Tóm tắt kết quả kinh doanh giai đoạn 2015-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 52 - 60)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thƣơng

3.2.4. Tóm tắt kết quả kinh doanh giai đoạn 2015-2018

3.2.4.1 Hoạt động huy động vốn.

Công tác huy động vốn luôn được ban lãnh đạo VietinBank Vĩnh Phúc quan tâm và phát triển. Từ khi thành lập đến nay, chi nhánh luôn là lựa chọn tin cậy của nhiều tổ chức, cá nhân, hộ gia đình để gửi tiền tiết kiệm. Nhờ vậy, kết quả huy động vốn của VietinBank Vĩnh Phúc luôn đạt được những thành tích cao:

Bảng 3.1: Nguồn vốn huy động tại VietinBank Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2018

TT Chỉ tiêu Đơn vị 31/12/16 31/12/17 31/12/18 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I Tổng nguồn vốn tỷ đồng 7,041 100% 6,895 100% 7,220 100% 1 VNĐ tỷ đồng 5,294 75% 5,016 73% 5,639 78% 2 Ngoại tệ (qui đổi) tỷ đồng 1,747 25% 1,879 27% 1,581 22%

II Cơ cấu nguồn vốn

tỷ

đồng 7,041 100% 6,895 100% 7,220 100%

1 Tiền gửi tổ chức tỷ

đồng 4,583 65% 4,853 70% 5,523 76%

2 Tiền gửi dân cư tỷ

đồng 2,458 35% 2,042 30% 1,697 24%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016-2018 của VietinBank Vĩnh Phúc)

Qui mô nguồn vốn năm 2018 đạt 7.220 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 200 tỷ đồng so với năm 2016. Đây là một thành tích rất đáng ghi nhận của chi nhánh trong nỗ lực huy động vốn. Tỷ lệ nguồn tiền gửi tổ chức (chủ yếu là tiền gửi thanh toán, tiền gửi kỳ hạn ngắn) có xu hướng gia tăng, tỷ lệ nguồn tiền gửi dân cư có xu hướng giảm

xuống (chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn). Xét về đặc điểm, nguồn tiên gửi dân cư có xu hướng ổn định hơn, tuy nhiên, nguồn tiền gửi doanh nghiệp lại có chi phí thấp hơn, đem lại lợi nhuận cao hơn cho chi nhánh.

Tỷ trọng các nguồn vốn theo đồng tiền huy động tương đối ổn định, trong đó chiếm từ 22-27% tổng nguồn vốn huy động là tiền gửi ngoại tệ. Tiền gửi ngoại tệ vẫn tăng đều qua các năm 2015-2018, tỷ trọng đồng tiền này trong tổng cơ cấu huy động vốn cũng thể hiện xu hướng tăng trưởng ổn định. Chi nhánh Vĩnh Phúc vẫn duy trì và phát huy thế mạnh của một chi nhánh có khả năng huy động và tự ổn định nhu cầu ngoại tệ của chi nhánh rất tốt.

Qua bảng số liệu trên có thể thấy hoạt động huy động vốn của chi nhánh có sự tăng trưởng tốt. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động giảm trong năm 2017 chủ yếu là do tiền gửi của khu vực dân cư giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do việc quy đình sàn lãi suất huy động của ngân hàng nhà nước dẫn đến lãi suất áp dụng cho đối tượng khách hàng này vào nhiều thời điểm là chưa đủ độ cạnh tranh với các NHTM cổ phần ngoài quốc doanh..

3.2.4.2.Hoạt động tín dụng

Trong giai đoạn 2015-2018, dư nợ cho vay tại VietinBank Vĩnh Phúc luôn có sự tăng trưởng, và đã đạt mức 5.613 tỷ đồng năm 2018. Trong đó, tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn cao hơn so với cho vay trung dài hạn. Quy mô tín dụng của chi nhánh không ngừng được mở rộng, qua đó chiếm lĩnh thị phần, nâng cao khả năng cạnh tranh so với các TCTD trên địa bàn. Kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh được thể hiện trong bảng 3.2.

