Điều kiện kinh tế xã hội của thị xã Sơn Tây tiềm năng cho sự phát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây (Trang 36)

phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.1.1. Về nguồn lực tự nhiên

Thị xã Sơn Tây là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Sơn Tây trước đây và là một địa bàn vệ tinh nhiều tiềm năng của thủ đô Hà Nội hiện nay. Trải qua những lần nhập và tách địa giới hành chính cấp tỉnh, thị xã tiếp tục khẳng định được vai trò là trung tâm kinh tế - văn hóa khu vực phía tây bắc của tỉnh Hà Tây trước đây và nay là thủ đô Hà Nội. Những năm gần đây, thị xã Sơn Tây đang chuyển mình với những bước đi vững chắc, tiếp tục thu hút các dự án phát triển kinh tế- xã hội trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng văn minh, hiện đại, mang tầm vóc của một đô thị du lịch, dịch vụ và công nghiệp phát triển bền vững.

Thị xã Sơn Tây thuộc vùng trung du, trong đó có 3/4 diện tích là đồi gò, nối liền với vùng núi huyện Ba Vì, trải dài thoai thoải từ Tây Bắc đến Đông Nam khu vực phụ cận núi Tản Viên đến ven sông Tích là đất đồi gò. Khu vực từ nội thị đến đê sông Hồng là vùng đồng bằng tương đối màu mỡ do thường xuyên được phù sa sông Hồng bồi đắp.

- Thị xã Sơn Tây có nhiều thuận lợi cả về đường thủy và đường bộ, cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 40km có Quốc lộ 11A nay là Quốc lộ 32 chạy qua đến cầu Trung Hà, nối Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc. Quốc lộ 21A từ Sơn Tây đi qua một số huyện như Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, qua Lạc Thủy (Hòa Bình) rồi đi vào Ninh Bình, Thanh Hóa. Các tỉnh lộ 413, 414, 416, 417, 418 nối Thị Xã với các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất. Bên

cạnh việc bồi đắp phù sa và cung cấp nước tưới tiêu cho cả vùng phía tây Hà Nội, sông Hồng được coi là huyết mạch giao thông đường thủy, ngược lên nối liền với các tỉnh phía Bắc, xuôi về kết nối với thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Nam. Cảng Sơn Tây cũng đang được lập quy hoạch, triển khai các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Hiện tại, đường cao tốc Láng - Hòa Lạc đã được mở rộng, nâng cấp liên kết Hà Nội với khu công nghệ cao Hòa Lạc, Trường Đại học Quốc Gia, Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam và thị xã Sơn Tây. Đặc biệt việc đầu tư, nâng cấp Quốc lộ 21A, đường tránh Quốc lộ 32, đường từ Thành Cổ - Đền và đến khu di tích lịch sử - văn hóa Đường Lâm, cầu Vĩnh Thịnh, đường Hoàng Quốc Việt kéo dài, dự án tiếp nước, cải tạo, khôi phục sông Tích… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Thị Xã trong đó có các DNVVN.

- Sơn Tây là địa phương có nhiều danh lam thắng cảnh, có nhiều di tích lịch sử, có tiềm năng lớn về du lịch, là một trong những trọng điểm du lịch quốc gia. Tài nguyên du lịch của thị xã Sơn Tây khá phong phú và đa dạng, có thể đáp ứng nhu cầu cho du khách du lịch trên nhiều mặt: lịch sử, văn hóa, thiên nhiên kỳ thú với 172 di tích, trong đó có 63 di tích đã được xếp hạng. Tiêu biểu là: Thành Cổ Sơn Tây, đền Và (Trung Hưng), đình Mông Phụ, đền thờ Phùng Hưng, Lăng Ngô Quyền, chùa Mía, Văn Miếu (Đường Lâm); đàn Xuyên Sơn, đền Tiên Nông (Viên Sơn), đền Măng (Sơn Đông)… đặc biệt là Làng cổ Đường Lâm được coi là một trong những ngôi làng cổ nhất, kết tinh hàng nghìn năm lịch sử của nền văn minh sông Hồng, là ngôi làng cổ đầu tiên của đất nước được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia; là làng duy nhất của Việt Nam sinh ra hai vị vua, anh hùng dân tộc Phùng Hưng, Ngô Quyền cùng nhiều bậc quốc sĩ làn rạng danh cho quê hương đất nước.

