Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây (Trang 57 - 59)

Những năm qua Quốc hội đã thông qua nhiều bộ luật liên quan tới việc phát triển DN và tiếp tục sửa đổi bổ sung nhằm tạo ra khung khổ pháp lý đồng bộ, môi trường kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế cũng phát triển. Bên cạnh đó các chính sách của Nhà nước, Thành phố,thị xã đã đẩy mạnh thực hiện cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích phát triển DNVVN nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DN. Trong tình hình chung đó Uỷ ban Nhân dân thị xã Sơn Tây đã sớm xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, định kỳ xây dựng, rà soát, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với thực tiễn. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm. Quy hoạch và kế hoạch này đề cập đến nhiều nội dung có liên quan đến phát triển doanh nghiệp:

- Xây dựng cơ cấu về kinh tế, trong đó chú trọng nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

- Quy hoạch khu vực phát triển công nghiệp.

- Quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. - Xây dựng đề án phát triển nghề và làng nghề.

- Xây dựng đề án chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp như xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị sản xuất cao.

Có thể nói những chính sách của Thành phố, Thị xã đã tạo động lực to lớn cho các DNVVN có điều kiện phát triển và đạt được nhiều thành tựu. Qua phân tích ở trên có thể khái quát về thực trạng DNVVN trên địa bàn thị xã

Thứ nhất: Số lượng các DNVVN tăng nhanh và có sự biến đổi cơ cấu

theo hướng DNNN giảm do giải thể, sát nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu. Các đơn vị thuộc kinh tế tập thể giảm do làm ăn không hiệu quả, quản lý lỏng lẻo không bảo toàn được vốn phải giải thể. Các DNTN, cá thể, TNHH tăng nhanh từ những năm 1999, đặc biệt từ khi Luật DN ra đời. Sự tăng lên về số lượng và sự chuyển dịch về cơ cấu sở hữu của các DNVVN là phù hợp với nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Bước đầu khắc phục tình trạng duy ý chí muốn phát triển tràn lan doanh nghiệp nhà nước và hợp tác hóa không tôn trọng nguyên tắc tự nguyện.

Thứ hai: Việc tăng nhanh về số lượng DNVVN, nhất là các cơ sở sản

xuất kinh doanh cá thể đã tạo nên nhiều việc làm và tự giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn người lao động, nhất là lao động phổ thông chưa có việc làm và lao động dôi dư trong các DNNN sau khi sắp xếp lại. Điều này đã giảm hẳn tính bức xúc về giải quyết việc làm cho lao động từ đó giải quyết được hàng loạt vấn đề kinh tế - xã hội như đa dạng hóa và tăng thu nhập của dân cư, nhất là khu vực nông thôn, tạo điều kiện tăng sức mua của thị trường, tăng khả năng tích lũy. Thực tế những năm qua cho thấy, ở nơi nào có ngành nghề phát triển, có nhiều DNVVN phát triển thì thu nhập dân cư tăng nhanh, tiêu dùng được mở rộng, sản xuất có điều kiện và năng động phát triển.

Thứ ba: Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh của DNVVN đã

thúc đẩy quá trình đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của xã hội, nhất là các nhu cầu nhỏ lẻ mà các DN lớn không muốn hoặc không có khả năng sản xuất. Chính sự xuất hiện của các DNVVN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đã đáp ứng được điều đó, không những thế nó đã tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy các DN tự đổi mới thiết bị và công nghệ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Đó cũng chính là môi trường bồi dưỡng đào tạo những

doanh nhân cả trong và ngoài quốc doanh theo cơ chế thị trường có sự định hướng của nhà nước.

Thứ tư: Hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý trong nội bộ

DNVVN thuộc các thành phần kinh tế đã chuyển đổi theo hướng tích cực, thiết thực hơn, năng động hơn, gắn sản xuất với thị trường nhằm tạo ra động lực phát triển mới. Các hợp tác xã không dựa dẫm, ỷ lại nhau và tập thể hóa tràn lan như trước đây.

Thứ năm: Các DNVVN đã thâm nhập vào mọi ngành kinh tế. Các

DNVVN đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế để chuyển nền sản xuất tiểu nông lên sản xuất lớn, được công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên quá trình này cũng cần phải chú ý tới sự kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ hiện đại và công nghệ truyền thống, phát huy vai trò của các làng nghề trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Thứ sáu: Nhờ sự phát triển theo hướng tích cực trên nên các DNVVN

bước đầu đã đóng góp một tỷ lệ đáng khích lệ về giá trị sản xuất của các ngành, giá trị tăng thêm cũng như đóng góp vào ngân sách hàng năm của thị xã, góp phần tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự đổi mới nhiều mặt kinh tế - xã hội của thị xã theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây (Trang 57 - 59)