Giới thiệu chung về Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần bia hà nội nghệ an thuộc tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát hà nội (Trang 42 - 50)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bia

3.1.1. Giới thiệu chung về Công ty

Công ty cổ phần bia Hà Nội – Nghệ An là công ty con thuộc Tổng Công ty cổ phần B – R - NGK Hà Nội (HABECO). Công ty chính thức hoạt động theo mô hình CTCP theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2703001857 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Nghệ An cấp ngày 09/4/2008, với Vốn điều lệ là 150 tỷ đồng. Công ty đƣợc đặt tại Khu B, Khu kinh tế Đông Nam, Quốc lộ 1A, Huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

3.1.1.1.Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

Công ty cổ phần bia Hà Nội - Nghệ An là một công ty có quy mô sản xuất vừa, sản xuất theo quy trình hiện đại. Các sản phẩm đƣợc sản xuất trên dây chuyền khép kín hiện đại nhập khẩu từ các nƣớc có nền công nghiệp phát triển. Nguyên vật liệu đƣợc nhập từ nhiều nguồn khác nhau, đƣợc kiểm tra chất lƣợng kỹ lƣỡng. Công ty có chức năng và nhiệm vụ chính là sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm bia. Công ty có 3 dây chuyền sản xuất: bia lon, bia chai và bia hơi.

3.1.1.2. Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý Công ty

Công ty cổ phần bia Hà Nội – Nghệ An xây dựng bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến – chức năng. Đây là kiểu mô hình kết hợp giữa cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng. Các phòng, ban có mối quan hệ hỗ trợ nhau và cùng giúp việc cho Ban giám đốc – Ngƣời lãnh đạo cao nhất Công ty và quyền quyết định thuộc về ngƣời đứng đầu. Có thể khái quát bộ máy quản lý của CTCP bia Hà Nội – Nghệ An tại sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức của CTCP bia Hà Nội – Nghệ An

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - lao động)

- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi

vấn đề quan trọng của Công ty.

- Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông quyết định.

- Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt cổ đông kiểm

soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty.

- Ban Giám đốc của Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi miễn, chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đƣợc giao, là ngƣời đại diện theo pháp luận của Công ty.

- Phòng kế hoạch - vật tư - thị trường đảm nhận và chịu trách nhiệm trƣớc

Công ty về việc xây dựng kế hoạch SXKD hàng tháng, quý, năm; Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch SXKD và các báo cáo thống kê theo quy định và yêu cầu quản trị của Công ty. Phòng này kết hợp với phòng Kế toán -Tài chính để quản lý công nợ các đại lý và khách hàng tiêu thụ sản phẩm; Quản lý hóa đơn và viết hóa

PHÂN XƢỞNG

BIA

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

SSSSSSsSOÁT BAN GIÁM ĐỐC PHÕNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH LAO ĐỘNG PHÒNG KỸ THUẬT KCS ĐỘI KHO PHÕNG KẾ HOẠCH - VẬT TƢ- THỊ TRƢỜNG PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÀN

- Phòng tổ chức hành chính - lao động đảm nhận và chịu trách nhiệm trong công tác tham mƣu xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý SXKD, quy hoạch cán bộ.

- Phòng Tài chính - Kế toán đảm nhận và chịu trách nhiệm trƣớc Công ty về lĩnh vực tài chính kế toán.

- Phòng kỹ thuật KCS chịu trách nhiệm trong công tác xây dựng, tiếp nhận

chuyển giao và quản lý các quy trình vận hành thiết bị, công nghệ sản xuất, định mức kinh tế kỹ thuật, kỹ thuật an toàn và vệ sinh an toàn thực phẩm; Chỉ đạo thực hiện Hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 và hệ thống vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP. Phòng chịu trách nhiệm về công tác đầu tƣ, xây dựng cơ bản và công tác môi trƣờng.

- Phân xưởng bia có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm bia các loại.Thực hiện các công đoạn sản xuất theo đúng quy trình công nghệ.

- Đội kho: quản lý các kho vật tƣ, nguyên liệu, thành phẩm, bao bì, chai két, công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất, bán hàng.

3.1.1.3. Đặc điểm về lao động

Một là,lực lượng lao động

Tính đến ngày 31/12/2013, Công ty có tổng số lao động là 400 ngƣời. Trong đó, lao động nam là 268 ngƣời, chiếm 67%; lao động nữ là 132 ngƣời, chiếm 33%.

