Tình hình sản xuất kinh doanh của CTCP bia Hà Nội – Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần bia hà nội nghệ an thuộc tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát hà nội (Trang 50 - 53)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bia

3.1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của CTCP bia Hà Nội – Nghệ An

Trƣớc hết là, tình hình tài sản 19,54 19,66 16,16 14,58 80,46 80,34 83,84 85,42 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2010 2011 2012 2013 Tỷ trọng TSNH Tỷ trọng TSDH

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu tài sản của CTCP bia Hà Nội – Nghệ An (2010 - 2013)

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011 và 2013)

Từ những số liệu ở biểu đồ 3.3, ta có thể thấy TSDH của Công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 80%) trong cơ cấu tổng tài sản. Điều này phù hợp với loại hình hoạt động của công ty là sản xuất. Từ năm 2010 - 2011, tỷ trọng TSDH của công ty giảm nhẹ từ 80,46 % (2010) xuống còn 80,34% (2011), trong khi tỷ trọng TSNH tăng từ 19,54% (2010) lên 19,66% (2011). Nguyên nhân là do giai đoạn này nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn khủng hoảng, hoạt động SXKD của Công ty giảm sút. Tuy nhiên, đến năm 2012, khi nền kinh tế đã bắt đầu phục hồi, Công ty chú trọng hơn đến việc đầu tƣ nâng cấp nhà xƣởng, máy móc và dây chuyền sản xuất để tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng. Do đó, tỷ trọng TSDH của Công ty năm 2012 chiếm 83,84%, tăng 3,5% so với năm 2011. Mặc dù việc đầu tƣ nâng cấp nhà xƣởng, máy móc là hợp lý trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay bởi nó giúp gia tăng chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ lợi thế cạnh tranh của Công ty, nhƣng khi TSDH chiếm tỷ trọng quá cao, đặc biệt là việc lấy TSNH đầu tƣ cho TSDH sẽ khiến tính thanh khoản của Công ty bị sụt giảm. Vì vậy, Công ty cần cân đối giữa TSNH và TSDH để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong kinh doanh. Phân tích Phụ lục 1 có thể thấy: tổng tài sản của Công ty năm

2012 là 224.735.656 nghìn đồng, thì năm 2013 đạt 267.874.569 nghìn đồng, tăng 19, 20% so với năm 2012; trong đó, chủ yếu là do sự tăng lên của TSDH. Điều này cho thấy Công ty đang chú trọng đến việc đầu tƣ để mở rộng kinh doanh.

Hai là, tình hình nguồn vốn

Biểu đồ 3.4 cho thấy: VCSH luôn chiếm tỷ trọng cao (trung bình trên 63%) trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Năm 2013, VCSH chiếm 61,16% trên tổng nguồn vốn, giảm 9,56% so với năm 2012. Có thể thấy cấu trúc vốn của Công ty có sự biến động không nhiều. Hơn nữa, VCSH chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng nguồn vốn cho thấy khả năng độc lập về tài chính của công ty là cao.

29,29 23,86 29,28 38,84 70,71 76,14 70,72 61,16 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2010 2011 2012 2013 Tỷ trọng nợ Tỷ trọng VCSH

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu nguồn vốn CTCP bia Hà Nội – Nghệ An (2010 - 2013)

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011 và 2013)

Để tìm hiểu sâu hơn về cơ cấu nguồn vốn của Công ty, có thể tham khảo thêm Phụ lục 2. Nhìn vào Phụ lục 2 có thể thấy: tình hình nguồn vốn của Công ty năm 2013 vẫn tập trung vào việc sử dụng VCSH nhiều hơn là dùng vốn vay. Năm 2013, nợ phải trả tăng 38.217.550 nghìn đồng, tƣơng ứng tăng 58,07% so với năm 2012. Sự tăng lên của nợ phải trả là do sự tăng lên đồng thời của 2 khoản mục nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

