Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần bia hà nội nghệ an thuộc tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát hà nội (Trang 53)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty

3.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu qua các năm (2010 - 2013)

Đơn vị: nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1. Doanh thu thuần 243.768.848 229.054.905 239.575.408 226.805.892

2. Lợi nhuận sau thuế (LNST) 25.473.972 20.436.302 17.880.526 17.548.628

3. Tổng tài sản 214.470.659 206.054.045 224.735.656 267.874.569

4. Tổng tài sản bình quân - 210.262.352 215.394.850 246.305.113

5. Vốn chủ sở hữu(VCSH) 151.656.954 156.899.078 158.923.649 163.845.013

6.VCSH bình quân - 154.278.016 157.911.364 161.384.331

Bảng 3.3: Khả năng sinh lời của CTCP bia Hà Nội – Nghệ An

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Công thức tính Năm

2011

Năm 2012

Năm 2013

1. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

LNST

Doanh thu thuần 8,92 7,46 7,74

2. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

LNST

Tổng tài sản bình quân 9,72 8,30 7,12

3. Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE)

LNST

VCSH bình quân 13,25 11,32 10,87

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011 và 2013)

Bảng 3.3 cho thấy: hiệu quả hoạt động SXKD tổng hợp của Công ty đang sụt giảm, thể hiện ở các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của CTCP bia Hà Nội - Nghệ An đều giảm từ năm 2011 đến năm 2013.

Trước hết, phân tích chỉ số tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS).

Đây là chỉ số quan trọng đối với các nhà quản trị, vì nó cho biết khả năng kiểm soát các chi phí hoạt động cũng nhƣ phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Bảng 3.3 cho thấy: tỷ suất sinh lời trên doanh thu của Công ty đang có xu hƣớng giảm dần từ năm 2011 đến năm 2012 và tăng chậm vào năm 2013. Cụ thể là: năm 2012, tỷ suất sinh lời trên doanh thu là 7,46%, giảm 1,46% so với năm 2011. Chỉ tiêu này cho ta biết 100 đồng doanh thu thuần năm 2012 tạo ra 7,46 đồng lợi nhuận ròng, giảm 1,46 đồng so với năm 2011. Bảng 3.2 cho biết doanh thu thuần năm 2011 của Công ty là 229.054.905 nghìn đồng, còn năm 2012 đạt 239.575.408 nghìn đồng, tƣơng ứng tăng 4,59%; trong khi đó, LNST của Công ty giảm từ 20.436.302 nghìn đồng (năm 2011) xuống còn 17.880.526 nghìn đồng (năm 2012), tƣơng ứng giảm 14,29%; nghĩa là tốc độ giảm LNST nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu thuần, làm cho chỉ số ROS giảm. Điều này cho thấy khả năng quản lý chi phí và doanh thu của công ty vẫn chƣa tốt nên hiệu quả sinh lời bị giảm sút.

Phân tích số liệu từ bảng 3.3 có thể thấy rằng: tỷ suất sinh lời trên doanh thu qua 3 năm có giá trị trung bình khoảng 8,04% và đang có xu hƣớng giảm dần qua các năm (2011 - 2012), tăng chậm vào năm 2013. Sở dĩ có sự sụt giảm này, bên cạnh việc quản lý chi phí của Công ty chƣa đƣợc tốt, thì một phần là do tác động của khủng hoảng kinh tế và lạm phát đã khiến cho các khoản chi phí của Công ty tăng lên, kéo theo sự giảm sút của lợi nhuận ròng, từ đó làm giảm tỷ suất sinh lời trên doanh thu. Có thể thấy trong những năm này, tỷ lệ lạm phát liên tục tăng, giá cả các yếu tố đầu vào nhƣ xăng, dầu, điện, nƣớc cũng liên tục đƣợc điều chỉnh tăng qua các năm từ 2011 – 2013. Đây chính là nhân tố chính ảnh hƣởng đến chi phí của công ty.

Thứ hai, phân tích chỉ số tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản.

