Tiềm lực doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây (Trang 44 - 50)

2.2. Thực trạng hoạt động của doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây

2.2.3.Tiềm lực doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây

* Vốn

Tiềm lực về vốn của một DN có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của DN. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay, nếu tiềm lực vốn của DN càng lớn thì DN có khả năng cạnh tranh trên thương trường. Đối với các DN thuộc khu vực kinh tế tư nhân, với sự thông thoáng của môi trường pháp lý, với cơ chế chính sách phù hợp, khu vực kinh tế này

đã thu hút một lượng vốn lớn trong dân cư để đầu tư vào sản xuất kinh doanh; số cơ sở SXKD, quy mô vốn ngày càng tăng lên. So với thời điểm năm 2001, năm 2010 vốn đăng ký kinh doanh bình quân một DN tăng gấp 2,6 lần. Song số DN ở Sơn Tây có số vốn dưới 5 tỷ đồng còn chiếm tỷ lệ lớn, thậm chí có nhiều DN vốn dưới 500 triệu đồng.

Bảng 2.3: Tổng số vốn kinh doanh của các DNVVN trên địa bàn thị xã Sơn Tây năm 2010

Nguồn: Theo số liệu của Phòng Kinh tế Thị xã Sơn Tây.

Mặc dù có sự tăng lên đáng kể về lượng vốn được đầu tư và kinh doanh so với nhu cầu vốn thực tế cần thiết để đơn vị có đủ điều kiện mua sắm trang thiết bị hiện đại, cải tiến công nghệ… thì lượng vốn như trên còn quá thấp. Trong khu vực kinh tế tư nhân có đến gần 50% DN có số vốn dưới 500 triệu đồng, 70% DN có số vốn dưới 1 tỷ đồng. Nguyên nhân:

- Đối với các DNTN bất lợi nhất và trước hết là chế độ chịu trách nhiệm của cá nhân chủ sở hữu tài sản. Có nghĩa là, tài sản cá nhân của các chủ sở hữu tài sản không đầu tư vào kinh doanh đều có thể bị bên thứ ba thu giữ để thực hiện nghĩa vụ cam kết. Điều đó làm cho DN sợ đầu tư mở rộng để phát triển DN với quy mô lớn hơn.

Loại hình DN Số DN Số tiền (triệu đồng) Vốn bình quân (triệu đồng/DN) CTCP 121 954.755,3 8.601,9 Công ty TNHH 132 200.424,7 1.656,5 Công ty TNHH- 1TV 14 41.238,8 2.945,6 DNTN 60 27.765 617

- Khi chủ DNTN bị ốm hoặc mất khả năng làm việc thì DN hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, có thể bị giải thể hoặc phá sản. Nếu chủ DNTN bị chết thì sự tồn tại của DN cũng chấm dứt; sự bất ổn này cũng là yếu tố gây khó khăn trong việc vay, mượn tiền từ nhiều người khác.

- Khả năng tiếp cận các nguồn vốn của DNTN rất hạn chế, ngoài nguồn vốn tự có, kinh tế tư nhân trong tỉnh chủ yếu là vay tín dụng qua ngân hàng để đầu tư vào sản xuất và mở rộng SXKD. Đối với các nguồn vốn như: vốn vay ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển, các dự án Chính phủ, các nguồn vốn từ nước ngoài,… chưa được tiếp cận.

- Do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ chủ DN chưa qua đào tạo đầy đủ nên khả năng liên doanh, liên kết trong kinh doanh còn nhiều hạn chế.

- Do khả năng kinh doanh thấp, lợi nhuận thấp nên tích lũy vốn của các DNVVN còn hạn chế.

* Về trình độ công nghệ.

Khoa học và công nghệ là yếu tố sản xuất đầu vào quan trọng. DN muốn thu lợi nhuận cao đòi hỏi phải đổi mới dây chuyền, công nghệ sản xuất ứng dụng những công nghệ sản xuất hiện đại, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh. Nhận thức được điều đó, thời gian qua hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh của các DNVVN ở thị xã Sơn Tây đã có những bước tiến đáng kể. Nhiều DNVVN đã mạnh dạn đầu tư mới, ứng dụng công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm có chất lượng và sức cạnh tranh cao.

Đối với các DNVVN, phần lớn các DN này trước khi thành lập thiếu sự chuẩn bị về kiến thức kinh doanh, công nghệ, thị trường cộng thêm vào là số vốn ít ỏi nên trang thiết bị sản xuất hầu hết là sản xuất trong nước. Song với tính linh hoạt, nhanh nhẹn của thành phần kinh tế này, để đáp ứng nhu cầu của kinh doanh trong cơ chế thị trường, các DN đã tìm mọi cách xoay sở để

đổi mới, cải tạo trang thiết bị phục vụ sản xuất, song tuyệt đại đa số cũng chỉ ở trình độ trung bình. Năm 2010, trong số 313 DN có 16 DN (5,1%) có trình độ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, trung bình 290 DN (92,7%), lạc hậu có 7 DN (2,2%).

Bảng 2.4: Trình độ kỹ thuật và công nghệ của các DNVVN trên địa bàn thị xã Sơn Tây năm 2010

TT Loại hình DN

Tổng số Trình độ kỹ thuật và công nghệ Số

lượng %

Tiên tiến Trung bình Lạc hậu Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 DNTN 60 100 3 5 51 85 6 10 2 Công ty TNHH 132 100 6 4,5 126 95,5 0 3 Công ty cổ phần 121 100 7 5,8 113 93,37 1 0,83 Tổng cộng 313 100 16 5,1 290 92,7 7 2,2

Nguồn: Theo số liệu của Phòng Kinh tế Thị xã Sơn Tây.

