4.1 .Các căn cứ xây dựng giải pháp
4.1.1. Đánh giá và dự báo tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2019-
Phát huy những thành tựu kinh tế - xã hội đã đạt được trong năm 2018, kết quả những tháng đầu năm 2019 hết sức khả quan. Theo các chuyên gia kinh tế, có nhiều cơ sở để tin tưởng vào triển vọng phát triển kinh tế tại Việt Nam trong năm 2019 và các năm tiếp theo.Các cấp các ngành, cũng như tất cả các thành phần kinh tế cần phải tập trung và nỗ lực rất lớn để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đề ra.
Trong giai đoạn 2016 – 2020, các chuyên gia kỳ vọng tăng trưởng kinh tế sẽ hồi phục bởi hàng loạt yếu tố hỗ trợ như giá hàng hóa thấp, lực đẩy từ các doanh nghiệp FDI cùng với các cải cách về thể chế của nền kinh tế. Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong 5 năm tới sẽ ở mức 6,5 – 7%; kiểm soát lạm phát trong khoảng 5 – 7% và bội chi ngân sách nhà nước đến năm 2020 cũng giảm còn 4,8% GDP.
Ba kịch bản đối với nền kinh tế:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức hội thảo khoa học quốc tế “Dự báo tình hình kinh tế - xã hội phục vụ lập kế hoạch trung hạn trong bối cảnh hội nhập quốc tế” vào ngày 02/12/2015 tại Hà Nội. Tại hội thảo, TS. Đặng Đức Anh (Ban Phân tích và Dự báo, Trung tâm thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia) đã nêu lên 3 kịch bản về triển vọng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020.
Cụ thể, theo kịch bản cơ sở, giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt mức 6,67%/năm và lạm phát khoảng 4,58%. Tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục ổn định ở mức trung bình 4%; đầu tư khu vực nhà nước được cải thiện hơn cả về tốc độ và hiệu quả; tốc độ tăng đầu tư trung bình giai đoạn 7%, mô hình kinh tế Việt Nam phần nào được chuyển đổi nhưng về cơ bản vẫn là nền kinh
tế tăng trưởng dựa vào vốn với hệ thống tài chính khá ổn định, điều hành chính sách và tiền tệ linh hoạt.
Ở kịch bản cao, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt mức 7,04% và lạm phát khoảng 6,1%. Các chỉ tiêu đạt được tương như như kịch bản cơ sở. Nguy cơ đe dọa nền kinh tế từ nợ công hay rủi ro hệ thống tài chính (cụ thể là nợ xấu) được giải quyết triệt để và tiến trình cải cách kinh tế diễn ra mạnh mẽ hơn.
Ở kịch bản thấp, Việt Nam sẽ phải đối mặt với tác động tiêu cực từ kinh tế thế giới; rủi ro nợ công và hệ thống tài chính ngày một lớn và tiếp tục mô hình tăng trưởng kinh tế theo kiểu cũ. Theo đó, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và lạm phát có kết quả lần lượt là 6% và 7% - mức thấp nhất trong ba kịch bản.
Giai đoạn tới nền kinh tế Việt Nam sẽ thoát khỏi giai đoạn suy giảm và bắt đầu chu kỳ phục hồi mới. Tuy nhiên, để có thể đạt được mục tiêu đã đề ra, Chính phủ cần triển khai mạnh mẽ các chính sách, biện pháp xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ trong cả nước và các ngành để thật sự chuyển dịch cơ cấu và mô hình tăng trưởng theo hướng đã xác định.