Nhân tố kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động thương mại điện tử trọng thị trường nội dung số tại việt nam (Trang 32)

1.5 Các tiêu chí đánh giá và yếu tố ảnh hƣởng đến việc phát triển

1.5.1 Nhân tố kinh tế

Giai đoạn 2006-2014 là giai đoạn thách thức với nền kinh tế Việt Nam với bối cảnh tài chính thế giới khủng hoảng, kinh tế nhiều nước suy giảm mạnh, điều kiện kinh tế thế giới có những biến động phức tạp, khó lường. Khủng hoảng tài chính tại Hoa Kỳ đã nhanh chóng dẫn tới suy giảm kinh tế toàn cầu.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh quy mô, thực trạng và sức mạnh nền kinh tế, là căn cứ để quản lý, điều hành vĩ mô và cân đối, tính toán nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội quan trọng khác. Theo số liệu năm 2014 của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của nền kinh tế Việt Nam từ năm 2006 đến nay có thể chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 2006 - 2010 bình quân đạt 6,32% một năm; giai đoạn 2011 - 2014 bình quân đạt 5,72% một năm. Nhìn chung tăng đều và ổn định từ 2006 đến nay. Cụ thể như sau:

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014

Hình 1.4: Diễn biến tăng trƣởng GDP và CPI của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2014

Tổng quan về tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta qua các năm ta có thể thấy rõ qua đồ thị trên. GDP năm 2010 đã tăng lên so với các năm 2008, 2009 ở mức 6,78% nhưng đến năm 2012 GDP lại tụt xuống ở mức thấp là 5,03%, đây là mức thấp nhất từ năm 2000. Điều này được lý giải trong điều kiện của nền kinh tế nước ta trong năm 2012, mục tiêu ưu tiên của chính phủ là kiềm chế lạm phát (tỷ lệ lạm phát 2012 đạt mức thấp 6,81%). Các giải pháp thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát thường có hiệu ứng phụ là tăng trưởng kinh tế bị suy giảm. Đồng thời trong bối cảnh suy giảm chung của kinh tế toàn cầu theo báo cáo của Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF: 3.8% năm 2011; 3,3% năm 2012 thì tốc độ tăng 5,03% này có thể chấp nhận.

Nhưng ta có thể thấy trong giai đoạn 2012- 2014 mới đây, GDP năm 2014 tăng 5,98% so với năm 2013, trong đó quý I tăng 5,06%, quý II tăng 5,34%, quý III tăng 6,07%, quý IV tăng 6,96%. Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng 5,42% của năm 2013

cho thấy dấu hiệu phục hồi tích cực của nền kinh tế từ mức đáy năm 2012 [15, tr.15]

Như vậy, trong tình hình khó khăn của nền kinh tế thế giới, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát,ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy được coi là hợp lý và thể hiện sự cải thiện cũng như khẳng định tính kịp thời, đúng đắn và hiệu quả của các biện pháp và giải pháp thực hiện của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Đây là dấu hiệu khả quan sau một thời gian dài nên kinh tế Việt Nam xuống dốc, kéo theo các vấn đề về kinh tế, thương mại, trong đó có thương mại điện tử bị thu hẹp thị trường hoạt động.

Tình hình kinh tế phát triển làm tăng thu nhập và theo đó là nhu cầu và trình độ hưởng thụ của người dân được nâng cao, đặc biệt là những nhu cầu đối với các loại hình đang phát triển cao trên thị trường như nội dung số. Điều kiện sống của người dân có xu hướng ngày càng được cải thiện, nhu cầu về giải trí, trao đổi thông tin qua mạng, khả năng thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi hơn để các nhà cung cấp khai thác thị trường. Sự tiếp cận với công nghệ hiện đại mang hàm lượng thông tin lớn ngày càng phổ biến và đa dạng hơn. Điểm sáng của một thị trường cao cấp và tiềm năng trong lĩnh vực thương mại điện tử chính là thị trường cung cấp các dịch vụ nội dung - thông tin - giải trí trên mạng (nội dung số).