Nhận thức được sự cần thiết của vấn đề, các DN càng đặc biệt quan tâm đổi mới công nghệ để đáp ứng yêu cầu sản xuất và khả năng cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là các DN sản xuất kinh doanh những sản phẩm có thế mạnh của Thị xã. Qua thực tế, nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư đổi mới, cải tiến trang thiết bị công nghệ để đáp ứng và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Nhưng khu vực sản xuất cá thể hầu hết máy móc thiết bị, công nghệ lạc hậu, lao động thủ công là chủ yếu. Giá trị máy móc thiết bị chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng vốn kinh doanh của cơ sở sản xuất. Điều đó dẫn đến năng suất lao động thấp, mẫu mã sản phẩm xấu, giá thành sản phẩm cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường kém.

* Về nhân lực.

Thời gian qua DNVVN ở thị xã Sơn Tây đã đóng vai trò tích cực và quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động trong và ngoài thị xã. Cùng với đà tăng trưởng nhanh về số lượng các DNVVN, quy mô lao động cũng tăng tương ứng. Nhiều DNVVN đã giải quyết việc làm cho một số lượng lao động tương đối lớn: Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh, công ty TNHH Mây tre Xuân Lạng, công ty cổ phần thêu ren Ngọc Kiên… Theo số liệu thống kê, tổng số lao động trong các DNVVN gồm cả 900 hộ kinh doanh cá thể tính đến cuối năm 2010 là hơn 14 nghìn người.

Bên cạnh đó số DN trong các làng nghề là 12 DN (tính đến tháng 12 năm 2010 toàn thị xã có 14 làng nghề). Hoạt động của các DN đã và đang có nhiều đóng góp tích cực vào việc phát triển làng nghề như: thu hút lao động, tăng thu nhập hộ nông dân. Các làng nghề thu hút khoảng 3000 hộ và 12.500 lao động.

Trình độ chuyên môn và tay nghề của lao động trong các DNVVN không ngừng được nâng cao. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 850 đồng/ tháng/ người. Năng lực trình độ chuyên môn của người lao động đã được các DNVVN quan tâm đúng mức. Tuy nhiên do hạn chế về vốn, trình độ quản lý nên hiệu quả kinh tế của các DNVVN chưa cao, chưa thu hút được nhiều nhân tài. Đây cũng là khó khăn chung của các DNVVN trên cả nước.

Ngoài việc thu hút lao động làm việc tại các DNVVN, các DNVVN đã quan tâm đến quyền lợi của người lao động. Số lao động được tham gia đóng bảo hiểm xã hội ngày càng tăng. Nhờ đó, người lao động yên tâm công tác, ổn định tâm lý để làm việc.

Mặc dù thu hút và giải quyết được nhiều việc làm và thu nhập cho lao động cũng được cải thiện đáng kể nhưng việc thực hiện đúng các chính sách theo quy định cũng còn rất nhiều tồn tại, hạn chế (như ký kết hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, xây dựng thỏa ước lao động).

* Về trình độ quản lý sản xuất kinh doanh.

Trong nền kinh tế thị trường, thiết yếu đòi hỏi cần phải có một đội ngũ những người quản lý DN có kinh nghiệm, có bản lĩnh đồng thời phải nắm vững lý thuyết quản trị DN, hiểu biết pháp luật… Nhận thức được sự cần thiết đó, những năm qua thị xã Sơn Tây đã chú trọng việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ quản lý DN, nhất là đối với các DNNN. Đến nay, thực trạng trình độ chuyên môn của đội ngũ quản lý DNVVN trên địa bàn thị xã như sau: rất nhiều DNTN, công ty TNHH, CTCP được hình thành trên cơ sở sắp xếp lại sản xuất, đổi mới cơ chế quản lý DNNN và HTX nên nhiều chủ DN là cán bộ công nhân viên nhà nước. Do vậy số có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 26,6% , trình độ trung cấp chiếm 21,4%, công nhân kỹ thuật chiếm 16% và chưa qua đào tạo là 36%. (Bảng 2.5 ).

Bảng 2.5: Trình độ chuyên môn của đội ngũ giám đốc các DNVVN (DNTN, công ty TNHH, CTCP) trên địa bàn thị xã Sơn Tây năm 2010

(Đơn vị tính: người)

TT Loại hình DN

Chia theo trình độ chuyên môn Trên đại học Cao đẳng, đại học Trung cấp Công nhân kỹ thuật Chưa qua đào tạo 1 DNTN 3 8 12 21 16 2 Công ty TNHH 4 38 18 12 60 3 Công ty CP 8 23 37 17 36 4 Tổng cộng 15 69 67 50 112

Nguồn: Theo số liệu của Phòng Kinh tế Thị xã Sơn Tây.

Đối với các chủ cơ sở sản xuất cá thể, phần lớn các chủ cơ sở sản xuất này được kèm cặp qua thực tế, được gia đình truyền nghề, tự học hoặc nâng cao kiến thức qua các lớp bồi dưỡng ngắn,… Nhìn chung có thể nói, phần lớn các chủ DNVVN rất ít được trang bị kiến thức quản lý một cách hệ thống,

chủ yếu. Chính vì vậy mà khả năng quản lý kinh doanh còn nhiều hạn chế, tiếp cận thị trường chưa được mở rộng, khả năng liên doanh, liên kết chưa được mạnh dạn. Thêm vào đó tình trạng khá phổ biến trong các DNVVN là các chủ DN ít hiểu biết về pháp luật, chính sách kinh tế, chế độ kế toán,… Đó là những trở ngại không nhỏ đối với DNVVN trong hoạt động SXKD trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây (Trang 44 - 50)