4.1 .Các căn cứ xây dựng giải pháp
4.2.3. Tái cơ cấu tỷ trọng dư nợ cho vay theo sản phẩm, kỳ hạn
Việc duy trì một cơ cấu dư nợ theo sản phẩm, kỳ hạn vay phù hợp là điều vô cùng quan trọng với hoạt động kinh doanh của các NHTM. Khi tỷ trọng một sản phẩm vay nào đó bị đẩy lên mức quá cao, tức là chi nhánh đang có sự phụ thuộc quá nhiều vào sản phẩm đó. Đồng thời, rủi ro sẽ không được phân tán đồng đều cho các danh mục sản phẩm của ngân hàng. Đây là tình trạng mà VietinBank Vĩnh Phúc đang gặp phải. Khi tỷ trọng của sản phẩm vay ngắn hạn (theo kỳ hạn vay) và sản phẩm vay phục vụ sản xuất kinh doanh (theo mục đích vay) đều đang ở mức trên 90%, các sản phẩm còn lại đều đang ở mức thấp, chiếm tỷ trọng không đáng kể. Trong khi đó, vay ngắn hạn là có NIM thấp nhất trong danh mục các sản phẩm vay, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của chi nhánh.
Để khắc phục tình trạng này, nâng cao hiệu quả cho vay thì chi nhánh cần tái cơ cấu lại tỷ trọng dư nợ của chi nhánh, cụ thể:
- Đẩy mạnh, tập trung tiếp thị, cho vay các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng như mua ô tô, mua đất, xây dựng sửa chữa nhà ở,... Đây là các sản phẩm có kỳ hạn vay dài, trung bình từ 5-10 năm. Qua đó nâng cao tỷ lệ dư nợ trung dài hạn của chi nhánh, cũng như cải thiện chỉ tiêu NIM. Để làm được điều này, chi nhánh cần xây dựng những chính sách bán hàng quyết liệt, liên kết chặt chẽ với các showroom ô tô, sàn giao dịch bất động sản, các công ty kinh doanh bất động sản trên địa bàn để có cơ hội tiếp cận nhiều nhất với các khách hàng vay vốn. Xây dựng cơ chế lãi suất vay vốn trung dài hạn hấp dẫn, đủ sức cạnh tranh so với các TCTD khác trên địa bàn. Mục tiêu đến năm 2021, tỷ trọng cho vay trung dài hạn của chi nhánh đạt từ 30% đến 40% tổng dư nợ tín dụng bán lẻ.
- Cho vay đúng mục đích, đúng kỳ hạn với nhu cầu thực tế của khách hàng. Không để xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn, nhằm hưởng mức lãi suất thấp của cho vay ngắn hạn.
- Phát triển cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, đi kèm với việc thanh lọc, rút giảm dư nợ của các khách hàng có dấu hiệu yếu kém, làm ăn không hiệu quả, hoặc đòi hỏi mức lãi suất quá thấp ảnh hưởng đến nguồn thu của ngân
hàng. Qua đó kiểm soát mức tăng trưởng của sản phẩm cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh ngắn hạn, không để xảy ra tình trạng mất cân đối như hiện nay.