Tác động đối với kinh tế của Thị xã

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây (Trang 51 - 57)

2.2. Thực trạng hoạt động của doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây

2.2.6. Tác động đối với kinh tế của Thị xã

DNVVN có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Đối với thị xã Sơn Tây, khi việc đầu tư hình thành các DN quy mô lớn đang có nhiều hạn chế về vốn, về kết cấu hạ tầng, về trình độ công nghệ, trình độ quản lý… thì việc phát triển DNVVN có ý nghĩa quyết định để tạo ra sự tăng trưởng kinh tế năng động và bền vững.

Thực tế đã kiểm nghiệm điều đó, nền kinh tế thị xã Sơn Tây từ năm 2001 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công

nghiệp, dịch vụ. Đó là nhờ sự đóng góp đáng kể của các DNVVN. Chúng ta có thể nhận thấy vai trò đó thể hiện qua các mặt cụ thể sau:

Một là, DNVVN góp phần quan trọng tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập,… Đây là một thế mạnh rõ rệt của DNVVN và

là nguyên nhân chủ yếu khiến chúng ta đặc biệt chú trọng phát triển DNVVN. Trong những năm qua bình quân hàng năm toàn Thị xã đã tạo việc làm mới và thêm việc làm cho hàng nghìn người lao động. Số lượng các DN lớn trên địa bàn Thị xã quá ít chỉ vài đơn vị nên thu hút lực lượng lao động không đáng kể. Do vậy kết quả đạt được là nhờ vào loại hình DNVVN. Trong những năm đổi mới vừa qua, với chủ trương sắp xếp lại DNNN và khuyến khích các DN từ các thành phần kinh tế khác phát triển, số lượng các DNVVN ở thị xã Sơn Tây tăng lên đáng kể và đã thu hút một lực lượng lao động lớn. Chỉ tính riêng với hơn 900 hộ kinh doanh cá thể và 313 DN kinh tế tư nhân, đã giải quyết việc làm cho gần 14.000 lao động. Bên cạnh đó sự phát triển của các DNVVN đã tạo thêm một phần đáng kể công việc “ngoài DN” thông qua các hoạt đồng thời vụ, hợp đồng gia công hộ gia đình, góp phần tăng thêm thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho không ít một bộ phận nhân dân: hộ đói, nghèo giảm từ 15,5% năm 2006 còn 5,6% năm 2010.

Hai là, các DNVVN đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của Thị xã, với số lượng cơ sở SXKD khá lớn cùng với tổng lượng vốn huy động

được cũng như lực lượng lao động đông đảo, các DNVVN đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của Thị xã thể hiện:

- Về giá trị sản xuất.

Tổng giá trị sản xuất qua các năm (theo giá so sánh năm 1994) ước đạt: Năm 2006 đạt: 487,26 tỷ đồng; Năm 2007 đạt: 536,32 tỷ đồng; Năm 2008 đạt: 649,28 tỷ đồng; Năm 2009 đạt: 816,51 tỷ đồng; Năm 2010 đạt: 1.052 tỷ đồng. Tổng giá trị sản xuất của khối này tăng rất nhanh, giá trị sản

xuất năm 2010 gấp 6,47 lần so với giá trị sản xuất năm 2005 góp phần làm tăng nhanh giá trị sản xuất của khối ngoài quốc doanh (Biểu 2.4).

Tổng giá trị sản xuất của khối ngoài quốc doanh giai đoạn 2006 -2010 luôn chiếm tỷ trọng từ 25 - 35% tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế Thị xã và có xu hướng ngày càng tăng; Năm 2006 chiếm khoảng 24,9% đến năm 2010 chiếm khoảng 44,6% tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế trong Thị xã.

(Đơn vị tính: tỷ đồng). 487.26 536.32 649.28 816.51 1,052 0 200 400 600 800 1000 1200

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Biểu 2.4: Tổng giá trị sản xuất giai đoạn năm 2006 - 2010

Nguồn: Theo số liệu của Phòng Kinh tế Thị xã Sơn Tây.

- Về tổng sản phẩm.

Tổng sản phẩm (GDP) qua các năm (theo giá so sánh năm 1994):

Năm 2006 đạt: 162,36 tỷ đồng; Năm 2007 đạt 223,4 tỷ đồng; Năm 2008 đạt: 274,6 tỷ đồng; Năm 2009 đạt: 308,2 tỷ đồng; Năm 2010 đạt: 371,7 tỷ đồng. Tổng sản phẩm của khối này cũng tăng rất nhanh, tổng sản phẩm

năm 2010 gấp 2,3 lần so với tổng sản phẩm năm 2006 và góp phần làm tăng nhanh giá trị tổng sản phẩm của khối ngoài quốc doanh (Biểu 2.5).

Tổng sản phẩm của khối ngoài quốc doanh này giai đoạn 2006 - 2010 luôn chiếm tỷ trọng từ 30 - 40 % tổng sản phẩm của nền kinh tế trong Thị xã và có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2006 chiếm 33,4% đến năm 2010 chiếm 45,4% giá trị tổng sản phẩm nền kinh tế trong Thị xã.

(Đơn vị tính: tỷ đồng) 162.36 223.40 274.6 308.2 372.7 0 100 200 300 400 500

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Biểu 2.5: Tổng sản phẩm giai đoạn 2006 - 2010

Nguồn: Theo số liệu của Phòng Kinh tế Thị xã Sơn Tây.

