Tiêu chí đo hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần bia hà nội nghệ an thuộc tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát hà nội (Trang 29 - 39)

1.1 .Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn

1.2. Quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh và các yếu tố chi phối hiệu quả

1.2.4. Tiêu chí đo hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh

bia – rượu – nước giải khát

ta thƣờng dựa vào những tiêu chí dƣới đây đê đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của doanh nghiệp.

1.2.4.1. Tiêu chí đo hiệu quả kinh tế

Để đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, ngƣời ta dựa vào 5 chỉ tiêu đánh giá: về hiệu quả kinh doanh tổng hợp, hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng chi phí và hiệu quả sử dụng lao động.

Một là, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp. Chỉ tiêu này đƣợc xem xét với các thông số sau đây:

Thứ nhất, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.

Tỷ suất sinh lời trên VCSH =

LNST

VCSH bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng VCSH sẽ có bao nhiêu đồng lời nhuận đƣợc sinh ra. Chỉ tiêu này càng cao có nghĩa là doanh nghiệp đang sử dụng hiệu quả VCSH. Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tƣ rất quan tâm, vì có thể giúp doanh nghiệp thu hút nguồn vốn để gia tăng phạm vi hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, tỷ suất sinh lời trên tài sản.

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng tài sản doanh nghiệp bỏ ra thì có bao nhiêu đồng LNST thu về. Chỉ tiêu này thể hiện mức độ hiệu quả trong việc phân chia sử dụng nguồn tài sản của doanh nghiệp

Tỷ suất sinh lời của tài sản =

LNST

Tài sản bình quân

Thứ ba, tỷ suất sinh lời trên doanh thu.

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu đƣợc tính dựa trên LNST và doanh thu thuần. Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần thì thu đƣợc bao nhiêu đồng LNST. Chỉ tiêu này cho thấy đƣợc hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = LNST Doanh thu thuần

Hai là, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản. Áp dụng chỉ tiêu này,

ngƣời ta thƣờng tính toán các thông số sau:

Thứ nhất, hiệu quả sử dụng tổng tài sản, gồm: sức sản xuất tổng tài sản và

suất hao phí của tổn tài sản.

(1) Sức sản xuất tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản bình quân trong kỳ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu.

Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng tài sản để tạo ra một đồng doanh thu thuần.

Thứ hai, hiệu quả sử dụng TSNH, đƣợc thực hiện thông qua 7 thông số:

(1) Sức sản suất của TSNH = Doanh thu thuần TSNH bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng TSNH sử dụng bình quân trong kỳ đã tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

(2) Suất hao phí của TSNH = TSNH bình quân Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ cần bao nhiêu đồng TSNH.

(3) Suất sinh lời của TSNH = Lợi nhuận sau thuế TSNH bình quân

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp đầu tƣ 1 đồng TSNH thì tạo ra bao nhiêu đồng LNST. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH tốt.

(4) Số vòng quay của hàng tồn kho =

Giá vốn hàng hóa

Hàng hóa tồn kho bình quân (2) Suất hao phí của tổng tài sản = Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này cho biết hàng tồn kho quay đƣợc bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hàng tồn kho vận động không ngừng. Đó là nhân tố góp phần tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.

(5) Thời gian 1 vòng quay

của hàng tồn kho =

Thời gian của kỳ phân tích (365 ngày)

Số vòng quay của hàng tồn kho Chỉ tiêu này cho biết mỗi vòng quay của hàng tồn kho hết bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hàng tồn kho vận động càng nhanh, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp

(6) Số vòng quay khoản

phải thu khách hàng =

Doanh thu thuần

Khoản phải thu khách hàng bình quân Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lƣu động trong sản xuất.

(7) Thời gian thu nợ

trung bình =

Thời gian của kỳ phân tích (365 ngày)

Số vòng quay khoản phải thu khách hàng Chỉ tiêu này cho biết thời gian thu nợ của công ty. Thời gian thu nợ ngắn làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ ba, hiệu quả sử dụng TSDH, gồm 6 thông số:

(1) Sức sản xuất TSDH = Doanh thu thuần TSDH bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản dài hạn trong kỳ tạo ra bao nhiêu doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSDH càng cao.

(2) Suất hao phí TSDH =

TSDH bình quân Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này phản ánh có một đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu TSDH.

Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị giá trị TSDH có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị LNST.

(4) Sức sản xuất TSCĐ =

Doanh thu thuần Nguyên giá TSCĐ bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng TSCĐ hiệu quả.

(5) Suất hao phí TSCĐ =

Nguyên giá TSCĐ bình quân

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này phản ánh để sản xuất ra một đồng doanh thu thì cần mấy đồng nguyên giá TSCĐ bình quân.

(6) Suất sinh lời TSCĐ =

LNST

Nguyên giá TSCĐ bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân đem lại bao nhiêu đồng LNST.

Ba là, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Áp dụng chỉ tiêu này, ngƣời ta thƣờng tính toán hiệu quả sử dụng vốn lƣu động và hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Thứ nhất, hiệu quả sử dụng vốn lƣu động đƣợc tính bằng công thức:

Sức sản xuất của vốn lƣu động = Doanh thu thuần

Vốn lƣu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nhất định một đồng vốn lƣu động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu.