ổn định với mức tăng tổng tài sản là 19,20%. Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản và tăng lên qua các năm cho thấy Công ty luôn hƣớng tới sự phát triển bền vững, phù hợp với loại hình hoạt động của Công ty là một Công ty sản xuất. Bên cạnh đó, VCSH cũng luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng nguồn vốn qua các năm (trung bình trên 63%) cũng cho thấy đƣợc khả năng tự tài trợ, hay khả năng độc lập về tài chính của Công ty là khá cao. Tuy nhiên, nhìn vào Phụ lục 1 và Phụ lục 2 có thể thấy cơ cấu tài trợ của Công ty đang gặp vấn đề. Cụ thể là vốn lƣu động ròng (TSNH – Nợ ngắn hạn) âm 11.472.308 nghìn đồng vào năm 2013. Nguyên nhân chính là từ năm 2012 đến năm 2013, Công ty đã dùng các khoản vay ngắn hạn đầu tƣ cho TSDH, bao gồm chi phí xây dựng cơ bản dở dang, chi phí nguyên vật liệu. Hoạt động này khiến cho tổng nợ ngắn hạn tăng rất nhiều trong khi TSNH không có nhiều biến đổi. Điều này đồng nghĩa với việc Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán cho các chủ nợ trong ngắn hạn. Trƣờng hợp xấu nhất là công ty có thể bị mất khả năng thanh toán và rơi vào tình trạng phá sản.

Ba là, khả năng thanh toán của Công ty

Phân tích Phụ lục 3 có thể thấy: hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh năm 2013 đều nhỏ hơn 1. Điều này cho thấy Công ty có khả năng không hoàn thành đƣợc nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn. Đó là hệ quả của cơ cấu tài trợ tài sản và nguồn vốn đang gặp vấn đề. Hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 còn cho thấy Công ty sẽ không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ khoản nợ ngắn hạn; nói chính xác hơn, Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn nếu phải thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Không chỉ vậy, hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2013 nhỏ hơn hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn còn cho thấy: TSNH của Công ty phụ thuộc rất lớn vào hàng tồn kho. Trong trƣờng hợp này, tính thanh khoản của TSNH là tƣơng đối thấp.

Bốn là, kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh của Công ty năm 2012 và năm 2013 đƣợc minh họa tại Phụ lục 4. Theo đó: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 tăng 4.075.905 nghìn đồng, tƣơng ứng tăng 1,19% so với năm 2012. Điều này chứng tỏ

Công ty đang làm tốt công tác bán hàng và cung cấp dịch vụ, quy mô của Công ty cũng đƣợc mở rộng. Với những nỗ lực không ngừng trong công tác bán hàng và cung cấp dịch vụ, vị thế của Công ty trên thị trƣờng đang ngày càng đƣợc cải thiện, đạt đƣợc những thành công bƣớc đầu và đặc biệt là khách hàng ngày càng quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ của Công ty.

Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là sản xuất bia - một trong những mặt hàng bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt, nên khoản giảm trừ doanh thu phát sinh của Công ty chính là khoản thuế tiêu thụ đặc biệt mà Công ty phải nộp. Khoản nộp này năm 2013 tăng 16.845.420 nghìn đồng, tƣơng ứng tăng 16,15% so với năm 2012.

Trong hai năm 2012 và 2013, LNST thu nhập doanh nghiệp của Công ty đều dƣơng, chứng tỏ Công ty vẫn đang kinh doanh có lãi. Tuy nhiên, LNST năm 2013 lại kém hơn năm 2012 (17.548.628 nghìn đồng so với 17.880.526 nghìn đồng). Do đó, để đạt đƣợc mức lợi nhuận cao hơn trong những năm tới, Công ty cần sử dụng linh hoạt các biện pháp quản lý chi phí, nhƣ: chi phí giá vốn, chi phí hoạt động và các chính sách đẩy mạnh doanh thu bằng cách áp dụng chiết khấu, giảm giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần bia hà nội nghệ an thuộc tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát hà nội (Trang 50 - 53)