Chỉ số tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) đo lƣờng khả năng sinh lời của 1 đồng tài sản, qua đó phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn vào bảng 3.3 có thể thấy: chỉ số này giảm liên tục trong giai đoạn 2011 - 2013. Cụ thể: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản năm 2013 chỉ đạt 7,12%, giảm 2,6% so với năm 2011, nghĩa là 100 đồng tài sản năm 2013 chỉ tạo ra 7,12 đồng LNST, giảm 2,6 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do LNST của Công ty năm 2013 giảm 14,13% so với năm 2011, trong khi đó tổng tài sản lại tăng 30%. Điều này còn cho thấy hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Công ty năm 2013 không bằng các năm trƣớc; khả năng quản lý tài sản, quản lý doanh thu và chi phí của doanh nghiệp kém hiệu quả.

Thứ ba, phân tích chỉ số tỷ suất sinh lời trên VCSH.

Chỉ số tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) cho biết hiệu quả sử dụng VCSH của Công ty. Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn bỏ ra Công ty sẽ thu về đƣợc bao nhiêu đồng LNST. Giống nhƣ ROS và ROA, ROE của Công ty cũng liên tục giảm sút trong các năm 2011-2013. Cụ thể: ROE năm 2013 chỉ đạt 10,87% trong khi chỉ tiêu này là 11,32% vào năm 2012 và 13,25% vào năm 2011, nghĩa là 100 đồng VCSH năm 2013 tạo ra 10,87 đồng LNST, giảm 2,38 đồng so với năm 2011. Điều này cho thấy Công ty sử dụng VCSH không hiệu quả.

3.2.2. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản

Một là, hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Bảng 3.4: Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Đơn vị: nghìn đồng

Stt Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012

Chênh lệch

Tuyệt đối Tương đối (%) (1) (2) (3)=(1)-(2) (4)=(3)/(2)

1 Doanh thu thuần 226.805.892 239.575.408 (12.769.516) (5,33) 2 Tổng tài sản 267.874.569 224.735.656 43.138.913 19,20 3 Tổng tài sản bình quân 246.305.113 215.394.850 30.910.263 14,35 4 LNST 17.548.628 17.880.526 (331.898) (1,86) 5 Sức sản suất tổng tài sản (Lần) (1/2) 0,85 1,07 (0,22) (20,58) 6

Suất hao phí của tổng tài sản so với doanh thu thuần (Lần) (3/1)

1,09 0,90 0,19 20,79

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013) Trước hết, xem xét chỉ tiêu sức sản xuất tổng tài sản.

Chỉ số này cho biết một đồng tài sản bình quân trong kỳ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. Nhìn vào bảng 3.4 có thể thấy: sức sản xuất tổng tài sản đang có xu hƣớng giảm. Bên cạnh đó, doanh thu thuần và tổng tài sản cũng có sự biến động không ít. Điều này cho thấy việc sử dụng tài sản của Công ty chƣa đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn. Cụ thể: Năm 2013, sức sản xuất của tổng tài sản là 0,85 lần, nghĩa là một đồng tài sản đƣa vào kinh doanh tạo ra 0,85 đồng doanh thu thuần, giảm 0,22 lần so với năm 2012. Sở dĩ chỉ tiêu này giảm là do tốc độ tăng của doanh thu thuần chậm hơn tốc độ tăng của tổng tài sản. Ngoài ra, trong năm 2013 Công ty vẫn tiếp tục mở rộng SXKD và doanh thu vẫn tăng nhƣng bị ảnh hƣởng của các

khoản giảm trừ doanh thu do phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Điều này chính là nguyên nhân làm giảm sức sản xuất tổng tài sản trong năm.

Thứ hai, xem xét suất hao phí của tổng tài sản so với doanh thu thuần.

