Phân tích SWOT đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần bia hà nội nghệ an thuộc tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát hà nội (Trang 72 - 74)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bia Hà

3.3.3. Phân tích SWOT đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tạ

Công ty cổ phần bia Hà Nội – Nghệ An

a) Điểm mạnh: CTCP bia Hà Nội – Nghệ An đƣợc kế thừa uy tín và thƣơng

hiệu sản phẩm bia Hà Nội – sản phẩm của HABECO đã tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu, vị trí trên thị trƣờng và uy tín với khách hàng, nhất là ở thị trƣờng phía Bắc. Hệ thống thiết bị sản xuất của CTCP bia Hà Nội – Nghệ An hiện đại, đƣợc nhập khẩu từ các hãng đứng đầu CHLB Đức trong ngành sản xuất bia. Hệ thống quản lý chất lƣợng của Công ty theo ISO 9001:2000, cùng hệ thống HACCP giúp cho công tác quản lý sản xuất của Công ty ngày càng hoàn thiện. Tỉnh Nghệ An nói chung, Thành phố Vinh nói riêng, đông dân cƣ, có giao thông thuận tiện trên trục giao thông Bắc - Nam. Nguồn nhân lực tại Nghệ An dồi dào.

b) Điểm yếu: mức độ cạnh tranh của sản phẩm do Công ty sản xuất trên thị

trƣờng miền Trung hạn chế; khả năng phát triển thị trƣờng gặp nhiều khó khăn do có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh trên địa bàn. Đầu ra phụ thuộc vào HABECO. Nhà cung cấp nguyên liệu trong nƣớc chiếm tỷ lệ chƣa đáng kể.

c) Cơ hội: thị trƣờng bia có tiềm năng phát triển do dân số Việt Nam trên 90

triệu ngƣời và điều kiện về khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm; trong đó, khu vực Bắc Trung Bộ về mùa hè chịu ảnh hƣởng của gió Phơn (Lào), nên có nhiệt độ trung bình cao hơn các khu vực khác, dẫn đến nhu cầu về nƣớc giải khát ở đây cao so với địa phƣơng khác. Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu do các hiệp định FTA song phƣơng và đa phƣơng giữa Việt Nam với các nƣớc, các khu vực đã, cũng nhƣ sắp ký kết sẽ có hiệu lực trong thời gian tới; đồng thời, do năng lực sản xuất của Công ty với công suất gấp đôi hiện nay đủ đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng xuất khẩu. Đến cuối năm 2015, thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ đƣợc điều chỉnh nhƣ nhau cho các loại bia, tạo cơ hội cho bia lon và bia chai của Công ty cạnh tranh tốt hơn.

d) Thách thức: giá cả nguyên vật liệu có xu hƣớng mỗi năm đều tăng. Sự

cạnh tranh ngày càng gay gắt khi Nhà nƣớc xóa bỏ chính sách bảo hộ đối với việc đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất bia và thực hiện các cam kết với WTO và với các hiệp định FTA khi có hiệu lực; dẫn đến việc giảm thuế nhập khẩu mặt hàng này, tăng khả năng xuất hiện các thƣơng hiệu mạnh trên thị trƣờng nội địa. Cạnh tranh không lành mạnh do việc trốn thuế, gian lận trong kinh doanh, trong nhập khẩu nguyên vật

liệu cũng nhƣ thành phẩm trong ngành bia Việt Nam chƣa đƣợc ngăn chặn triệt để.

* * *

Tóm lại, hoạt động SXKD của CTCP bia Hà Nội – Nghệ An những năm qua

đã đạt đƣợc những hiệu quả nhất định, xét cả về hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Tuy vậy, hiệu quả SXKD của Công ty vẫn còn nhiều hạn chế. Những hạn chế đó là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan; trong đó, nguyên nhân chủ quan là chính, biểu hiện cụ thể ở: chính sách đầu tƣ chƣa thật thận trọng dẫn đến làm tăng chi phí; trong khi các chính sách đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa còn chƣa thật sự coi trọng, làm cho doanh thu và lợi nhuận những năm gần đây chƣa có sự chuyển biến tích cực, thậm chí LNST còn liên tục giảm. Điều đó đòi hỏi Công ty phải có những giải pháp đồng bộ để vừa tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, vừa giảm bớt chi phí. Có nhƣ vậy,

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần bia hà nội nghệ an thuộc tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát hà nội (Trang 72 - 74)