1.4. Sự cần thiết phải nghiên cứu rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất
1.4.1.1. Việt Nam giàu tài nguyên rừng
Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi và rừng che phủ hơn 30% với một nguồn sinh vật vô cùng đa dạng. Hệ thực vật có khoảng 12.000 lồi cung cấp thực phẩm, lấy gỗ, làm dược liệu cho dầu nhựa… Cuối năm 2008 tổng diện tích rừng của nước ta là 13.118.800 ha. Đặc điểm rừng nước ta rất đa dạng và phong phú với các kiểu rừng lá rộng, rừng khộp, rừng lá kim, rừng thứ cấp… Chủng loại cây rừng rất phong phú. Riêng các loại gỗ đã có 200 loại có giá trị thương phẩm, trong đó có những loại có giá trị quốc tế lớn như: lim, sến, lát hoa, mỡ, trị chỉ, săn lẻ, tếch, bồ đề… Ngồi ra còn nhiều loại tre, lứa…là nguồn nguyên liệu lớn cho công nghiệp giấy, mỹ nghệ phẩm, vật liệu xây dựng, gỗ trang trí.
1.4.1.1. Đồ gỗ Việt Nam có khả năng cạnh tranh về giá cả
Việt Nam có chi phí nhân cơng thấp và có đội ngũ cơng nhân với tay nghề kỹ thuật tinh xảo.
Bảng 1.3. Sự so sánh chi phí nhân cơng trong khu vực
Tên quốc gia Tiền lương/giờ (USD)
Việt Nam 0.2-0.6 Indonexia 0.3-0.4 Trung quốc 0.5-0.75 Malaysia 1.25-1.40 Thái lan 1.5 Đài loan 5.0
(Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính trị thế giới)
Các cơng nhân có thể học để sử dụng máy móc kỹ thuật mới một cách rất nhanh và có thể sản xuất nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú, từ các nguyên vật liệu xây dựng (ví dụ như khung cửa chính và cửa sổ), đồ nội thất tổng hợp (ví dụ như bàn, ghế), cho tới đồ nội thất có chạm khắc hoặc có gắn các phụ liệu đặc biệt.
Việt Nam có ưu thế cạnh tranh đặc biệt đối với mặt hàng bàn, ghế và các đồ gia dụng làm từ gỗ thông hoặc cao su với giá cả không đắt, rẻ hơn khoảng 10% so với các sản phẩm tương tự có xuất xứ từ Trung Quốc. Còn theo nguồn tin từ Bộ Công Thương, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam được giảm thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như giảm thuế xuất khẩu sản phẩm hàng hóa vào thị trường các nước. Đây là những yếu tố tạo ra lợi thế kinh doanh trên thị trường. Bên cạnh đó, việc Mỹ đánh thuế chống bán phá giá khá cao đối với Trung Quốc cũng là một trong những lợi thế để các doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
1.4.2. Đồ gỗ trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Ngành gỗ Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 4 trong khối các nước Đông Nam Á (sau Malaysia, Indonesia và Thái Lan) trong cuộc đua chiếm thị phần xuất khẩu
đồ gỗ. Sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã xuất khẩu sang 120 nước, trong đó EU, Mỹ, Nhật Bản là những thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn nhất, chiếm hơn 70% tổng sản phẩm gỗ xuất khẩu của cả nước. Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, nhu cầu sử dụng đồ gỗ trên thế giới hiện vẫn tăng khá cao, trong khi đó thị phần đồ gỗ của Việt Nam chưa đạt tới con số 1% thị phần đồ gỗ thế giới.
Liên tục trong những năm qua, nhóm hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam ln đứng trong nhóm hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao nhất, với mức tăng trưởng trung bình trên 30%. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của đồ gỗ Việt Nam đã xấp xỉ 2 tỷ USD, năm 2007 xuất khẩu được 2,4 tỷ USD, đến năm 2008 xuất khẩu 2,8 tỷ USD. (Nguồn: http://www.agro.gov.vn)
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam được biết, tháng 10/2009, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước đạt 255,4 triệu USD, tăng 19,8% so với tháng 9, và tăng 1,2% so với tháng 10/2008, mặc dù mức tăng này không cao, nhưng đây là tháng duy nhất trong 10 tháng đầu năm 2009 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng so với cùng kỳ năm 2008. Tính chung 10 tháng năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 2,02 tỷ USD, giảm 12,2% so với cùng kỳ năm 2008.