Đặc biệt các địa danh nổi tiếng kể trên lại ở ngay Thị Xã hoặc liền kề với các cụm công nghiệp trong đó có các DNVVN. Sự gắn bó giữa thiên nhiên có vị trí cảnh quan đẹp, các địa danh và di tích lịch sử với các cụm công

nghiệp đang hình thành và phát triển, là động lực thúc đẩy ngành công nghiệp không khói của thị xã Sơn Tây phát triển vượt bậc trong giai đoạn sắp tới.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.

Hiện nay cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và cộng đồng các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Sơn Tây nói riêng có nhiều thuận lợi để tăng trưởng, phát triển kinh tế. Tình hình giá cả thế giới và khu vực lên cung khá thấp, kinh tế của cả nước được dự báo tăng trưởng khá cao, xu hướng chuyển dịch nguồn vốn bên ngoài đầu tư vào địa bàn thủ đô Hà Nội có chiều hướng tăng lên trong đó có thị xã Sơn Tây được lựa chọn là địa bàn thu hút đầu tư có nhiều tiềm năng và triển vọng.

Thực hiện nghị quyết lần thứ XIX của Đảng bộ thị xã Sơn Tây về phát triển kinh tế; Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Sơn Tây đã ban hành Nghị quyết số 14 - NQ/TU ngày 31/8/2011 về tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp, trung tâm công nghiệp đến năm 2015; Nghị quyết số 15-NQ/TU về tiếp tục đẩy mạnh phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ đến năm 2015; các nghị quyết đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể và các cơ chế ưu tiên, khuyến khích thu hút đầu tư để phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Mặt khác, các DNVVN trên địa bàn Thị Xã hiện đang sản xuất kinh doanh các sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong nước đã chiếm được niềm tin của khách hàng và có thị phần ổn định trên thị trường. Điển hình như Công ty cổ phần Sơn Tây, Công ty cổ phần Thêu ren Ngọc Kiên… Bên cạnh đó đội ngũ doanh nhân quản lý các doanh nghiệp của Thị xã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt được xác định là yếu tố quan trọng để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế.

- Về công tác quy hoạch.

Thực hiện Nghị quyết số 1029/QĐ - UBND ngày 13/10/2004 của UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) phê duyệt quy hoạch chung thị xã Sơn Tây và

một số quy hoạch xây dựng khu, cụm điểm công nhiệp, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, UBND Thị xã đã triển khai thực hiện cụ thể:

+ Điểm công nghiệp Phú Thịnh (8,5 ha - nay đổi tên thành cụm công nghiệp làng nghề Phú Thịnh): Đã triển khai quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng xong đến nay đã có 12 doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuê đất đi vào hoạt động ổn định. UBND Thị xã đã thành lập Ban quản lý cụm công nghiệp làng nghề Phú Thịnh để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển đặc biệt là các DNVVN vì nó phù hợp với làng nghề.

+ Điểm công nghiệp Sơn Đông được quy hoạch xây dựng với quy mô 60 ha.

+ Cụm công nghiệp Xuân Sơn - Thanh Mỹ giai đoạn 1 xây dựng cụm công nghiệp có quy mô 100ha, giai đoạn 2 mở rộng thành khu công nghiệp 200 ha.

- Về công tác khuyến công dạy nghề, phát triển làng nghề, làng có nghề

Được sự hỗ trợ kinh phí của Sở Công thương, Chi cục phát triển nông thôn kết hợp với kinh phí hỗ trợ cho công tác khuyến công của UBND Thị xã sự phối hợp của các Doanh nghiệp nên công tác khuyến công dạy nghề trên địa bàn xã, phường đã được đẩy mạnh và nhân cấy được một số nghề mới tạo thêm được nhiều việc làm cho người lao động. Trong 5 năm từ 2005 - 2010 công tác khuyến công dạy nghề, nhân cấy nghề được quan tâm Thành phố và Thị xã đã hỗ trợ 4.051,4 triệu đồng, mở 155 lớp cho 7.943 học viên, giải quyết việc làm cho 6.754 lao động; trong đó có các DNVVN đã tham gia dạy nghề khuyến công và tuyển dụng 4.327 lao động sau khi đào tạo.

