Mục tiêu chung theo quan điểm của thị xã Sơn Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây (Trang 65 - 67)

3.1. Những mục tiêu và phương hướng phát triển doanh nghiê ̣p vừa và

3.1.1. Mục tiêu chung theo quan điểm của thị xã Sơn Tây

Phát triển DNVVN là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Nhà nước khuyến khích và tạo thuận lợi cho DNVVN phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng các mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh trên thị trường; phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao đời sống người lao động.

Đối với Thị xã Sơn Tây, Ban Chấp hành Đảng bộ đã đề ra mục tiêu kinh tế - xã hội của thị xã đến năm 2015: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ đồng thời giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp, thủy sản trong cơ cấu kinh tế của thị xã.

- Tốc độ giá trị tăng thêm (VA) bình quân hàng năm từ 15,5% -17%; + Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng bình quân hàng năm từ 18% - 20%.

+ Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân hàng năm từ 3% - 4%.

- Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng chiếm 47% - 48%; ngành dịch vụ chiếm 46% - 47%; nông - lâm nghiệp, thủy sản chiếm 5% - 6%.

- Thu nhập giá trị tăng thêm bình quân đầu người đến năm 2015 phấn đấu đạt từ 40 - 45 triệu đồng.

Đối với công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thị xã đề ra mục tiêu: tập trung khai thác mọi nguồn lực, tiềm năng và lợi thế, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hướng CNH, HĐH. Duy trì tỷ trọng nghành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu kinh tế của thị xã. Tiếp tục quy hoạch và xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để thu hút các DN đầu tư vào thị xã. Phát triển các làng nghề sản xuất các mặt hàng có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước; góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân và phát triển kinh tế thị xã. Chỉ tiêu đến năm 2015: giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 1.950 tỷ đồng trong đó giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 1.287 tỷ đồng (giá cố định năm 1994); phấn đấu đạt 80% số làng, khu phố có nghề; khôi phục, xây dựng thêm 5 - 10 làng nghề trên địa bàn.

Riêng đối với các DNVVN, thị xã đã đặt ra mục tiêu phát triển là: phát huy nội lực, năng động sáng tạo, bám sát nhu cầu thị trường định hướng XHCN, phát triển về số lượng, từng bước củng cố chất lượng quản lý, SXKD cùng với các loại hình DN khác thực hiện hoàn thành mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Xây dựng và hoàn thiện các chương trình. Trợ giúp phát triển DN đạt hiệu quả cao. Tạo bước chuyển biến toàn diện và sâu sắc trong nhận thức và hành động về việc hỗ trợ, phát triển DNVVN. Ngày càng có nhiều DN xây dựng được thương hiệu uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế, tất cả các DN đều có cơ hội và tiếp cận với các chương trình trợ giúp để nâng cao năng lực sản xuất.

- Phấn đấu đến năm 2015 toàn thị xã có khoảng hơn 400 DN, bình quân mỗi năm tăng khoảng 15 DN.

- Nâng tỷ lệ DN có vốn đăng ký từ 1 tỷ đồng trở lên đến năm 2015 là 80%, vốn bình quân của một DN trên 1,5 tỷ đồng.

- Các DN tập trung vào nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh đặc biệt là các DN công nghiệp phấn đấu giá trị sản xuất đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 từ 20% - 25%, giai đoạn 2016 - 2020 từ 27% - 32%.

- Đóng góp ngân sách: trên 40% tổng thu ngân sách địa phương. - Thu hút lao động bình quân 1500 người/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây (Trang 65 - 67)