Theo Bộ Công Thương, mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu đã có sự phát triển vượt bậc. Hiện đồ gỗ đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Chất lượng sản phẩm đồ gỗ Việt Nam ln được nâng cao, có khả năng cạnh tranh được với các nước trong khu vực và Trung Quốc.
Hiện nay sản phẩm gỗ của Việt Nam đã thâm nhập đến 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, đồ gỗ Việt Nam hiện mới chiếm 0,78% tổng thị phần thế giới, trong khi nhu cầu sử dụng loại hàng này luôn tăng nhanh nên tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam là rất lớn.
1.4.3. Mỹ là nước nhập khấu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam
Số liệu mới công bố của Bộ Thương mại Mỹ cho biết trong bốn tháng đầu năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ đạt hơn 5 tỷ USD, tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm ngối.Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đạt 4,1 tỷ USD, tăng hơn 13%; và nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam đạt trên 1 tỷ
USD, tăng 33,4%. Việt Nam đứng thứ 27 trong các nước xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ.
Mỹ là trong những thị trường nhập khẩu đồ nội thất lớn nhất trên thế giới, là thị trường tiêu thụ mạnh đồ gỗ. Hàng năm, người tiêu dùng Mỹ tiêu thụ khoảng 75 tỷ USD cho đồ gỗ. Theo số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, Việt Nam xếp thứ 5 trong các quốc gia xuất khẩu đồ gỗ vào Mỹ, sau các nước Trung quốc, Canada, Mehico và Italia. Riêng 5 quốc gia đứng đầu về xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ đã chiến đến 80% tổng kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ của quốc gia này
Đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam, Mỹ là thị trường lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt từ sau thời điểm Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực (ngày 10/12/2001). Mỹ chiếm tới 43% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam. Năm 2009 tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và so với năm 2008 và là 1 trong 10 nước có giá trị xuất khẩu đồ gỗ cao nhất của Việt Nam.
Biểu đồ 1.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ xuất khẩu tháng 8/2009
(Tính theo kim ngạch)
(Tỷ trọng tính theo kim ngạch)
(Nguồn: Tổng cục hải quan) Trong cơ cấu các thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 8/2009, thì kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ vẫn đạt cao nhất chiếm
13.2%
41.2% 45.6%
41.2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ. Trong khi Nhật Bản chiếm 13.2%, tổng kim ngạch của các thị trường khác trên thế giới cộng lại là 45.6% chỉ hơn Mỹ là 4.4%. Với vị trí chiếm giữ gần một nửa kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam Mỹ đang thị trường chủ lực được quan tâm nhất của ngành đồ gỗ. Không chỉ trong năm 2008 mà trong năm 2009, Mỹ vẫn là thị trường hàng đầu của ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam. Tính theo giá trị xuất khẩu thì Mỹ cũng dẫn đầu về giá trị kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam trong năm 2009
Bảng 1.4. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
Đơn vị tính: 1.000USD
Tên nước 2008 2009 % tăng
Mỹ 1.063.990 1.100.184 103,40 Nhật Bản 378.84 355.366 93,80 Trung Quốc 145.63 197.904 135,89 Anh 197.65 162.748 82,34 Đức 152.00 106.047 69,77 Hàn Quốc 101.52 95.13 93,70 Pháp 101.32 70.357 69,44 Australia 75.43 67.492 89,48 Hà Lan 95.47 56.736 49,43 Canada 67.9 54.579 80,38 Khác 449.538 331.106 73,65 Tổng 2.829.283 2.597.649
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
Năm 2009 giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Mỹ là 1.100.184.000 USD trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành gỗ là 2.597.649.000 USD. Mỹ chiếm 42.35% trong tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam tăng 1.15% so với năm 2008. Căn cứ vào tình hình biến động trên có thể
nhận thấy Mỹ có vai trị rất lớn trong việc nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam. Việc nghiên cứu trị trường Mỹ phục vụ cho sự phát triển của ngành gỗ là thực sự cần thiết đối với Việt Nam.