Thị xã đã xây dựng được thêm 2 làng nghề là làng nghề bánh tẻ Phú Nhi (phường Phú Thịnh) và làng nghề thêu ren Ngọc Kiên. Một số xã, phường, DNVVN đã quan tâm mở các lớp dạy nghề nhiều ngành nghề được duy trì và phát triển như: đồ gỗ, may mặc, thêu, kẹo thủ công, thêu đính cườm, chiếu trúc… Đến nay, toàn Thị xã 70% tổng số làng, khu phố có nghề.

- Về công tác thu hút đầu tư, tài chính - ngân hàng.

UBND Thị xã đã tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích đầu tư vào địa bàn. Trong 5 năm trở lại đây thu hút được 38 dự án đầu tư với tổng diện tích đất cho thuê 152,93ha với tổng vốn đầu tư gần 400 tỷ đồng. Nâng tổng số đến nay lên 80 dự án đầu tư vào địa bàn Thị xã, tạo việc làm thường xuyên cho hàng ngàn lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã.

Hoạt động tín dụng - ngân hàng cũng được mở rộng và phát triển. Tổng huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn Thị xã đạt trên 5.500 tỷ đồng, đảm bảo nhu cầu vay vốn cho các thành phần kinh tế trong đó có các DNVVN đã thúc đẩy phát triển sản xuất - kinh doanh, tỷ lệ nợ xấu thấp.

2.2. Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp vƣ̀a và nhỏ ở thị xã Sơn Tây giai đoạn 2000 - 2010

2.2.1. Nguồn hình thành doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nguồn hình thành DNVVN của thị xã Sơn Tây khá đa dạng, từ hầu khắp các thành phần, tầng lớp trong xã hội như: Chủ các cơ sở sản xuất, chủ trang trại, chủ hộ kinh doanh thương mại, tầng lớp trí thức, cán bộ, công nhân viên từ các Doanh nghiệp nhà nước, Hợp tác xã vì nhiều lý do ra kinh doanh độc lập.

Tuy nhiên nguồn chủ yếu tập trung vào:

- Chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh tư nhân. - Chủ các hộ kinh doanh thương mại.

Có thể tạm phân loại nguồn hình thành DNVVN theo một số tiêu chí như sau:

- Các đối tượng có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, am hiểu thị trường: Chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh tư nhân lớn, chủ các hộ kinh doanh thương mại lớn, một số nhà trí thức, cán bộ, công nhân từ DNNN, HTX.

- Các đối tượng am hiểu pháp luật, có kiến thức kinh doanh hiện đại: tầng lớp trí thức, một phần trong số chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh tư nhân, chủ các hộ kinh doanh thương mại, một phần cán bộ, công nhân từ DNNN, HTX.

- Các đối tượng có tiềm lực tài chính: Chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh tư nhân lớn, chủ các hộ kinh doanh thương mại lớn.

Như vậy có thể thấy chỉ có một bộ phận nhỏ các đối tượng trong nguồn hình thành DNVVN có đủ các yếu tố để thành lập và có thể duy trì, phát triển doanh nghiệp. Còn lại phần lớn các đối tượng này hoặc thiếu kinh nghiệm sản xuất, hoặc thiếu kiến thức, thiếu vốn hoặc thiếu am hiểu thị trường. Do vậy để DNVVN ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ phía chủ các doanh nghiệp và trong thời gian đầu rất cần tới vai trò “bà đỡ” của Nhà nước.

2.2.2. Số lượng và cơ cấu các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ

* Về số lượng doanh nghiệp

Từ năm 2001 đến cuối năm 2010 có tổng số 339 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Số doanh nghiệp được thành lập qua từng năm cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Số lƣơ ̣ng doanh nghiê ̣p đƣơ ̣c thành lập từ 2001-2010

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Số

lượng DN

6 8 7 12 23 44 51 47 67 74

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 năm 2001 năm 2002 năm 2003 năm 2004 năm 2005 năm 2006 năm 2007 năm 2008 năm 2009 năm 2010

Biểu 2.1: Tổng số doanh nghiệp thành lập theo năm giai đoạn 2001-2010

Nguồn: Theo số liệu của Phòng Kinh tế Thị xã Sơn Tây (tháng 2 năm 2011).

