầu năm 2007 đạt 265 tỷ Euro. Italia là thị trường lớn thứ 4 trong tổng thị phần các nước xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ năm 2006.
Theo đánh giá của cơ quan phụ trách ngoại thương Italia, kết quả đạt được như trên là nhờ sự nỗ lực khơng ngừng của chính các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Italia. Việc tái cơ cấu tổ chức để đối phó với những thách thức trong q trình tồn cầu hóa thể hiện rất rõ nét sự năng động của người Châu Âu. Ngoài ra các doanh nghiệp của nước này cịn rất tích cực trong việc tham gia các hội trợ triển lãm quốc tế quan trọng, nơi họ đã giành được vị trí danh dự hàng đầu. Đồ gỗ nội thất là một trong những ví dụ điển hình minh chứng cho thành công của Italia trong việt tận dụng tốt cơ hội của các triển lãm.
Những hành động hỗ trợ kịp thời và khuyến khích của chính phủ trong việc thích ứng với những biến động của thị trường đồ gỗ thế giới góp phần giúp các doanh nghiệp nước này nhanh chóng thích nghi với những biến động này. Nhà nước Italia đã có những biện pháp cụ thể để giúp các doanh nghiệp của họ vượt qua những rào cản thương mại tại nước nhập khẩu.
1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc, Italia trong việc đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ đã mang lại cho ngành đồ gỗ Việt Nam một số bài học kinh nghiệm như sau:
Cơ cấu lại ngành chế biến gỗ, tập trung những ngành phát triển những mặt hàng trọng điểm. Xây dựng chiến lược mặt hàng trong 5 năm trở lên. Xã hội hóa
đầu tư vào các ngành chế biến gỗ nhằm tận dụng nắm bắt những thông tin, sự biến động của các quy định quốc tế về mỗi mặt hàng.
Đa dạng hóa thị trường nguyên liệu: thực hiện quản lý rừng trồng trong nước đảm bảo nguồn gốc gỗ nguyên liệu. Nhà nước phải quy hoạch lại cả hệ thống trồng rừng và chế biến gỗ trên tồn quốc. Bên cạnh đó để giải quyết tình trạng thiếu nguyên liệu cho chế biến thì nhà nước cần đưa ra chính sách đa dạng hóa nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Tuy nhiên trong quá trình nhập khẩu ngun liệu từ nước ngồi cũng cần đặc biệt chú ý nguồn gốc xuất xứ phải rõ ràng, bảo đảm theo quy định quốc tế. Chú ý đến việc xin chứng chỉ khai thác rừng chứ không phá rừng ở các quốc gia liên kết với chúng ta. Có như vậy thì mới đảm bảo được quy định về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm: các doanh nghiệp cần đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại cải tiến kỹ thuật sản xuất. Thực hiện chuyên mơn hóa sản phẩm trong các doanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu. Đặc biệt chú trọng khâu thiết kế mẫu mã tạo sự đa dạng của sản phẩm.
Đặc biệt chú trọng công tác xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu trên thị trường thế giới.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU VIỆT NAM