Bảng 3.1: Lực lƣợng lao động tại Công ty

Đơn vị: ngƣời

Đơn vị/ Phòng ban Số lƣợng

1. Hội đồng quản trị 5

2. Ban Kiểm soát 4

3. Ban Giám đốc 3 4. Phòngkế hoạch - vật tƣ - thị trƣờng 20 5. Phòng tổ chức hành chính - lao động 7 6. Phòng Kỹ thuật KCS 12 7. Phòng Tài chính - Kế toán 9 8. Phân xƣởng bia 329 9. Đội kho 11 Tổng số 400 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính- lao động)

Nhìn chung, Công ty có bộ máy quản lý gọn nhẹ và hợp lý, hạn chế chồng chéo trong khâu quản lý, giúp cho hoạt động thông suốt, nhanh chóng giải quyết vấn đề phát sinh. Bên cạnh đó, mặt hàng sản xuất mang tính mùa vụ nên lực lƣợng lao động luôn thay đổi, đặc biệt tăng lên trong mùa hè và trƣớc Tết Nguyên đán. Mặc dù hoạt động kinh doanh chỉ nhộn nhịp vào những dịp nhất định nhƣng không vì thế mà Công ty duy trì lực lƣợng lao động ở mức thấp. Theo đó, Công ty luôn cố gắng duy trì số lƣợng lao động mùa vụ ở mức hợp lý (khoảng 26%) để đảm bảo tiến độ kinh doanh cũng nhƣ chất lƣợng của sản phẩm.

Hai là, cơ cấu trình độ lao động

Lao động ở Công ty có trình độ trên đại học khá khiêm tốn: 10 ngƣời, chiếm 2,5% tổng số lao động của Công ty. Lao động trực tiếp sản xuất không có ai trên trình độ đại học. Hầu hết công nhân tham gia sản xuất tốt nghiệp trung cấp, các trƣờng dạy nghề và lao động phổ thông. Trình độ cao đẳng, đại học cũng chiếm tỷ lệ khá thấp. Cụ thể: lao động có trình độ đại học, cao đẳng là 65 ngƣời, chiếm 16,25%; lao động có trình độ trung cấp và tốt nghiệp các trƣờng dạy nghề chiếm đa số với 311 ngƣời, tƣơng đƣơng 77,75%. Còn lại là lao động phổ thông với số lƣợng 14 ngƣời, chiếm 3,5%.

Trình độ lao động, ở khía cạnh nhất định thể hiện mức sáng tạo trong sản xuất sản phẩm, phản ánh năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nếu lao động có trình độ cao sẽ có sức sáng tạo cao, mang lại sức cạnh tranh mạnh cho sản phẩm làm ra, tăng hiệu quả trong năng lực quản lý và phát triển. Tuy nhiên, trình độ lao động cao thì chi phí tiền lƣơng cấp bậc càng lớn.

Cơ cấu trình độ lao động trong Công ty đƣợc thể hiện rõ thông qua biểu đồ 3.1 dƣới đây:

77,75% 2,5% 16,25% 3,5% ĐH Trung cấp và trƣờng dạy nghề Phổ thông ĐH và CĐ

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu trình độ lao động của CTCP bia Hà Nội – Nghệ An

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - lao động)

Biểu đồ trên cho ta thấy: trình độ lao động trong Công ty đƣợc sắp xếp hợp lý. Một công ty sản xuất đồ uống và cồn thực phẩm thì lao động tốt nghiệp các trƣờng trung cấp, dạy nghề chiếm đa số là đúng với quy trình sản xuất. Bởi nó cho phép giảm chi phí tiền lƣơng, làm cho giá thành sản phẩm có sức cạnh tranh hơn.

Ba là, cơ cấu độ tuổi lao động

Đại đa số lao động tại CTCP Bia Hà Nội – Nghệ An là lao động trẻ, chủ yếu là ngƣời địa phƣơng. Độ tuổi dƣới 25 chiếm lƣợng lớn với tỷ trọng 57,75% trên tổng số lao động, tƣơng ứng với 231 lao động. Đây là một lợi thế khá lớn, bởi lao động trẻ là lao động có sức khỏe, năng động và sáng tạo. Lực lƣợng lao động từ 25 - 45 tuổi chiếm 28, 25%, tƣơng ứng với 113 lao động. Còn độ tuổi trên 45 chỉ chiếm 14%, tƣơng ứng với 56 ngƣời; độ tuổi này đa phần là các lao động quản lý cấp cao.