Trong quá trình hoạt động bên cạnh những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, từ 2001 - 2010 có 12 doanh nghiệp phải giải thể và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chiếm 3,5% tổng số doanh nghiệp đã thành lập.

* Về cơ cấu doanh nghiệp

Tính đến năm 2010 toàn Thị xã có 327 doanh nghiệp và khoảng 900 hộ kinh doanh cá thể. Trong đó: Công ty cổ phần: 121 công ty; Công ty TNHH: 132 công ty; Công ty TNHH - 1TV: 14 công ty; Doanh nghiệp tư nhân: 60 doanh nghiệp (bảng 2.1, biểu 2.2).

Bảng 2.2: Số lƣợng các doanh nghiệp phân theo loại hình

(Đơn vị tính: doanh nghiệp) Loại hình DN Công ty cổ phần Công ty TNHH Công ty TNHH-1TV DN tư nhân Số lượng 121 132 14 60

Biểu 2.2: Cơ cấu doanh nghiệp theo loại hình năm 2010 (%)

Nguồn:Theo số liệu của Phòng Kinh tế Thị xã Sơn Tây * Về phân bố ngành nghề hoạt động

Theo luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Công ty (1990), Luật Doanh nghiệp (1999) quy định DN được phát triển đa ngành nghề tùy theo khả năng của DN (trừ những ngành nghề bị pháp luật cấm). Các DNVVN ở Sơn Tây được mở ra với các ngành nghề tương đối đa dạng hướng vào những ngành nghề mà Thị xã có thế mạnh như: hàng dệt may, thêu ren, cơ kim khí - điện, công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, gốm, ngành công nghiệp sản xuất đồ mộc dân dụng và chế biến lâm sản… đã góp phần đáp ứng nhu cầu SXKD, nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của Thị xã. Cụ thể phân chia theo các lĩnh vực chính sau: công nghiệp - xây dựng: 105 doanh nghiệp; thương mại - dịch vụ: 140 doanh nghiệp; tiểu thủ công nghiệp: 82 doanh nghiệp (Biểu 2.3).

37% 40% 4% 19% Công ty cổ phần Công ty TNHH Công ty TNHH-1TV DN tư nhân

32%

43%

25% Công nghiệp - xây dựng

Thương mại - dịch vụ Tiểu thủ công nghiệp

Biểu 2.3: Cơ cấu DNVVN phân theo ngành (%)

Nguồn: Theo số liệu của Phòng Kinh tế Thị xã Sơn Tây.

Nhìn chung các DNVVN chủ yếu đầu tư vào các ngành nghề truyền thống hoặc các ngành ít vốn, sinh lời khá cao và đặc biệt là khả năng thu hồi vốn nhanh.

Về địa bàn hoạt động, các DNVVN ở Sơn Tây phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở trung tâm Thị xã hoặc những điểm có nhiều làng nghề, các điểm du lịch… Chính sự phân bố không đều này đã chỉ ra rằng trong những năm qua các DNVVN được hình thành một cách tự phát, thường tập trung trong nội thị, đan xen vào các khu dân cư, từ đó gây ra những bất hợp lý về quy hoạch ngành nghề, về vận tải, về tiêu thụ, và gây ra ô nhiễm môi trường. Việc bố trí lại các doanh nghiệp trên địa bàn Thị xã không chỉ là tránh gây ô nhiễm môi trường mà quan trọng hơn là tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong Thị xã, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã .

2.2.3. Tiềm lực doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây

* Vốn

Tiềm lực về vốn của một DN có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của DN. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay, nếu tiềm lực vốn của DN càng lớn thì DN có khả năng cạnh tranh trên thương trường. Đối với các DN thuộc khu vực kinh tế tư nhân, với sự thông thoáng của môi trường pháp lý, với cơ chế chính sách phù hợp, khu vực kinh tế này

đã thu hút một lượng vốn lớn trong dân cư để đầu tư vào sản xuất kinh doanh; số cơ sở SXKD, quy mô vốn ngày càng tăng lên. So với thời điểm năm 2001,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây (Trang 36)