Những giải pháp chủ yếu để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây (Trang 68)

nhỏ ở thị xã Sơn Tây

Từ thực tiễn những hạn chế và nổi cộm đang đặt ra đối với hoạt động của các DNVVN ở Sơn Tây đã trình bày cuối chương 2, trên cơ sở những định hướng vừa nêu trên, tác giả luận văn khuyến nghị một số giải pháp chủ yếu để phát triển DNVVN như sau:

3.2.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho việc phát triển kinh doanh vừa và nhỏ vừa và nhỏ

Đây là giải pháp kinh tế vĩ mô được quyết định của cấp Nhà nước, Chính phủ và Thành phố. Tuy nhiên đó cũng là vấn đề quyết định đối với một địa bàn địa phương như thị xã Sơn Tây.

Thể chế kinh tế và môi trường pháp lý là nhân tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến phát triển DNVVN. Môi trường thể chế là tổng hợp các quy định pháp quy và các quy ước của cộng đồng mà phụ thuộc vào chúng, các doanh nghiệp sẽ hình thành, tồn tại, phát triển hay tiêu vong.

Ở Việt Nam, môi trường pháp lý cho việc phát triển DNVVN đã được hình thành thông qua việc Nhà nước ban hành các luật như Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật hợp tác xã, Luật khuyến khích đầu tư trong nước và nhiều chính sách có liên quan đến phát triển DNVVN. Tuy nhiên môi trường đó chưa thật hoàn chỉnh vì hầu hết các luật đó đều áp dụng chung cho các doanh nghiệp, trong đó có DNVVN. Các chính sách cho DNVVN còn tản mạn, chưa có hệ thống chính sách riêng cho phát

triển DNVVN, các chính sách chưa đầy đủ và đồng bộ, chưa thực sự tạo được sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Vì vậy đã đến lúc Nhà nước sớm ban hành các hệ thống chính sách, các quy định chính thức về DNVVN, xác định ngành nghề, lĩnh vực, đối tượng các doanh nghiệp được ưu đãi, hỗ trợ.

* Về hoàn thiện khung hình pháp lý.

Để đẩy mạnh hơn nữa việc hoàn thiện khung khổ pháp lý cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Đổi mới quản lý nhà nước đối với các DNVVN. Thực hiện phương châm Nhà nước không can thiệp sâu vào nội bộ và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đảm bảo quyền tự do, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của các DNVVN. Xây dựng một môi trường bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Tôn vinh những doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu, làm ăn có hiệu quả theo quy chế khen thưởng doanh nghiệp của thị xã.

- Trong quá trình xây dựng văn bản pháp luật cần có sự tham gia rộng rãi của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và đặc biệt là có sự tham gia của các hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp, doanh nhân bởi họ là đối tượng chịu sự điều chỉnh của các văn bản đó. Quá trình thực hiện cũng cần thường xuyên tiếp nhận thông tin, đối thoại với các đối tượng thuộc khu vực tư nhân (bởi phần lớn DNVVN là doanh nghiệp tư nhân). Điều này sẽ giúp việc soạn thảo và thực thi tốt hơn các chính sách đối với DNVVN, nhờ đó tiến tới hoàn thiện khung khổ pháp lý cho sự phát triển các DNVVN của tỉnh và rộng hơn nữa là trên cả nước.

- Thường xuyên công khai các chính sách, quy định mới và tiến hành đánh giá các tác động của các chính sách đó tới các doanh nghiệp, xây dựng hệ thống thu nhập thông tin một cách chính thức các ý kiến thắc mắc của DNVVN. Một mặt, nhằm phát triển những quy định trái với lợi ích của doanh nghiệp và trái với quy phạm pháp luật khác, Mặt khác, giúp các doanh nghiệp

nắm rõ các cơ chế chính sách có ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của mình theo hướng tích cực, hiệu quả. Việc thu thập cần tiến hành có tính định kỳ và trở thành việc làm thường xuyên. Các cơ quan này phải có trách nhiệm thông báo lịch trình giải quyết các khiếu nại của DNVVN và xử lý nghiêm những trường hợp cán bộ, công chức làm sai. Có như vậy mới tạo được lòng tin trong giới doanh nhân vào lập trường, quyết tâm của chính quyền là cùng nhau xây dựng và phát triển. Đây là một trong những yếu tố quyết định tốc độ phát triển của doanh nghiệp nói chung và của DNVVN nói riêng.

* Đẩy mạnh cải cách hành chính.

Theo đánh giá của WEF (World Economic Forum), chi phí ngoài luật mà doanh nghiệp Việt Nam phải chịu rất cao. Đây là hậu quả của hệ thống hành chính rườm rà, thiếu minh bạch. Để cải thiện tình hình này, Chính phủ cần đẩy nhanh tốc độ cải cách hành chính trên cơ sở tạo thuận lợi nhưng không buông lỏng các hoạt động SXKD của các loại hình doanh nghiệp.

Đặc biệt đối với thị xã Sơn Tây cần tiếp tục chỉ đạo các phòng, ban chức năng, các xã, phường đổi mới phương pháp làm việc, chủ động phối hợp giải quyết công việc tạo cơ chế, chính sách thông thoáng trong các thủ tục hành chính để thu hút đầu tư, có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất. Tăng cường trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại các xã, phường.