- Về đóng góp cho ngân sách địa phương

Tổng số nộp ngân sách của khối DNVVN qua các năm:

Năm 2004 đạt: 0,58 tỷ đồng; Năm 2005 đạt: 1,05 tỷ đồng; Năm 2006 đạt: 1,38 tỷ đồng; Năm 2007 đạt: 3,67 tỷ đồng; Năm 2008 đạt: 8,38 tỷ đồng; Năm 2009 đạt: 14,56 tỷ đồng; Năm 2010 đạt: 26,76 tỷ đồng. Do số lượng DN phát triển khá nhanh và đã từng bước đi vào ổn định sản xuất kinh doanh nên

số nộp ngân sách của các doanh nghiệp tăng rất mạnh. Nếu tính thêm cả số nộp ngân sách của các hộ kinh doanh cá thể (nguồn chủ yếu phát triển DN) thì tổng nộp ngân sách qua các năm là:

Năm 2004 đạt: 2,43 tỷ đồng; Năm 2005 đạt: 3,03 tỷ đồng; Năm 2006 đạt: 3,43 tỷ đồng; Năm 2007 đạt: 6,18 tỷ đồng; Năm 2008 đạt: 10,9 tỷ đồng; Năm 2009 đạt: 17,5 tỷ đồng; Năm 2010 đạt: 30,3 tỷ đồng.

Nếu như năm 2005 số nộp ngân sách của khối ngoài quốc doanh chỉ chiếm 30,9 % tổng số nộp ngân sách của doanh nghiệp, thì năm 2010 chiếm 72,7% tổng số nộp ngân sách của các doanh nghiệp.

Ba là, các DNVVN góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Thị xã. Với

mức đóng góp ngày càng tăng vào GDP của Thị xã, các DNVVN góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Thị xã theo hướng CNH, HĐH, chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Đồng thời với số lượng ngày càng tăng, quy mô ngày càng phát triển nên các DNVVN đã giải quyết một lượng lớn lao động ở nông thôn, góp phần chuyển lao động chuyên nông nghiệp sang hoạt động công nghiệp, dịch vụ, góp phần tạo ra một cơ cấu lao động hợp lý.

Bốn là, các DNVVN giữ vai trò quan trọng trong việc huy động, khai thác và tận dụng mọi nguồn lực cho phát triển. Với quy mô vừa và nhỏ, gắn

với nhiều làng nghề truyền thống nên các DNVVN dễ huy động được nhân dân tham gia hoạt động, qua đó thu hút được nhiều nguồn vốn trong dân, trong các thành phần kinh tế vào SXKD. Mặt khác, do có quy mô vừa phải và hợp lý nên hoạt động kinh doanh rất linh hoạt và có tỷ suất lợi nhuận cao nên dễ kích thích được nhiều người góp vốn làm ăn. Chỉ tính riêng năm 2006, vốn đầu tư vào SXKD của các DNVVN ngoài quốc doanh tăng thêm khoảng 108 tỷ đồng. Về lao động, do không đòi hỏi phải có trình độ cao, phải được đào tạo nhiều thời gian và chi phí tốn kém nên có thể dễ dàng thu hút được một lượng lớn lao động giản đơn của xã hội vào SXKD. Về kỹ thuật - công nghệ,

dễ dàng kết hợp giữa kỹ thuật thủ công dùng nhiều lao động với công nghệ tiên tiến để tiến tới hiện đại hóa kỹ thuật sản xuất. DNVVN còn có khả năng sử dụng tốt nguồn nguyên liệu ở địa phương.

Năm là, các DNVVN góp phần làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn. Do quy mô nhỏ nên các DNVVN rất linh hoạt, năng động trong cơ

chế thị trường, dễ chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực hiệu quả hơn. Ngoài ra do số lượng cơ sở kinh doanh tăng lên, sản phẩm đa dạng, phong phú nên đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường, đồng thời làm tăng tính cạnh tranh trong nền kinh tế, làm cho nền kinh tế hiệu quả hơn. Qua khảo sát thực tế cho thấy trong các làng nghề: thêu ren, mộc, gạch ngói, chế biến đường phèn, mạch nha, chế biến thịt bò khô,… số loại sản phẩm và chủng loại rất phong phú, chất lượng ngày càng tốt hơn, đáp ứng mọi nhu cầu, thị yếu người tiêu dùng.

Sáu là, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống. Các

DNVVN có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phát triển các ngành nghề truyền thống bởi hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với các ngành nghề này là các cơ sở kinh tế khu vực tư nhân, chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ. Theo thống kê ban đầu năm 2010, Sơn tây hiện nay có 14 làng nghề, với hơn 3000 hộ và hơn 12000 lao động tham gia ở mức độ khác nhau, được phân bổ ở nhiều ngành nghề thủ công như: thêu ren, bánh tẻ, đường phổi, đường phèn, kẹo lạc,… Các làng nghề đã tạo ra thu nhập từ 20 - 25 tỷ đồng.

Bảy là, các DNVVN, đặc biệt là các DNVVN ở ngoại Thị góp phần thực hiện đường lối của Đảng, xây dựng nông thôn mới. Các DNVVN, đặc biệt là

các DNVVN ở ngoại Thị đã tạo ra cơ hội việc làm cho một bộ phận lớn lao động nhàn rỗi ở nông thôn, làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống nông dân, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn từ đó làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều đổi thay.

Vai trò quan trọng và tác động mang tính động lực trên đây của DNVVN khẳng định sự tất yếu khách quan phải thúc đẩy và hỗ trợ sự phát triển của các DNVVN trên địa bàn thị xã Sơn Tây.

2.3. Đánh giá chung tình hình hoạt động của doanh nghiê ̣p vƣ̀a và nhỏ ở thị xã Sơn Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây (Trang 51 - 57)