(3) Suất sinh lời TSDH = LNST

Thứ hai, hiệu quả sử dụng vốn cố định đƣợc tính bằng công thức:.

Sức sản xuất của vốn cố định = Doanh thu thuần

Vốn cố định bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nhất định một đồng vốn cố định sẽ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu.

Bốn là, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí. Áp dụng chỉ tiêu này, ngƣời ta thƣờng tính toán 4 thông số: tỷ suất sinh lời trên tổng chi phí, tỷ suất sinh lời trên chi phí bán hàng, tỷ suất sinh lời trên chi phí quản lý và tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán.

Thứ nhất, tỷ suất sinh lời trên tổng chi phí đánh giá mức độ tiết kiệm chi phí

dựa vào độ lớn của lợi nhuận đối với tổng chi phí, đƣợc tính bằng công thức: Tỷ suất sinh lời

trên tổng chi phí =

LNST Tổng chi phí

Thứ hai, tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng cho biết với mỗi 100 đồng chi

phí bỏ ra phục vụ cho hoạt động bán hàng, thì doanh nghiệp thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận, đƣợc tính bằng công thức:

Tỷ suất sinh lời của chi phí

bán hàng =

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Chi phí bán hàng

Thứ ba, tỷ suất sinh lời của chi phí QLDN cho biết cứ 100 đồng chi phí

QLDN bỏ ra thì thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận, đƣợc tính bằng công thức: Tỷ suất sinh lời của chi phí

QLDN =

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Chi phí QLDN

Thứ tư, tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán cho biết trong kỳ doanh nghiệp

đầu tƣ 100 đồng giá vốn hàng bán thì thu lại đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp. Tỷ suất sinh lời trên giá vốn

hàng bán =

Lợi nhuận gộp

Năm là, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động. Chỉ tiêu này cho biết bình quân một lao động trong một kỳ kinh doanh sẽ có khả năng đóng góp sức mình vào sản xuất để thu lại đƣợc bao nhiêu giá trị doanh thu cho doanh nghiệp.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp, ngƣời ta thƣờng dùng 2 chỉ tiêu: năng suất lao động và sức sinh lời bình quân của lao động.

Thứ nhất, năng suất lao động đƣợc tính theo công thức sau:

(1) Năng suất lao động = Doanh thu thuần Tổng số lao động

Thứ hai, lợi nhuận bình quân của lao động, đƣợc tính theo công thức:

(2) Lợi nhuận bình quân

của lao động =

Lợi nhuận trƣớc thuế Tổng lao động

Tóm lại, để đánh giá hiệu quả kinh tế trong SXKD của doanh nghiệp, có thể

sử dụng nhiều chỉ tiêu. Mỗi chỉ tiêu phản ánh một góc độ nhất định về tính hiệu quả của doanh nghiệp trong SXKD. Việc lựa chọn số lƣợng chỉ tiêu phụ thuộc vào mục tiêu phân tích hiệu quả SXKD của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định.

1.2.4.2. Tiêu chí đo hiệu quả xã hội

Do yêu cầu của sự phát triển bền vững trong nền kinh tế quốc dân, trong quá trình SXKD của mình, ngoài việc phải phấn đấu đạt mục tiêu hiệu quả kinh tế để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp trong lĩnh vực B – R NGK còn phải quan tâm đạt đƣợc hiệu quả về mặt xã hội. Chỉ tiêu đo hiệu quả xã hội bao gồm:

Một là, mức độ thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Mọi doanh

nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nƣớc dƣới hình thức các loại thuế: thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), v.v. Mức độ thực hiện nghĩa vụ này không chỉ thể hiện ở số lƣợng tiền nộp vào ngân sách, mà còn thể hiện ở việc chấp hành về thời gian và chấp hành nộp đủ các loại thuế mà pháp luật quy định. Là ngành sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức cao, việc thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp sản xuất B – R – NGK sẽ

triển của địa phƣơng, nơi doanh nghiệp đứng chân. Do vậy, đây là một tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả xã hội của doanh nghiệp B – R – NGK trong quá trình SXKD.

Hai là, mức độ tạo công ăn, việc làm cho người lao động, nhất là ngƣời lao động tại chỗ.

Bất cứ một doanh nghiệp nào ra đời cũng là một hình thức tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Vấn đề là mức độ tạo ra bao nhiêu chỗ làm việc, thu hút đƣợc bao nhiêu lao động. Nếu quy mô doanh nghiệp nhỏ, hiệu quả SXKD của doanh nghiệp hạn chế, thì khả năng tạo việc làm của doanh nghiệp không nhiều; thậm chí, do hiệu quả SXKD kém, doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dẫn đến sa thải lao động. Ngƣợc lại, nếu hiệu quả SXKD của doanh nghiệp cao, doanh nghiệp sẽ có điều kiện để mở rộng sản xuất; từ đó mà thu hút thêm lao động. Trên cơ sở đó, góp phần quyết các vấn đề xã hội, nhƣ: làm giảm tệ nạn xã hội, góp phần ổn định xã hội. Vì thế, vấn đề hiệu quả SXKD của doanh nghiệp với mức độ tạo việc làm cho ngƣời lao động luôn có mối quan hệ với nhau; đồng thời, mức độ tạo việc làm cho ngƣời lao động đƣợc xem là một trong các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình.