Với thủ tục hành chính đơn giản, thuận tiện, hiệu quả sẽ giúp cho tỷ lệ đầu tư tăng lên, qua đó giúp các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt hơn, đóng phần tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.

3.2.2. Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và nhỏ

Muốn các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVN của thị xã Sơn Tây phát triển thì phải thực hiện đồng thời các giải pháp về chính sách sau:

* Chính sách tín dụng

Tình hình phổ biến của các DNVVN tại Sơn Tây hiện nay là vấn đề về tài chính, nhất là khó khăn về vốn. Đa phần vốn của các DNVVN tại thị xã được là vốn tự có, vay mượn của người thân mà nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư chủ yếu lại được cất trữ, nên các DNVVN gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn. Đặc biệt, nguồn vốn tín dụng Nhà nước đối với các DNVVN tiếp cận được còn rất xa vời.

Trên thực tế những quy định hiện hành và quy tắc điều chỉnh về việc tiếp cận với tín dụng của ngân hàng dài hạn và trung hạn đã có sự phân biệt đối xử với các DNVVN, thường chỉ ưu tiên các doanh nghiệp nhà nước. Bởi vậy, cần phải tạo ra một “sân chơi bình đẳng” về tín dụng trung và dài hạn để tất cả người đi vay đều tuân thủ những thể lệ giống nhau. Đặc biệt cần đơn

giản hóa các thủ tục để các DNVVN nhất là các doanh nghiệp siêu nhỏ có thể tiếp cận vốn vay một cách nhanh chóng, kịp thời triển khai các phương án hoạt động SXKD. Cải tiến để đơn giản nữa thủ tục cho vay vốn, với số lượng tiền cho vay và thời hạn cho vay phù hợp với yêu cầu SXKD của từng ngành nghề. Mặt khác, tăng cường các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, tư vấn cho DNVVN.

Nghiên cứu, rà soát đổi mới chính sách theo hướng thực hiện tốt hơn chính sách khuyến khích, ưu đãi các nhà đầu tư SXKD tại Sơn Tây.

* Chính sách thuế

Đây là một chính sách quan trọng và được áp dụng phổ biến trên thế giới trong việc hỗ trợ các DNVVN. Để vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách vừa góp phần thúc đẩy phát triển các DNVVN, ngoài việc kiến nghị Trung ương tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách thuế như đơn giản hóa hệ thống thuế theo hướng giảm bớt thuế suất, đảm bảo tính ổn định tương đổi của chính sách thuế (ít nhất từ 3 - 5 năm), đảm bảo tính công bằng trong chính sách thuế, đổi mới tư duy thu thuế, chuyển từ ý tưởng “tận thu” sang ý tưởng “nuôi

dưỡng nguồn thu”… thì địa phương cần đổi mới trong khâu triển khai thực hiện tốt chính sách thuế trên địa bàn thị xã. Cụ thể:

- Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chính sách thuế để các DNVVN, nhất là các hộ kinh doanh cá thể nắm được đầy đủ các thông tin về thuế và các ưu đãi về thuế. Các ưu đãi về thuế cần được hướng dẫn kịp thời, rõ ràng và triển khai đồng bộ, tránh tình trạng mỗi ngành hiểu một cách nên triển khai thực hiện không thống nhất.

- Tăng cường công tác quản lý thu thuế nhằm đảm bảo tính công bằng về nghĩa vụ thuế giữa các chủ thể kinh doanh. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm khuyến khích xu hướng lành mạnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn đúng đắn, nghiêm túc. Điều cấp bách hiện nay là phải hạn chế tình trạng trốn thuế khá phổ biến trong khu vực ngoài quốc doanh, đặc biệt là các hộ kinh doanh cá thể. Để thực hiện điều đó, cần giảm dần và tiến tới xóa thuế khoán, tiến tới áp dụng hệ thống tự kê khai báo thuế. Muốn vậy các chủ thể kinh doanh thực hiện tốt các chế độ chứng từ, sổ sách kế toán, thống nhất cách thức tính thuế giá trị gia tăng để tránh sự khác biệt không đáng có.

- Cơ quan thuế phối hợp cùng các hữu quan tích cực giúp đỡ và thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ số sách kế toán. Đây là khâu chủ yếu để thực hiện tốt việc tính thuế và thu thuế. Việc trợ giúp có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức: Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ kế toán, phát triển các dịch vụ kế toán… Đối với các DNVVN mới thành lập cần phải cam kết thực hiện chế độ kế toán như là một điều kiện để được ĐKKD.

- Đối với các DNVVN chưa có điều kiện thực hiện đầy đủ, đúng đắn chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ (phải chịu hình thức thuế khoán) cần có phương thức tính và thu thuế hợp lý. Mức thuế khoán phải công khai, phù hợp với quy mô, điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ hay chu kỳ kinh doanh. Tránh tình trạng gây khó khăn cho hoạt động SXKD của

doanh nghiệp hoặc hiện tượng thông đồng giữa cán bộ thuế với chủ doanh nghiệp để trốn lậu thuế.