1.5.2 Môi trƣờng pháp lý

Mọi ngành, lĩnh vực hoạt động kinh doanh đều cần có cơ sở một môi trường pháp lý đồng bộ, đầy đủ, rõ ràng làm cơ sở cho sự phát triển. Hoạt động kinh doanh các dịch vụ nội dung số cũng không phải ngoại lệ. Vì không một doanh nghiệp nào có thể thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ mới nằm ngoài khuôn khổ luật pháp cho dù đó là dịch vụ đáp ứng tốt sự đòi hỏi của nền kinh tế, của khách hàng.

Ngành Viễn thông và Công nghệ thông tin Việt Nam trong những năm qua đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Chính phủ luôn ưu tiên phát triển viễn thông và công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng tạo lập môi trường thuận lợi cho cạnh tranh lành mạnh, thu hút các loại hình thương mại mới

Nhà nước ta đã ban hành nhiều bộ luật về thương mại điện tử, về kinh doanh các nội dung số, trong đó quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của doanh nghiệp, đại lý cung cấp dịch vụ nội dung cũng như hình thức kinh doanh thương mại điện tử.

Các quy định pháp lý về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ nội dung số, hoạt động thương mại điện tử ảnh hưởng đến số lượng và quy mô của các nhà cung cấp dịch vụ. Đối với các ứng dụng nội dung số, yếu tố pháp lý còn quan trọng hơn bởi vì liên quan nhiều tới vấn đề quảng bá thông tin, bản quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra còn các vấn đề về quản lý bảo mật riêng tư và đi kèm với nó là các chế tài xử lý giữa nhà khai thác dịch vụ và người sử dụng. Ngành công nghiệp nội dung số cũng như TMĐT tại Việt Nam hiện nay còn là một lĩnh vực rất mới mẻ cho nên môi trường pháp lý cho công nghiệp nội dung số đang được hoàn thiện dần dần theo tốc độ phát triển vô cùng nhanh chóng của lĩnh vực này.

1.5.3 Phát triển khoa học công nghệ

Con số quan trọng nhất làm tiền đề cho sự phát triển của thương mại điện tử là việc kết nối Internet của người dân. Ngày 19/11/1997 là ngày đầu tiên Việt Nam hòa vào mạng Internet toàn cầu, mở đầu cho giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Internet tại Việt Nam. Tính tới hết Quý IV/2013, Internet Việt Nam có 33.191.166 người sử dụng, chiếm tỉ lệ 37% dân số. Như vậy, trong giai đoạn 2003 -2013, người dùng internet ở Việt Nam tăng hơn 10 lần: từ 3,09 triệu người vào năm 2003 tới 33,2 triệu người tính đến hết 2013.

Trong đó, chưa kể có khoảng gần 20 triệu thuê bao internet 3G. [5, tr.56] Việt Nam đứng thứ 18/20 quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới, đứng thứ 8 khu vực Châu Á và đứng vị trí thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á (Asean) [4, tr.3].

Số liệu này cho thấy Việt Nam hiện đang có điều kiện rất lớn để việc tiến hành các hoạt động thương mại điện tử trong thị trường nội dung số đầy tiềm năng.

Tốc độ tăng trưởng ngoạn mục của Internet Việt Nam là kết quả tổng hòa của sự phát triển trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực trong đó có tài nguyên Internet (tên miền, địa chỉ IP, số hiệu mạng) là các thông số cơ bản phục vụ cho hoạt động Internet.