Bảng 3.2: Dƣ nợ cho vay tại VietinBank Vĩnh Phúc giai đoạn 2015-2018 TT Chỉ tiêu Đơn vị 31/12/15 31/12/16 31/12/17 31/12/18 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I Tổng dƣ nợ và đầu tƣ tỷ đồng 4,070 100% 5,057 100% 5,300 100% 6,222 100% 1 Đầu tư tỷ đồng 560 14% 700 14% 700 13% 609 10% 2 Tổng dư nợ tỷ đồng 3,510 86% 4,357 86% 4,600 87% 5,613 90% Ngắn hạn tỷ đồng 1,960 48% 2,386 47% 2,470 47% 2,960 48% Trung, dài hạn tỷ đồng 1,550 38% 1,971 39% 2,130 40% 2,653 43% II Nợ quá hạn 1 Nợ nhóm 2 triệu đồng 0 0 0 0 0 0 0 0 2 Nợ xấu triệu đồng 36,05 1.03% 38,82 0.87% 29,32 0.63% 33,61 0.59% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015- 2018 VietinBank Vĩnh Phúc)

Tăng trưởng dư nợ tại VietinBank Vĩnh Phúc dựa trên cơ sở an toàn nguồn vốn, dư nợ giải ngân ra được thẩm định kỹ lưỡng, đảm buồn khả năng thu hồi nợ cho ngân hàng. Chính vì vậy, trong giai đoạn 2015-2018, chi nhánh không có nợ nhóm 2, nợ xấu được đẩy lùi từ mức 0.05% năm 2015 xuống còn 0.59% vào năm 2018. Qua đó khẳng định mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng tại VietinBank Vĩnh Phúc ở mức rất thấp, hiệu quả cho vay cao.

3.2.4.3 Các hoạt động dịch vụ

Bảng 3.3: Các hoạt động dịch vụ khác tại VietinBank Vĩnh Phúc STT Chỉ tiêu Đơn vị 31/12/15 31/12/16 31/12/17 31/12/18

1 Thu dịch vụ triệu đồng 4,560 5,530 7,065 7,640 2

Bên cạnh hoạt động huy động vốn và cho vay, công tác phát triển mảng dịch vụ ngân hàng cũng được chi nhánh quan tâm phát triển. Thu phí dịch vụ tại chi nhánh luôn có sự tăng trưởng tốt qua các năm, đóng góp một phần không nhỏ vào doanh thu và lợi nhuận chung của chi nhánh. Hoạt động phát hành thẻ cũng ghi nhận những kết quả khả quan. Hết năm 2018, chi nhánh đã có hơn 6.600 các loại thẻ phát hành cho khách hàng.

Bảng 3.4. Thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế và lãi kinh doanh ngoại tệ của VietinBank Vĩnh Phúc giai đoạn 2015 – 2018

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2016 2017 2018

1 Thu phí dịch vụ

thanh toán quốc tế triệu đồng 3,466 3,931 4,353 4,310 2 Lãi kinh doanh

ngoại tệ triệu đồng 1,066 1,221 1,341 2,849

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015-2018 VietinBank Vĩnh Phúc)

Giai đoạn 2015 - 2018, thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế và lãi kinh doanh ngoại tệ liên tục tăng trưởng qua các năm. Thu phí dịch vụ tăng 24.4% từ 3,466 triệu đồng lên 4,310 triệu đồng sau 4 năm; lãi kinh doanh ngoại tệ từ 1,066 triệu đồng của năm 2014 lên đến 2,849 triệu đồng vào năm 2017, tăng 167%. Điều này cho thấy sự hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank Vĩnh Phúc với sự đóng góp tích cực vào lợi nhuận chi nhánh.

3.2.4.4.Kết quả hoạt động kinh doanh

Có được nền tảng công nghệ hiện đại của cả hệ thống, VietinBank Vĩnh Phúc đã tận dụng, phát huy lợi thế này để nâng cao chất lượng dịch vụ, hoàn thiện sản phẩm... đồng thời thực hiện có hiệu quả việc tập trung huy động vốn từ các doanh nghiệp. Chi nhánh đã phát triển và thu hút được nhiều khách hàng lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, có uy tín trên thị trường. Liên tục trong các năm qua Chi nhánh được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý của Đảng, Nhà nước và của Ngành.