Chỉ số này cho biết doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng tài sản để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ. Theo số liệu từ bảng 3.4, thì suất hao phí của tổng tài sản so với doanh thu thuần năm 2013 là 1,09 lần, tăng 0,19 lần so với năm 2012. Điều này có nghĩa là để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần năm 2013 thì doanh nghiệp phải cần 1,09 đồng tài sản, nhiều hơn năm 2012 là 0,19 đồng. Qua đây có thể thấy, Công ty đang sử dụng tài sản không có hiệu quả, không tiết kiệm tài sản và không nâng cao doanh thu thuần trong kỳ.

Hai là, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Bảng 3.5: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Đơn vị: nghìn đồng

Stt Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012

Chênh lệch

Tuyệt đối Tƣơng đối (%)

(1) (2) (3)=(1)-(2) (4)=(3)/(2)

1 Doanh thu thuần 226.805.892 239.575.408. (12.769.516) (5,33) 2 Tổng TSNH 39.051.995 36.319.325. 2.732.670 7,52 3 TSNH bình quân 37.685.660 38.411.310 (725.650) (1,89) 4 LNST 17.548.628 17.880.526 (331.898) (1,86) 5 Sức sản xuất TSNH (Lần) (1/3) 6,02 6,24 (0,22) (0,04) 6 Suất hao phí TSNH so với doanh thu (Lần) (3/1)

0,17 0,16 0,01 3,63

7 Suất sinh lời của

Trước hết, phân tích chỉ số sức sản xuất TSNH.

Chỉ tiêu này cho biết một đồng TSNH sử dụng bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Số liệu từ bảng 3.5 cho thấy: năm 2013, sức sản xuất TSNH đạt 6,02 lần, giảm 0,22 lần so với năm 2012, nghĩa là 1 đồng TSNH đƣợc đƣa vào kinh doanh năm 2013 chỉ tạo ra 6,02 đồng doanh thu thuần, giảm 0,22 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do doanh thu thuần năm 2013 giảm 5,33% trong khi tổng TSNH lại tăng 7,52%.

Thứ hai, phân tích chỉ số suất hao phí TSNH so với doanh thu thuần.

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ cần bao nhiêu đồng TSNH. Bảng 3.5 cho biết chỉ số này năm 2013 là 0,17 lần, tăng 0,01 lần so với năm 2012, nghĩa là để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần năm 2013 thì doanh nghiệp cần 0,17 đồng TSNH. Sở dĩ có sự tăng này là do TSNH bình quân giảm 1,89% trong khi đó doanh thu thuần cũng giảm 5,33%.

Thứ ba, phân tích chỉ số suất sinh lời của TSNH.

Chỉ số này cho biết mỗi đơn vị TSNH trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng LNST. Từ bảng 3.5 có thể thấy: 1 đồng tài sản ngắn hạn năm 2013 tạo ra đƣợc 0,47 đồng LNST và đều không có sự thay đổi so với năm 2012.

Thứ tư, phân tích chỉ số vòng quay hàng tồn kho.

Dự trữ là khâu quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp đƣợc liên tục, đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng. Nếu duy trì đƣợc mức dự trữ hợp lý sẽ góp phần đem lại hiệu quả sử dụng vốn, giảm đƣợc chi phí dự trữ hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu khá quan trọng bởi vì sản xuất và dự trữ hàng hóa là nhân tố quan trọng để đạt đƣợc mục tiêu doanh số và lợi nhuận nhƣ mong muốn trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Vòng quay hàng tồn kho càng nhanh càng chứng tỏ khả năng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp tốt. Tình hình sẽ ngƣợc lại.