1.4.4. Xuất khẩu gỗ đối mặt nhiều rào cản mới của thị trường Mỹ
Trong quan hệ thương mại với Mỹ các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ thường xuyên vấp phải những rào kỹ thuật rất tinh vi. Lý do một phần cũng là do các doanh nghiệp Việt Nam cịn thiếu thơng tin thị trường. Phần lớn của những hạn chế trên là do hệ thống các quy định, tiêu chuẩn…rất phức tạp, thường xuyên thay đổi nên các doanh nghiệp lúng túng trong hiểu biết và áp dụng chúng. Ngoài việc thực hiện đầy đủ các quy định về tiêu chuẩn với hàng hóa nói chung trong thương mại quốc tế: quy định về an toàn tiêu dùng, nhãn mác và bao gói, quy định bảo vệ mơi trường… Ngồi ra ngày càng xuất hiện nhiều các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tại các thị trường lớn như đạo luật Lacey của Hoa Kỳ, hiệp định “Tăng cường thực thi luật Lâm nghiệp”. Thực chất đây là những rào cản kỹ thuật, là những hành vi bảo hộ thương mại mà các nước nhập khẩu này dựng lên, nhằm hạn chế nguồn hàng xuất khẩu của các nước khác vào thị trường nước họ, nhằm bảo hộ sản xuất và tiêu dùng nội địa. Do khủng hoảng kinh tế, rào cản thương mại đang được dựng lên ở khắp nơi trên thế giới và ngày thêm dày đặc.
Ngày 1/4/2010, đạo luật Lacey cấm buôn bán lâm sản bất hợp pháp, trong đó có gỗ và sản phẩm từ gỗ vào Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực, bắt buộc doanh nghiệp phải nộp tờ khai, chứng từ rõ ràng về tên, loại gỗ, quốc gia khai thác gỗ, cách thức khai thác..., tức là phải có chứng nhận FSC (Forest Stewardship Council) của Hội đồng quản lý rừng bền vững thế giới. Đạo luật này sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn nguồn gốc sản phẩm đồ gỗ “Từ cái chuôi dao vào thị trường này cũng phải chứng minh được xuất xứ gỗ” (ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế của Phòng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), nói).
Mặc dù đã được thơng tin trước và để có lộ trình khá dài chuẩn bị ứng phó với các rào cản này, nhưng thời gian qua việc triển khai thích ứng với các quy định
mới này của các doanh nghiệp xem ra vẫn còn chưa mấy tích cực. Các doanh nghiệp cịn rất bỡ ngỡ với các yêu cầu này. Sự thiếu thông tin về các quy định này đã gây cho các doanh nghiệp khơng ít khó khăn và thiệt hại.
1.5. Kinh nghiệm của một số nước trong việc đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu và bài học cho Việt Nam kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu và bài học cho Việt Nam
1.5.1. Kinh nghiệm của một số nước của một số nước trong việc đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu. cầu về rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu.
1.5.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu của Trung Quốc ln duy trì được mức tăng trưởng cao và ổn định trong thời gian vừa qua. Giai đoạn từ năm 1999 tới năm 2005, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Trung Quốc đã tăng gấp 7 lần. Hầu như những lô đồ gỗ của Trung Quốc xuất khẩu và thị trường Mỹ rất ít khi gặp rủi ro trong việc đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của thị trường này. Sở dĩ Trung Quốc có được những thành cơng trên là do những lý do chính sau:
Các nhà sản xuất Trung Quốc luôn đặt vấn đề cải tiến mẫu mã, xây dựng thương hiệu lên hàng đầu. Những sản phẩm đồ gỗ Trung Quốc hầu như rất uy tín thu hút được lịng tin của người dân Mỹ. Sản phẩm đa dạng hóa nhằm thu hút mọi đối tượng khách hàng từ bình dân tới khách hàng cao cấp. Phát huy tốt lợi thế cạnh tranh của ngành như giá nhân cơng rẻ, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng giàu có thứ ba thế giới.
