Những vấn đề đang đặt ra đối với việc phát triển doanh nghiê ̣p

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây (Trang 59 - 63)

vừa và nhỏ ở Sơn Tây

* Về việc thực thi chính sách phát triển doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ nói

chung:

Mặc dù đã rất nỗ lực trong việc tạo ra khung khổ pháp lý đồng bộ, môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN nhưng đến nay các thể chế, chính sách và các yếu tố liên quan đến phát triển DN vẫn còn có một số tồn tại hạn chế sau:

- Hệ thống cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp mới chỉ được thành lập ở Trung ương. Các địa phương thực sự vẫn chưa có cơ quan đứng ra làm đầu mối trong việc quản lý và hỗ trợ DN. Do vậy dẫn đến thiếu sự điều hành

thống nhất, sự phối hợp đồng bộ trong hoạt động. Đây là khó khăn rất lớn trong quản lý và hỗ trợ DN.

- Công tác ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật còn chậm và còn có một số quy định chưa phù hợp với thực tế do vậy hạn chế việc nhanh chóng áp dụng các Bộ luật vào cuộc sống.

- Chế độ kế toán, tài chính và thuế còn phức tạp và khó áp dụng đặc biệt đối với các DN nhỏ. Các DN nhỏ trên thực tế đều không có khả năng và không cần thiết phải tổ chức một bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán, ở các DN này phát sinh kinh tế không nhiều do vậy họ thường chỉ thuê người làm kế toán một vài ngày trong tháng tuy nhiên quy định về cấp chứng chỉ hành nghề kế toán lại đòi hỏi khá cao như phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành và có 5 năm kinh nghiệm, với quy định như vậy và với tốc độ phát triển DN như hiện nay thì khó có thể có đủ nhân lực làm công tác kế toán cho DN theo đúng quy định. Ngoài ra nội dung của Báo cáo tài chính theo quy định khá phức tạp đối với các DN nhỏ.

- Các chính sách liên quan tới đất đai và mặt bằng sản xuất cho DN vẫn cần được xem xét bổ sung cho phù hợp hơn. Đất đai là vấn đề lớn và khó giải quyết đối với các cấp chính quyền, doanh nghiệp và toàn xã hội. Những tồn tại trong việc khẳng định quyền tài sản đối với đất đai được xem là cản trở lớn đối với đầu tư sản xuất, kinh doanh; hồ sơ, thủ tục thuê đất cần được quy định theo hướng đơn giản hóa, rõ ràng minh bạch nhưng vấn đảm bảo cho thuê đất đúng đối tượng (doanh nghiệp có khả năng thực thi dự án).

* Đối với thị xã Sơn Tây

- Việc tổ chức thực hiện pháp luật về DN và kinh doanh còn có lúc, có nơi chưa thực sự nhất quán.

- Tại thị xã chưa có một cơ quan đứng ra làm đầu mối ( kiểu cơ quan chủ quản của DN) để theo dõi, tổng hợp tình hình, phát triển và đề xuất những

biện pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN và chủ động uốn nắn những sai phạm của DN.

- Việc trợ giúp DN chưa làm được nhiều:

Hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý DN chưa làm được nhiều. Ngân sách thị xã dành cho việc hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng chưa đáp ứng được nhu cầu của DNVVN.

Hỗ trợ DN về vốn: Một số chính sách cơ bản của Nhà nước và Địa phương đã kích thích DN phát triển sản xuất kinh doanh, tuy vậy DN còn luôn thiếu nguồn lực vật chất rất quan trọng đó là vốn: vốn cho đầu tư và vốn cho kinh doanh, nhìn chung Ngân hàng chưa đáp ứng đủ vốn cho DN, điều kiện vay, thủ tục vay còn phức tạp. Chính sách ưu đãi đầu tư hỗ trợ lãi suất còn ở mức khiêm tốn trong khi đó các DN rất cần có nguồn vốn này giúp cho đổi mới công nghệ, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư liên doanh liên kết.

Hỗ trợ DN về mặt bằng sản xuất: Mặc dù đã quy hoạch mạng lưới các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên toàn thị xã với tổng diện tích trên 300 ha nhưng do ngân sách của thị xã hẹp nên chưa có điều kiện hỗ trợ DN tốt hơn nữa về mặt bằng sản xuất.

* Những hạn chế và các vấn đề nổi cộm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung

Đã có khá nhiều nghiên cứu về DNVVN trên thế giới cũng như ở Việt Nam chỉ ra những tồn tại, hạn chế của các DN này. Nhìn chung các DNVVN những tồn tại, hạn chế cơ bản như sau:

- Rất khó tiếp cận với các nguồn vốn chính thức của ngân hàng.

- Khó có điều kiện để đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư công nghệ mới, nhất là công nghệ đòi hỏi vốn lớn.

- Hạn chế đầu tư cho nghiên cứu, đào tạo, vì vậy khó nâng cao được năng suất, hiệu quả; khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp.

- Lương và thu nhập của người lao động thường không ổn định, chế độ đối với người lao động nhìn chung còn hạn chế.

- Thường bị lệ thuộc vào các DN lớn, dẫn đến bị động trong các quan hệ thị trường: định giá, cung ứng sản phẩm.

- Rất khó thiết lập và mở rộng hợp tác với các DN nước ngoài; hạn chế nhiều về thông tin.

- Trình độ quản trị DN rất hạn chế, yếu và thiếu kinh nghiệm cũng như am hiểu về pháp luật. Còn có một bộ phận không nhỏ, ý thức chấp hành pháp luật kém.

Những vấn đề đặt ra trong hoạt động của các doanh nghiê ̣p vƣ̀a và nhỏ ở Sơn Tây:

- Về quy mô, chất lượng DN.

Đa số DN ở Sơn Tây đều thuộc loại nhỏ, hoặc quá nhỏ, thiết bị công nghệ lạc hậu, năng lực tài chính hạn chế nên rất khó khăn trong việc đầu tư đổi mới công nghệ.

+ Sức cạnh tranh của DN và sản phẩm, dịch vụ thấp: yếu tố vốn của DN cấu thành trong sản phẩm thấp, hàm lượng tri thức, công nghệ và tính độc đáo trong sản phẩm không cao, giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản phẩm thấp. Do vậy sản phẩm làm ra kém hấp dẫn, mới tập trung vào sản xuất, kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng thông thường phục vụ cho thị trường tại chỗ, số lượng sản phẩm vươn ra được thị trường bên ngoài chưa nhiều.

- Công tác quản trị của các DNVVN có nhiều hạn chế, còn yếu, thiếu chiến lược kinh doanh và xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường.

- Chưa phát huy tính chủ động của bản thân DN trong việc khai thác thế mạnh của địa phương, liên doanh liên kết để tự vươn lên, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Trình độ quản lý của DN còn thấp nên tình trạng lệch lạc trong phát triển DN (phát triển còn mang tính tự phát, vi phạm pháp luật, gây ô nhiễm môi trường) vẫn diễn ra ở một bộ phận các DN.

- Tình trạng chưa ký kết hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, xây dựng thỏa ước lao động, đảm bảo điều kiện lao động, chăm lo đời sống của người lao động, chưa dành kinh phí để đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động còn diễn ra phổ biến dẫn đến người lao động chưa gắn bó với DN, và bản thân người lao động khó có điều kiện nâng cao tay nghề.

- Hiệu quả SXKD của DNVVN trên địa bàn tỉnh còn thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây (Trang 59 - 63)