Nguồn: Bộ Thông tin và truyền thông, 2012

Hình 1.5: Tƣơng quan giữa số lƣợng ngƣời sử dụng Internet và tên miền .vn tại Việt Nam giai đoạn 2003-2012

Khoa học công nghệ đã làm thay đổi nền thương mại trên toàn thế giới. Nó làm hành vi mua sắm, sở thích, nhu cầu và thị hiếu của người dân cũng

biến đổi theo. Người dùng ngày nay càng nhận ra sự tiện lợi khi so sánh giữa hình thức mua bán, trao đổi qua internet với hình thức mua bán thông thường. Với sản phẩm là nội dung số, ta thấy rõ quá trình sản xuất sản phẩm gắn chặt với ứng dụng khoa học công nghệ thông tin và tìm tòi những nội dung mới. Vì vây, việc áp dụng nhân tố khoa học công nghệ đối với thương mại điện tử trong thị trường nội dung số là điều mang tính quan trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp kinh doanh.

1.5.4 Thói quen tiêu dùng của ngƣời dân

Không chỉ do ảnh hưởng của các vấn đề phát triển công nghệ, đặc biệt là mức độ truy cập Internet, mà tập quán và tâm lý mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam cũng là một yếu tố cản trở cho việc mua hàng qua mạng. Nước ta chưa phải là một nước công nghiệp hoá hoàn toàn, phần lớn người tiêu dùng chưa có tác phong công nghiệp, chưa tuân theo những quy định chặt chẽ về thời gian, tuân thủ pháp luật, biết đòi hỏi lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng v.v...

Những tâm lý thích dùng đồ ngoại như đã phân tích ở trên khiến việc phổ cập nội dung thuần Việt cho người dân cũng khó khăn hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nên biến yếu tố bản địa thành một lợi thế để tiếp cận người dân với những dịch vụ gần với tâm lý và phù hợp về phong tục, tập quán

Hơn nữa, việc chi tiêu và thanh toán qua hình thức các loại thẻ và tài khoản thường gây cho người dân ngại tìm hiểu và chưa có sự tin tưởng. Đây thực sự là vấn đề thực hiện được bài bản trong giáo dục nhận thức của người dân và có cách làm đúng đắn và uy tín ngay từ những bước đi đầu tiên khi khai thác loại hình kinh doanh này.

Vì vậy, song song với hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng, chúng ta cần phổ biến, tuyên truyền về lợi ích của TMĐT cho đông đảo người tiêu dùng, trước hết là

người tiêu dùng tại các đô thị và ưu tiên phổ biến về lợi ích mua trên mạng đối với các dịch vụ và sản phẩm được số hoá.

Thực hiện mua bán trao đổi các sản phẩm nội dung số qua mô hình thương mại điện tử sẽ là 1 nhân tố quan trọng góp phần định hướng, tạo được thói quen tiêu dùng và thanh toán qua phương tiện điện tử cho người dân, đặc biệt là cho giới trẻ.

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THỊ TRƢỜNG NỘI DUNG SỐ Ở VIỆT NAM GIAI

ĐOẠN 2006 - 2014

2.1 Tình hình phát triển TMĐT trong thị trƣờng nội dung số ở Việt Nam giai đoạn 2006-2014 Nam giai đoạn 2006-2014

2.1.1 Sự xuất hiện và hoàn thiện các luật định về TMĐT và kinh doanh nội dung số tại Việt Nam nội dung số tại Việt Nam

Sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới đã làm thay đổi cách thức kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, nguy cơ gặp những rủi ro trong quá trình giao dịch luôn tồn tại nên đòi hỏi phải có các giải pháp không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn cần một cơ sở pháp lý đầy đủ. Những kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển thì vai trò của Nhà nước phải được thể hiện rõ nét trên hai lĩnh vực: cung ứng dịch vụ điện tử và xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và cụ thể để điều chỉnh các quan hệ thương mại điện tử. Nếu như chúng ta thiếu đi một cơ sở pháp lý vững chắc cho thương mại điện tử hoạt động thì các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ rất lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan và về phía các cơ quan Nhà nước cũng sẽ rất khó có cơ sở để kiểm soát được các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Hơn thế nữa thương mại điện tử trong thị trường nội dung số là một lĩnh vực mới mẻ nên việc tạo được niềm tin cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ thương mại điện tử là một việc làm có tính cấp thiết mà một trong những hạt nhân là phải tạo ra được một sân chơi chung với những quy tắc được thống nhất một cách chặt chẽ.

