Nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 82 - 84)

4.1 .Các căn cứ xây dựng giải pháp

4.2.1. Nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực

Hiện tại, mức dư nợ bán lẻ của chi nhánh đạt trên 2.600 tỷ đồng, đang được quản lý bởi 24 Cán bộ QHKH, tương đương với mức trung bình khoảng trên 100 tỷ đồng/cán bộ. Trong khi đó, mức dư nợ quản lý phù hợp tại các chi nhánh và TCTD khác trung bình khoảng 60-70 tỷ đồng/cán bộ. Như vậy, số lượng CBQHKH phù hợp tại chi nhánh là khoảng 40 người. Trong thời gian tới, chi nhánh cần bổ sung thêm nhân sự làm tín dụng bán lẻ, giải phóng sức ép cho cán bộ cũ, giảm thời gian tác nghiệp phục vụ khách hàng hiện hữu, qua đó đẩy mạnh công tác thị trường, tìm kiếm khách hàng mới. Cụ thể: hiện tại chi nhánh đang thiếu 16 cán bộ so với mức

bình quân, như vậy trong 3 năm tới, mỗi năm chi nhánh cần tuyển thêm từ 5 – 6 cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân để đảm nhận việc quản lý, duy trì mức dư nợ hiện có và phát triển thêm của chi nhánh.

Bên cạnh việc tăng cường về mặt số lượng, đội ngũ nhân viên tín dụng là lực lượng rất quan trọng để mở rộng hoạt động cho vay KHBL. Việc đào tạo, nâng cao kỹ năng thẩm định, kỹ năng bán hàng cũng là điều vô cùng quan trọng.

Một nhân viên tín dụng cần có những kỹ năng cần thiết sau: - Sự hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

- Kỹ năng giao dịch, ứng xử, thuyết minh

- Các kiến thức cần thiết cho việc thẩm định, đánh giá tín dụng: kiến thức về luật pháp, kiến thức về kế toán, kiến thức về ngành nghề kinh doanh

- Kiến thức tổng quát về chính trị, văn hóa, xã hội, địa lý… - Khả năng phát hiện và đề ra giải pháp

- Cần phải có đạo đức nghề nghiệp, trung thực và trách nhiệm. Đây là yêu cầu tuyển dụng mà hầu hết các ngân hàng cần chú trọng vì rủi ro từ đạo đức cán bộ là rủi ro tiềm tàng có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống ngân hàng.

Chi nhánh cần thường xuyên thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn thông qua các buổi tọa đảm, trao đổi nội bộ, kết hợp với các buổi đào tạo trực tuyến từ trụ sở chính. Bên cạnh đó, toàn bộ các cán bộ mới tuyển dụng phải được tham gia đầy đủ các khóa học dành cho cán bộ mới do trụ sở chính tổ chức:

+ Về việc trao đổi, học tập chuyên môn tại chi nhánh: định kỳ tổ chức hàng quý, giao cho các phòng nghiệp vụ đầu mối luân phiên nhau tổ chức theo các nội dung thực tiễn phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng tại chi nhánh.

+ Học tập chuyên gia: định kỳ 6 tháng một lần, chi nhánh thuê các chuyên gia đào tạo trong lĩnh vực ngân hàng để trao đổi thêm các kỹ năng thẩm định nâng cao cho cán bộ, qua đó nâng cao trình độ chuyên môn.

Có nhu vậy, nguồn nhân lực phục vụ hoạt động tín dụng bán lẻ tại chi nhánh mới đáp ứng được thực tế hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng phục vụ duy trì

số lượng khách hàng hiện hữu, cũng như thực hiện hiệu quả công tác thị trường, tìm kiếm và phát triển khách hàng mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh vĩnh phúc (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)