Khuyến khích Hoa Kiều, nhà đầu tư nước ngồi trong đó có nhà đầu tư Mỹ đầu tư vào các ngành sản xuất trong nước trong đó có ngành sản xuất và chế biến gỗ. Rồi thông qua mạng lưới phân phối rộng khắp của Hoa Kiều trên khắp thế giới để đưa sản phẩm đồ gỗ Trung Quốc đến gần với người tiêu dùng trên khắp thế giới.
Định hướng rõ ràng trong chiến lược gia tăng thị phần của mình tại các nước có nhập khẩu đồ gỗ từ Trung Quốc. Cơng tác xúc tiến thương mại quảng bá thương hiệu, tham gia các hội trợ quốc tế… được Trung Quốc hoạt động rất có hiệu quả. Hiệp hội ngành nghề Trung Quốc đóng vai trị quan trọng trong việc điều tiết sản xuất giúp các doanh nghiệp tránh, giải quyết các rắc rối thương mại, giải quyết tranh chấp thương mại…
Chính phủ đóng vai trị tích cực trong việc điều phối, tích lũy ngun vật liệu q trình sản xuất. Quản lý và điều hành tốt trong sản xuất.
Nhờ thực hiện một cách triệt tiêu và đồng bộ cùng với sự vận dụng linh hoạt doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Trung Quốc về các chiến lược và chính sách nhà nước đưa ra, đồ gỗ Trung Quốc đã có chỗ đứng vững mạnh trên thị trường thế giới. Trung quốc trở thành quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất vào thị thường Mỹ.
1.5.1.2. Kinh nghiệm của Italia
Trong quá trình phát triển ngành chế biến sản xuất đồ gỗ năm 2007 là một năm thành công xuất sắc của thương hiệu “Made in Italy”. Kim ngạch xuất khẩu của Italia trong 9 tháng đầu năm 2007 đạt 265 tỷ Euro. Italia là thị trường lớn thứ 4 trong tổng thị phần các nước xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ năm 2006.
Theo đánh giá của cơ quan phụ trách ngoại thương Italia, kết quả đạt được như trên là nhờ sự nỗ lực khơng ngừng của chính các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Italia. Việc tái cơ cấu tổ chức để đối phó với những thách thức trong q trình tồn cầu hóa thể hiện rất rõ nét sự năng động của người Châu Âu. Ngoài ra các doanh nghiệp của nước này cịn rất tích cực trong việc tham gia các hội trợ triển lãm quốc tế quan trọng, nơi họ đã giành được vị trí danh dự hàng đầu. Đồ gỗ nội thất là một trong những ví dụ điển hình minh chứng cho thành công của Italia trong việt tận dụng tốt cơ hội của các triển lãm.
Những hành động hỗ trợ kịp thời và khuyến khích của chính phủ trong việc thích ứng với những biến động của thị trường đồ gỗ thế giới góp phần giúp các doanh nghiệp nước này nhanh chóng thích nghi với những biến động này. Nhà nước Italia đã có những biện pháp cụ thể để giúp các doanh nghiệp của họ vượt qua những rào cản thương mại tại nước nhập khẩu.
1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc, Italia trong việc đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ đã mang lại cho ngành đồ gỗ Việt Nam một số bài học kinh nghiệm như sau:
Cơ cấu lại ngành chế biến gỗ, tập trung những ngành phát triển những mặt hàng trọng điểm. Xây dựng chiến lược mặt hàng trong 5 năm trở lên. Xã hội hóa
đầu tư vào các ngành chế biến gỗ nhằm tận dụng nắm bắt những thông tin, sự biến động của các quy định quốc tế về mỗi mặt hàng.
Đa dạng hóa thị trường nguyên liệu: thực hiện quản lý rừng trồng trong nước đảm bảo nguồn gốc gỗ nguyên liệu. Nhà nước phải quy hoạch lại cả hệ thống trồng rừng và chế biến gỗ trên tồn quốc. Bên cạnh đó để giải quyết tình trạng thiếu nguyên liệu cho chế biến thì nhà nước cần đưa ra chính sách đa dạng hóa nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Tuy nhiên trong quá trình nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài cũng cần đặc biệt chú ý nguồn gốc xuất xứ phải rõ ràng, bảo đảm theo quy định quốc tế. Chú ý đến việc xin chứng chỉ khai thác rừng chứ không phá rừng ở