Trong quá trình SXKD, các doanh nghiệp sản xuất B – R – NGK không chỉ thu hút trực tiếp lao động của địa phƣơng vào các dây chuyền sản xuất của mình, mà còn gián tiếp tạo công ăn việc làm cho lao động ở các ngành nghề liên quan. Chẳng hạn, sản phẩm B – R - NGK thƣờng đƣợc đóng lon, đóng chai và không ngừng thay đổi về mẫu mã đã kích thích sự gia tăng lao động trong ngành công nghiệp sản xuất bao bì, nhãn mác. Mặt khác, hoạt động phân phối và tiêu thụ sản phẩm trong ngành B – R – NGK đƣợc đặc biệt chú trọng, nên hoạt động này tạo thêm việc làm cho lao động ở các ngành dịch vụ khác, nhƣ: giao thông vận tải, ăn uống, thƣơng mại bán buôn và bán lẻ, v.v. Đó là những chỉ tiêu cần đƣợc tính đến trong quá trình đánh giá hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp trong lĩnh vực B – R – NGK.

Đây cũng là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của doanh nghiệp; bởi mức độ nâng cao đời sống của ngƣời lao động với hiệu quả SXKD của doanh nghiệp có quan hệ mật thiết với nhau. Hiệu quả SXKD thấp, chứng tỏ mức sinh lợi từ lao động không cao. Điều đó dẫn đến doanh nghiệp không có điều kiện để nâng cao thu nhập, cải thiện các phúc lợi xã hội cho ngƣời lao động của doanh nghiệp. Tình hình sẽ ngƣợc lại, khi hiệu quả SXKD của doanh nghiệp đạt cao.

Mức độ nâng cao đời sống của ngƣời lao động trong doanh nghiệp đƣợc thể hiện ở mức tăng thu nhập của ngƣời lao động, mức tăng trƣởng phúc lợi xã hội dành cho ngƣời lao động của doanh nghiệp, việc chấp hành các chế độ bảo hộ lao động, nộp bảo hiểm xã hội, mua thẻ bảo hiểm y tế của doanh nghiệp cho ngƣời lao động, v.v.

Bốn là, mức độ giảm thiểu tác động xấu đến môi trường sinh thái.

Ngành công nghiệp sản xuất B – R – NGK là ngành công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng tƣơng đối cao, làm ảnh hƣởng đến sức khỏe cũng nhƣ môi trƣờng sống của con ngƣời. Do đó, phấn đấu giảm đến mức thấp nhất các tác động ấu đến môi trƣờng sinh thái trong quá trình SXKD là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả xã hội nói riêng, hiệu quả SXKD của doanh nghiệp trong lĩnh vực B – R – NGK nói chung.

* * *

Tóm lại, trong nền kinh tế thị trƣờng, để tồn tại trong cạnh tranh và đạt mục

tiêu tối đa hóa lợi nhuận, mọi doanh nghiệp kinh doanh đều phải coi trọng việc nâng cao hiệu quả SXKD. Đó là quá trình sử dụng hợp lý các nguồn lực đầu vào để đạt đƣợc kết quả sản xuất cao nhất (lợi nhuận) với chi phí ít nhất.

Với tính đặc thù của ngành sản xuất Đồ uống, bên cạnh việc coi trọng đạt đƣợc hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp trong lĩnh vực B – R – NGK phải đặc biệt chú trọng đến hiệu quả xã hội. Đó là 2 nội dung có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Hiệu quả SXKD của doanh nghiệp B - R - NGK chịu sự chi phối của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp; trong đó, các yếu tố bên trong giữ vai trò quyết định. Do vậy, để nâng cao hiệu quả SXKD, các doanh nghiệp cần tập trung tác động vào các yếu tố bên trong; trƣớc hết là yếu tố lao động, công nghệ sản xuất, năng lực quản trị, năng lực tài chính… là những yếu tố nằm trong tiềm năng của mỗi doanh nghiệp.

Để đánh giá hiệu quả SXKD của doanh nghiệp, ngƣời ta sử dụng nhiều chỉ tiêu. Mỗi chỉ tiêu đánh giá có những ƣu thế và ý nghĩa nhất định, nên tùy từng trƣờng hợp, hoặc theo yêu cầu phân tích cụ thể, số lƣợng chỉ tiêu cụ thể sẽ đƣợc quan tâm lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trƣờng hiện đại, đánh giá hiệu quả SXKD của một doanh nghiệp cụ thể, nhất là doanh nghiệp trong lĩnh vực B – R – NGK, thì cần coi trọng cả chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội. Đây chính là cơ sở lý luận để khảo sát đánh giá thực trạng hiệu quả SXKD của CTCP bia Hà Nội - Nghệ An trong thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần bia hà nội nghệ an thuộc tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát hà nội (Trang 29 - 39)