Bảng 3.6: Các chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho

Đơn vị: nghìn đồng

Stt Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Giá vốn hàng bán 175.433.474 171.310.274 180.679.918 168.435.604 2 Hàng tồn kho 18.589.186 20.116.624 19.402.011 20.949.831 3 Hàng tồn kho bình quân 17.590.127 19.352.905 19.759.318 20.175.921 4 Số vòng quay hàng tồn kho (Vòng) (1/3) 9,97 8,85 9,14 8,35

5 Thời gian quay vòng

hàng tồn kho (Ngày) 36,60 41,23 39,92 43,72

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011 và 2013)

Các số liệu của bảng 3.6 cho thấy số vòng quay hàng tồn kho từ năm 2010 - 2013 có sự thay đổi thất thƣờng, gắn liền với tình hình kinh tế chung của cả nƣớc lúc này đang lâm vào tình trạng suy thoái. Năm 2010 là năm hàng tồn kho quay đƣợc nhiều vòng nhất (9,97 vòng) nhƣng đến năm 2011 thì giảm xuống còn 8,85 vòng, nghĩa là năm 2011 hàng tồn kho quay đƣợc ít hơn năm 2010 là 1,12 vòng. Do năm 2011 số vòng quay hàng tồn kho giảm xuống, nên thời gian quay vòng hàng tồn kho đã tăng từ 36,6 ngày (năm 2010) lên 41,23 ngày (năm 2011). Điều này cho thấy hàng hóa năm 2011 sẽ phải lƣu kho trong 41,23 ngày trƣớc khi đƣợc bán ra, tăng 4,63 ngày so với năm 2010.

Năm 2012 số vòng quay hàng tồn kho lại tăng lên 9,14 vòng nhƣng vẫn không bằng số vòng quay hàng tồn kho năm 2010 (9,97 vòng). Số vòng quay hàng tồn kho tăng lên sẽ khiến cho thời gian quay vòng hàng tồn kho giảm xuống còn 39,92 ngày.

Năm 2013 số vòng quay hàng tồn kho lại giảm 8,35 vòng, khiến cho thời gian quay vòng hàng tồn kho tăng 43,72 ngày. Nhƣ vậy, hàng hóa năm 2013 phải lƣu kho trong 43,72 ngày trƣớc khi bán ra. Thời gian quay vòng hàng tồn kho chậm,

Công ty sẽ không tiết kiệm đƣợc chi phí lƣu kho, từ đó tăng chi phí SXKD, tăng ứ đọng vốn và làm giảm hiệu quả sinh lời của Công ty.

Thứ năm, phân tích chỉ số vòng quay khoản phải thu của khách hàng.

Bảng 3.7: Chỉ tiêu đánh giá tình hình khoản phải thu

Đơn vị: nghìn đồng

Stt Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Doanh thu thuần 243.768.848 229.054.905 239.575.408 226.805.892 2 Khoản phải thu

khách hàng 7.826.159 4.513.203 1.652.114 4.283.445 3 Khoản phải thu khách

hàng bình quân 5.481.973 6.169.681 3.082.658 2.967.780 4 Vòng quay các khoản

phải thu (Vòng) (1/3) 44,47 37,13 77,72 76,42

5 Thời gian thu nợ

trung bình (Ngày) 8 10 5 4

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011 và 2013)

Nhìn vào bảng 3.7 có thể thấy vòng quay các khoản phải thu và thời gian thu nợ trung bình từ năm 2010 - 2013 có sự biến động thất thƣờng. Cụ thể:

Trong năm 2011, các khoản phải thu quay đƣợc 37,13 vòng, giảm 7,34 vòng so với năm 2010. Điều này đã khiến cho thời gian thu nợ trung bình tăng lên thành 10 ngày (tăng 2 ngày so với năm 2010). Thời gian thu nợ trung bình tăng chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của Công ty năm 2011 là kém hơn năm 2010. Tuy nhiên, đến năm 2012 và 2013, do Chính phủ áp dụng chính sách tín dụng thắt chặt, nên vòng quay khoản phải thu đã tăng mạnh, đạt 77,72 vòng (2012) và 76,42 vòng (2013), tăng so với năm 2011 là 37,13 vòng. Cùng với đó, thời gian thu nợ trung bình năm 2013 giảm xuống chỉ còn 4 ngày, giảm 1 ngày so với năm 2012 và 6 ngày so với năm 2011. Nhìn chung thời gian thu nợ trung bình của Công ty qua các năm đều ngắn (trung bình 7 ngày), chứng tỏ 1 đồng doanh nghiệp bán chịu đƣợc thu hồi

nhanh hơn. Điều này sẽ làm giảm chi phí đòi nợ và chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp, từ đó có thể làm tăng hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.