Năm 2017 và 2018 chi nhánh có tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tốt kéo theo lợi nhuận tăng trưởng cao. Ngoài sự phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng dư nợ hàng năm

thì lợi nhuận của chi nhánh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chênh lệch giá mua bán vốn, các chi phí quản lý xúc tiến bán hàng, các chi phí hoạt động … Trong năm 2018, quy mô tổng tài sản của chi nhánh tăng 7.44% và quy mô lợi nhuận sau thuế tăng 20.87% đạt 179,516 triệu đồng. Có sự tăng đột biến như vậy bên cạnh các yếu tố về kết quả kinh doanh còn do trong năm 2018 Vietinbank Vĩnh Phúc được hoàn các khoản trích lập dự phòng rủi ro cũng như thu hồi được một phần nợ xấu dẫn đến lợi nhuận có sự tăng trưởng vượt bậc như vậy. Nhìn chung hoạt động kinh doanh của chi nhánh là có hiệu quả, có sự tăng trưởng về tổng tài sản cũng như lợi nhuận sau thuế hàng năm.

Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của Vietinbank Vĩnh Phúc giai đoạn 2015-2018

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018

Tổng tài sản 4,674,131 5,910,663 6,723,615 7,223,815 Lợi nhuận trước thuế 134,427 146,235 185,645 235,545 Lợi nhuận sau thuế 104,853 114,063 148,516 179,516

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015- 2018 Vietinbank Vĩnh Phúc) 3.2.4.5. Tăng trưởng quy mô dư nợ khách hàng bán lẻ

Coi phát triển TDBL là nhiệm vụ kinh doanh trọng tâm trong giai đoạn vừa qua, VietinBank Vĩnh Phúc đã gặt hái được một số thành tựu rất đáng ghi nhận.

Bảng 3.6: Tăng trƣởng dƣ nợ cho vay KHBL tại VietinBank Vĩnh Phúcgiai đoạn 2015-2018 STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 1 Dư nợ (tỷ đồng) 1.359 1.762 2.235 2.614 2 Mức tăng trưởng dư nợ (tỷ đồng) 234 403 473 379 3 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) 20.8% 29,6% 26,8% 16,7%

Tại VietinBank Vĩnh Phúc, dư nợ KHBL sau 3 năm đã tăng gấp đôi từ 1.359 tỷ đồng năm 2015 lên thành 2.614 tỷ đồng năm 2018. Thông qua Bảng 3.6: Dư nợ cho vay KHBL tại VietinBank Vĩnh Phúc giai đoạn 2015-2015, có thể tốc độ tăng trưởng hàng năm duy trì ở mức khá cao, trên 15%/năm. Riêng năm 2018, do chỉ đạo thắt chặt “room” tăng trưởng tín dụng trên địa bàn của NHNN, tốc độ tăng trưởng dư nợ KHBL đạt mức thấp nhất trong cả giai đoạn là 16,7%. Tuy tốc độ tăng trưởng thấp hơn năm 2016 và 2017, tuy nhiên vẫn cao hơn mức trung bình trên địa bàn.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ KHBL được duy trì ở mức tương đối cao cho thấy những chỉ đạo, điều hành của Ban lãnh đạo chi nhánh đã thu được những hiệu quả nhất định.

Trong giai đoạn 2016-2018, số lượng KHBL sử dụng dịch vụ tín dụng tại Vietinbank Vĩnh Phúc có sự tăng trưởng tương đối tốt. Thị phần khách hàng không ngừng được giữ vững và mở rộng. Hết năm 2018, số lượng KHBL có dư nợ tại chi nhánh đã đạt mức trên 5.000 khách hàng. Đây là cơ sở để chi nhánh tiếp tục phát triển và mở rộng hệ khách hàng thông qua công tác tiếp thị, bán chéo sản phẩm.

3.2.4.6. Thị phần dư nợ khách hàng bán lẻ

Là một trong những TCTD hàng đầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong giai đoạn 2014-2017, VietinBank Vĩnh Phúc đã luôn cố gắng để duy trì và phát triển thị phần. Kết quả của quá trình đó được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.7: Thị phần TDBL của các NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015 – 2018

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 VietinBank Vĩnh Phúc 12% 11% 13% 14% 2 VietinBank Bình Xuyên 8% 8% 9% 9% 3 VietinBank Phúc Yên 6% 6% 7% 7% 4 Vietcombank Vĩnh Phúc 8% 11% 12% 13% 5 BIDV Vĩnh Phúc 14% 13% 14% 14% 6 AgriBank Vĩnh Phúc 23% 24% 22% 21% 7 Các NHTM cổ phần khác 29% 27% 23% 22%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc và tính toán của tác giả)

Qua bảng trên có thể thấy, TCTD đang nắm giữ thị phần cao nhất trên địa bàn là AgriBank Vĩnh Phúc, lên tới 21%. Có được kết quả này là do AgriBank đã có lịch sử hoạt động lâu năm, cùng với mạng lưới phòng giao dịch rộng khắp trên địa bàn, thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ từ nông thôn cho tới thành thị.