Trong tiến trình hội nhập với thế giới với tư cách là thành viên của APEC, Việt nam đang tích cực tham gia và ủng hộ "Chương trình hành động chung" mà khối này đã đưa ra về thực hiện "Thương mại phi giấy tờ" vào

phát triển. Việt Nam cũng đã tích cực tham gia vào lộ trình tự do hoá của Hiệp định khung e-ASEAN và thực hiện theo "Các nguyên tắc chỉ đạo Thương mại điện tử" mà các nước trong khối đã thông qua. Chính vì thế chúng ta phải đáp ứng những đòi hỏi của pháp lý quốc tế để có thể hoà nhập và theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới [2].

Các luật về thương mại điện tử ở Việt Nam được nêu rõ:

Ngày 1/3/2006, Luật Giao dịch điện tử Việt Nam chính thức có hiệu lực. Đến cuối năm 2007, bốn trong số năm nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử đã được ban hành, về cơ bản hoàn thành khung pháp lý cho việc triển khai ứng dụng giao dịch điện tử trong các lĩnh vực lớn của đời sống xã hội.

Ngày 9/6/2006, Chính phủ ban hành Nghị định về Thương mại điện tử với việc thừa nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương chứng từ truyền thống trong mọi hoạt động thương mại từ chào hàng, chấp nhận chào hàng, giao kết hợp đồng cho đến thực hiện hợp đồng.

Ngày 15/2/2007, Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số được ban hành. Nghị định này quy định về chữ ký số và các nội dung cần thiết liên quan đến sử dụng chữ ký số, bao gồm chứng thư số và việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số. Đây là những quy định nền tảng để thiết lập một cơ chế đảm bảo an ninh an toàn cũng như độ tin cậy của các giao dịch điện tử, là điều kiện tiên quyết về mặt kỹ thuật để thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử rộng rãi trong xã hội.

Ngày 23/2/2007,Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Nghị định này ra đời nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển một môi trường giao dịch điện tử an toàn, hiệu quả; giúp Chính phủ

quản lý được giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ tài chính, giảm thiểu hậu quả xấu phát sinh trong giao dịch điện tử như trốn thuế, gian lận khi lập hóa đơn chứng từ.

Ngày 8/3/2007, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng được ban hành tập trung hướng dẫn việc áp dụng Luật Giao dịch điện tử cho các hoạt động ngân hàng cụ thể, bảo đảm những điều kiện cần thiết về môi trường pháp lý để củng cố, phát triển các giao dịch điện tử an toàn và hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng.

Bên cạnh đó, khung chế tài cho việc vi phạm hành chính liên quan đến ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ thông tin cũng dần được hoàn thiện với nghị định số 63/2007/ NĐ-CP ban hành năm 2007 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nghị định số 26/2009/NĐ-CP năm 2009 quy định việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và cung cấp thông tin điện tử trên Internet. Ngoài ra, năm 2009 Quốc hội thông qua Luật sửa đồi bổ sung một số điều của bộ luật hình sự, bổ sung thêm một số tội danh và nâng cao hình phạt đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao, trong đó có tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Sau đó, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số: 46/2010/TT-BCT ngày 31/12/2010, quy định về quản lý hoạt động của các website thương mại điện tử bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ và tiếp đến là thông tư số 12/2013/TT-BCT ngày 01/07/2013 về việc quy định thủ tục thông báo, đăng ký và công bố thông tin liên quan đến website thương mại điện tử. Theo đó,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động thương mại điện tử trọng thị trường nội dung số tại việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)