Ba là, hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn.

Bảng 3.8: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

Đơn vị: nghìn đồng

Stt

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012

Chênh lệch

Tuyệt đối Tương đối (%) (1) (2) (3)=(1)-(2) (4)=(3)/(2)

1 Doanh thu thuần 226.805.892 239.575.408 (12.769.516) (5,33) 2 Tổng TSDH 228.822.574 188.416.331 40.406.243 21,45 3 Tổng TSDH bình quân 208.619.453 176.983.540 31.635.913 17,88 4 Nguyên giá TSCĐ 302.954.014 271.558.944 31.395.070 11,56 5 Nguyên giá TSCĐ bình quân 287.256.479 269.978.567 17.277.912 6,40 6 LNST 17.548.628 17.880.526 (331.898) (1,86) 7 Sức sản xuất của TSDH (Lần) (1/2) 0,99 1,27 (0,28) (22,05) 8 Suất hao phí TSDH so với doanh thu thuần (Lần) (3/1)

0,92 0,74 0,18 24,51

9 Suất sinh lời của

TSDH (%) (6/3) 8,41 10,10 (1,69) (16,74)

10 Sức sản xuất của

TSCĐ (Lần) (1/5) 0,79 0,89 (0,10) (11,02)

11 Suất hao phí của

TSCĐ (Lần) (5/1) 1,27 1,13 0,14 12,39

12 Suất sinh lời của

Trước hết, phân tích chỉ số sức sản xuất TSDH.

Từ bảng 3.8 có thể thấy sức sản xuất TSDH năm 2013 đạt 0,99 lần; nghĩa là 1 đồng TSDH đƣa vào hoạt động kinh doanh thu đƣợc 0,99 đồng doanh thu thuần, thấp hơn năm 2012 là 0,28 lần.

Thứ hai, phân tích suất hao phí của TSDH.

Trái ngƣợc với sức sản xuất TSDH, suất hao phí của TSDH so với doanh thu thuần lại tăng từ 0,74 lần (năm 2012) lên 0,92 lần (năm 2013); nghĩa là vào năm 2013, để có một đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra 0,92 đồng TSDH, tăng 1,8 đồng so với năm 2012, tƣơng ứng tăng 24,51%.

Tuy nhiên sự biến động của sức sản xuất TSDH và suất hao phí của TSDH so với doanh thu thuần qua hai năm 2012 và 2013 là không đáng kể. Nguyên nhân là do trong năm 2013, tốc độ tăng của tổng TSDH (21,45%) và tổng TSDH bình quân (17,88%) nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Sự biến động này đã làm cho sức sản xuất TSDH giảm đi và suất hao phí TSDH tăng lên.

Thứ ba, phân tích chỉ số suất sinh lời của TSDH.

Trong năm 2013, LNST giảm 1,86% trong khi tổng TSDH bình quân lại tăng 17,88 % so với năm 2012. Điều này làm cho suất sinh lời của TSDH năm 2013 chỉ đạt 8,41%, giảm 16,74% so với năm 2012. Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng TSDH năm 2013 chỉ tạo ra 8,41 đồng LNST, thấp hơn năm 2012 là 1,69 đồng. Suất sinh lời của TSDH giảm đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sử dụng TSDH kém hiệu quả hơn so với năm 2012, điều này góp phần làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ tư, phân tích chỉ số sức sản xuất của TSCĐ.

Bảng 3.8 cho thấy sức sản xuất của TSCĐ năm 2013 chỉ đạt 0,79 lần, thấp hơn năm 2012 là 0,1 lần. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng TSCĐ năm 2013 tạo ra 0,79 đồng doanh thu thuần, trong khi năm 2012 là 0,89 đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần bia hà nội nghệ an thuộc tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát hà nội (Trang 53)