VietinBank Vĩnh Phúc đứng thứ 2 về thị phần, sau Agribank và ngang bằng với BIDV.Trong giai đoạn từ 2015-2018, VietinBank Vĩnh Phúc có sự gia tăng về thị phần tuy nhiên tỷ lệ tăng còn chưa cao. Trong 4 năm, thị phần của chi nhánh chỉ tăng thêm 2%, đạt mức 14% năm 2017, trong đó năm 2016 có sự sụt giảm so với năm 2015.

So sánh với VietcomBank Vĩnh Phúc, đối thủ chỉ có một chi nhánh duy nhất trên địa bàn tỉnh, nhưng đã chiếm tới 13% thị phần và có sự tăng trưởng thị phần tương đối tốt từ 8% lên 13% trong giai đoạn 2015-2018. Xet về tổng thị phần của 3 chi nhánh trên địa bàn tỉnh, VietinBank đạt 26% năm 2014 và tăng lên 30% năm 2018. Như vậy có thể thấy, tốc độ tăng trưởng thị phần của VietinBank còn tương đối hạn chế.

3.2.4.7. Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng, sản phẩm và kỳ hạn vay

46% 13% 17% 24% KHBL DN FDI DN Lớn DN vừa và nhỏ

Hình 3.2: Cơ cấu cho vay theo đối tƣợng khách hàng tạiVieitinbank Vĩnh Phúc năm 2018

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank Vĩnh Phúc năm 2018)

Qua biểu đồ cơ cấu cho vay của Chi nhánh Vĩnh Phúc năm 2018, có thể thấy tỷ trọng cho vay giữa KHBL và khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh là khá cân bằng, chiếm 46% trên tổng dư nợ.Qua đó cho thấy Ban lãnh đạo chi nhánh đã có những quan tâm và chỉ đạo quyết liệt trong việc phát triển dư nợ bán lẻ. Mảng tín dụng KHBL đóng vai trò quan trọng trong kết quả kinh doanh và sử phát triển của chi nhánh.Điều này là hoàn toàn phù hợp bởi chi nhánh Vĩnh Phúc là chi nhánh đặc thù về mảng bán lẻ. Hiện tại, số lượng KHBL đang có dư nợ tại chi nhánh đã lên đến khoảng 5.000 khách hàng.

Hình 3.3: Cơ cấu cho vay KHBL theo sản phẩm tại Vieitinbank Vĩnh Phúc năm 2018

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank Vĩnh Phúc năm 2018)

Xét về cơ cấu dư nợ KHBL theo sản phẩm, Hình 3.3 thể hiện rõ sự chiếm ưu thế của sản phẩm cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, đạt tỷ trọng lên tới 92.2% năm 2018. Còn lại là các sản phẩm cho vay phục vụ tiêu dùng (mua nhà đất, mua ô tô, cho vay khác…) chỉ chiếm 7.8%.

92,2%

5,4% 1,1% 1,3%

Cho vay SXKD Cho vay nhà đất Cho vay ô tô Cho vay khác

Hình 3.4: Cơ cấu cho vay KHBL theo thời hạn vay tạiVieitinbank Vĩnh Phúc năm 2018

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank Vĩnh Phúc năm 2018)

Tương tự với cơ cấu về sản phẩm, có thể thấy cơ cấu dư nợ KHBL theo các loại kỳ hạn cũng thể hiện sự chênh lệch lớn giữa các nhóm kỳ hạn. Năm 2018, cho vay ngắn hạn chiếm 92.2%, cho vay trung hạn chiếm 5.6% và cho vay dài hạn chiếm 2.2%.

Với đặc thù của nhóm đối tượng KHBL, cho vay sản xuất kinh doanh hầu hết là khoản tín dụng bổ sung vốn lưu động ngắn hạn cho phương án kinh doanh, vì vậy kỳ hạn vay là ngắn hạn, từ 1 năm trở xuống. Đây là lý giải thích cho tỷ trọng cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh và cho vay ngắn hạn tương đương nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)