- Cùng với việc trợ giúp cần kiên quyết xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm chế độ kế toán, chế độ thuế đối với tất cả các doanh nghiệp, với cán bộ thuế.

- Thường xuyên tổ chức, bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thuế, tổ chức công tác thu thuế…

- Tăng thời gian ưu đãi thuế đối với các DNVVN mới thành lập nhằm giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện tích lũy, ổn định sản xuất và phát triển sản xuất tới mức đứng vững trên thị trường, qua đó tạo nguồn thu ổn định, lâu dài. Đối với các hoạt động đổi mới công nghệ, đầu tư vào sản xuất sản phẩm mới, có thể miễn thuế. Đồng thời mở rộng đối tượng ưu đãi, quan tâm ưu đãi theo quy mô để tạo điều kiện cho các DNVVN vượt lên sự yếu ớt của họ và kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra, cần có thêm sự ưu đãi đối với các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động và thu hút được nhiều vốn.

* Chính sách đất đai

Đất đai và các công trình xây dựng và các yếu tố không thế thiếu được đối với doanh nghiệp, bao gồm cả DNVVN. Tuy nhiên vấn đề đất đai vẫn là một trong những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp đặc biệt là DNVVN do hệ thống cấp phép của Chính phủ đối với thực hiện quyền sử dụng đất rất phiền toái, quan liêu, không có hiệu quả kinh tế và tạo những cơ hội đòi hối lộ và lạm dụng chức quyền… Bởi vậy cần phải:

- Thống nhất và hiện đại hóa việc đăng ký đối với đất đai và các công trình xây dựng và hợp lý hóa các thủ tục đăng ký đất đai và công trình xây dựng.

- Khuyến khích nhân dân, DN đăng ký quyền sử dụng đất bằng cách loại bỏ những biện pháp tài chính nặng nề đối với đăng ký sử dụng đất và các công trình xây dựng.

- Quy định các thủ tục rõ ràng, đơn giản và hợp lý để giải quyết các tranh chấp và kiện tụng nhằm giải quyết vấn đề sở hữu và quyền sử dụng, thậm chí trong trường hợp những tài liệu cần thiết không có.

Ở thị xã Sơn Tây cần tiếp tục thu hút và tạo điều kiện cho các DN vào địa bàn thị xã thuê đất đầu tư sản xuất công nghiệp để tạo ra sản phẩm mới có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong nước và có khả năng xuất khẩu. Ưu tiên phát triển công nghiệp sạch như điện tử, cơ kim khí, dệt may… và các DN thu hút nhiều lao động. Cải thiện môi trường đầu tư, triển khai thực hiện chính sách khuyến khích thu hút đầu tư của thành phố. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, các nghệ nhân giỏi đầu tư vào thị xã phát triển sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp để đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân, thợ thủ công nhằm nâng cao trình độ, chất lượng quản lý lao động, quản lý sản xuất và trình độ chuyên môn cho người lao động. Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đôn đốc các dự án thuê đất phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp khẩn trương đầu tư phát huy hiệu quả sử dụng đất và góp phần phát triển kinh tế thị xã. Rà soát, sắp xếp và xử lý tồn tại của các hợp tác xã sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhằm tạo điều kiện cho các hợp tác xã phát triển và phát huy vai trò của kinh tế tập thể trong sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Tuyên truyền, phổ biến cơ chế chính sách của thành phố và những cơ chế chính sách của địa phương đến các phòng ban, tổ chức đoàn thể, các xã, phường, DN, hộ sản xuất kinh doanh để động viên, khuyến khích việc thuê đất

đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho các DN mới đầu tư thuê đất tại khu, cụm công nghiệp để đào tạo, nâng cao trình độ, tay nghề cho công nhân làm việc tại DN.

Triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Xuân Sơn - Thanh Mỹ theo Quyết định số 1081/QĐ - TTg ngày 06/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ, cụm công nghiệp Sơn Đông quy mô 50 ha, xác định vị trí để quy hoạch thêm một số cụm công nghiệp trên địa bàn phấn đấu tổng diện tích xây dựng khu, cụm công nghiệp mới đạt 300 - 350 ha. Kêu gọi các DN đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đồng bộ, kịp thời, tạo quỹ đất sạch và khuyến khích các hình thức kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vào địa bàn theo các quy định của Nhà nước và những ưu đãi của thị xã.

Thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, thường xuyên kiểm tra, rà soát để thu hồi những diện tích đất được giao, thuê không sử dụng để giải quyết cho các DN khác có nhu cầu thuê nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất phát triển kinh tế thị xã.

* Chính sách công nghệ và môi trường

Công nghệ là một trong những yếu tố then chốt, quyết định sự thành bại của mỗi DN trong cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, một trong những vấn đề lớn đối với các DNVVN trên địa bàn thị xã là trình độ công nghệ thấp dẫn đến chất lượng thấp, khả năng cạnh tranh kém. Vì vậy đổi mới công nghệ ở các DNVVN và các làng nghề truyền thống của thị xã là vấn đề cấp bách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)