Độ tuổi phản ánh sức bền kinh nghiệm và thâm niên nghề nghiệp. Tuổi lao động ảnh hƣởng trực tiếp đến công việc sản xuất và chi phí tiền lƣơng. Tuy nhiên, nếu lao động hoàn toàn trẻ thì kinh nghiệm làm việc bị hạn chế dẫn đến nhiều công việc mang tính phức tạp đòi hỏi kinh nghiệm sẽ khó hoàn thành suôn sẻ.

Để thấy rõ hơn về cơ cấu độ tuổi lao động trong Công ty, chúng ta có thể nhìn vào biểu đồ dƣới đây:

57,75% 28,25% 14% < 25 25 - 45 > 45

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu độ tuổi lao động của CTCP bia Hà Nội – Nghệ An

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - lao động)

Biểu đồ trên cho ta thấy độ tuổi lao động của Công ty nhƣ trên là chƣa hợp lý; bởi lao động trẻ chiếm tỷ trọng quá lớn, trong khi đó số lao động có kinh nghiệm lại rất ít. Điều đó dẫn đến nhiều khó khăn trong việc hoàn thành các mục tiêu phức tạp, bởi lao động trẻ còn hạn chế về kinh nghiệm. Thực tế trên phản ánh tình hình Công ty chƣa có chính sách hợp lý để giữ chân lao động giỏi và lao động có kinh nghiệm.

3.1.1.4. Đặc điểm trình độ công nghệ, sản phẩm và thị trường

Trƣớc hết về trình độ công nghệ.

Thiết bị công nghệ của Công ty chủ yếu nhập từ các nƣớc Châu Âu. Hiện tại, Công ty đang sở hữu một dây chuyền công nghệ hiện đại, bao gồm:

- Hệ thống thiết bị nấu và nhà nấu của Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức, với công suất 100 triệu lít bia/năm.

- Hệ thống lên men của CHLB Đức, với công suất 50 triệu lít/năm. - Hệ thống thu hồi khí CO2 của Đan Mạch.

- Hệ thống chiết bia chai của CHLB Đức, công suất 150.000 chai/giờ. - Hệ thống lạnh của Nhật.

- Hệ thống lũ dầu của Đài Loan, công suất 10 tấn hơi/ giờ. - Hệ thống xử lý nƣớc hiện đại của CHLB Đức.

lít/năm, bia hơi 10 triệu lít/năm, bia chai 20 triệu lít/năm. Các sản phẩm đều mang thƣơng hiệu bia Hà Nội.

Bên cạnh đó, Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo ISO 9001:2000. Sau khi đƣa hệ thống xử lý nƣớc thải vào hoạt động, Công ty đã thực hiện quản lý môi trƣờng theo ISO 14001:2004, thực hiện yêu cầu “Phân tích, ngăn ngừa và kiểm soát các điểm nguy hại trọng yếu” theo phƣơng pháp HACCP; góp phần làm thay đổi bộ mặt doanh nghiệp và môi trƣờng làm việc của Công ty.

Hai là, đặc điểm sản phẩm

Ƣu điểm của các sản phẩm bia Hà Nội là có giá thành phù hợp với mức thu nhập chung của đại bộ phận ngƣời tiêu dùng hiện nay, giúp cho các sản phẩm bia Hà Nội – Nghệ An dễ tiếp cận thị trƣờng. Tuy nhiên, thị trƣờng bia mang tính thời vụ, chịu ảnh hƣởng rất lớn từ đặc điểm địa lý và khí hậu vùng miền. Nghệ An thuộc vùng miền Bắc Trung Bộ, thời tiết chia đủ bốn mùa. Khí hậu nóng vào mùa hạ là điều kiện lý tƣởng cho thị trƣờng bia. Đây là thời điểm có lƣợng bia tiêu thụ cao nhất. Đến mùa đông, thời tiết chuyển lạnh, sản lƣợng bia giảm đáng kể.

Ba là, đặc điểm thị trường

Thị trƣờng đầu vào của bia bao gồm các nguyên liệu, nhƣ : malt, hoa houblon, gạo, đƣờng, nấm men, nƣớc có chất lƣợng tốt phù hợp với yêu cầu sản xuất bia. Trong đó, các nguyên liệu nhƣ malt, hoa houblon nhập khẩu từ nƣớc ngoài, chịu ảnh hƣởng nhiều biến động giá cả thị trƣờng.

Thị trƣờng đầu ra của bia ngày càng trở nên sôi động với sự tham gia của rất nhiều hãng sản xuất và kinh doanh. Mặc dù là một "ông lớn" trong nền công nghiệp bia Việt Nam cũng nhƣ khu vực phía Bắc, HABECO cũng đang phải chịu nhiều sức ép từ phía các đối thủ cạnh tranh trong cũng nhƣ ngoài nƣớc. Ngày nay, ở mỗi tỉnh thành lại có ít nhất một nhà máy hoặc cơ sở sản xuất bia nhỏ lẻ khác. Hàng năm, các đơn vị này cung cấp cho thị trƣờng hàng trăm triệu lít bia với đủ các nhãn hiệu, chất lƣợng khác nhau, dƣới nhiều hình thức mẫu mã, phục vụ cho mọi tầng lớp dân cƣ trong xã hội. Điều đó cho thấy mức độ cạnh tranh tƣơng đối cao giữa các hãng bia trên cùng một địa bàn.

Nghệ An có dân số khoảng 3 triệu ngƣời, với vị trí địa lý phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh; điều kiện giao thông và các dịch vụ khác thuận lợi nên khách vào Nam, ra Bắc phần lớn đều dừng chân tại Thành phố Vinh. Là địa phƣơng nằm trong khu vực nắng nóng, chịu ảnh hƣởng của gió Phơn (Lào), nên nhu cầu nƣớc giải khát khu vực này có bình quân đầu ngƣời lớn nhất so với cả nƣớc. Mấy năm gần đây, kinh tế Nghệ An, nhất là Thành phố Vinh có tốc độ tăng trƣởng khá nhanh, mức sống của nhân dân ngày đƣợc nâng cao nên nhu cầu nƣớc giải khát nhƣ bia, nƣớc ngọt… ngày càng tăng. Ngoài ra, một số thị trƣờng khác, nhƣ: thị trƣờng huyện Quỳnh Lƣu, thị trƣờng Cửa Lò, Cửa Hội, thị trƣờng Thị xã Hồng Lĩnh…; trong đó, Cửa Lò, Cửa Hội là những điểm du lịch đông khách, nơi có sức tiêu thụ bia lớn trong mùa hè. Hiện nay trên địa bàn Nghệ An có nhiều loại bia cùng đƣợc ngƣời dân tiêu thụ, nhƣ: bia Sài Gòn, Halida, VIDA, Huda, Heineken, Carlsberg, v.v. Ngay trên địa bàn Nghệ An, ngoài CTCP bia Hà Nội - Nghệ An, cũng còn 2 nhà máy sản xuất bia khác là: CTCP bia Sài Gòn - Sông Lam (địa chỉ tại huyện Hƣng Nguyên), CTCP bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh (bia VIDA - địa chỉ tại 54 Phan Đăng Lƣu, Thành phố Vinh). Đây là những đối thủ cạnh tranh của CTCP bia Hà Nội - Nghệ An.

Các sản phẩm bia của CTCP bia Hà Nội – Nghệ An còn chƣa tạo đƣợc dấu ấn trên thị trƣờng Nghệ An về mặt thƣơng hiệu, do chiến lƣợc của Công ty thiếu hình thức quảng cáo trực tiếp; các phƣơng tiện quảng cáo trên mạng xã hội và website còn nghèo nàn và chƣa đƣợc sự chú ý của khách hàng. Mặc dù Công ty tổ chức hội nghị khách hàng thƣờng niên mỗi năm một lần, song nhƣ vậy là chƣa đủ đối với doanh nghiệp sản xuất có thị trƣờng rộng nhƣ bia, dẫn đến việc khách hàng thiếu sự nhận diện thƣơng hiệu của Công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần bia hà nội nghệ an thuộc tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát hà nội (Trang 42 - 50)