3.2 Một số gợi ý giải pháp phát triển
3.2.4 Tăng tính năng bảo mật, an toàn thông tin
Các doanh nghiệp kinh doanh nội dung số ở Việt Nam đã đánh giá vấn đề an toàn thông tin mạng là trở ngạ i lớn thứ hai đối với sự phát triển của thương mại điện tử . Theo tài liệu khảo sát thông kê , việc bảo đảm an toàn an ninh thông tin hiện nay chưa được các doanh nghiệp thực sự chú tro ̣ng cũng như có những bước đi quyết liệt và đúng hướng [3, tr.81].
Với sự phát triển ma ̣nh mẽ của ứng du ̣ng CNTT và TMĐT trong hoa ̣t động sản xuất kinh doanh , đặc biệt trong thị trường nội dung số, nơi mà cả hàng hoá dịch vụ đều là những sản phẩm “ảo”, cần phải chú ý đến độ bảo mật không chỉ cho các trang web , hệ thống điện tử mà còn cho cả loại hàng hoá này. Điều này tránh những vi phạm vụ việc liên quan đến sử du ̣ng công nghệ cao để đánh cắp, lừa đảo lấy thông tin và sản phẩm trái luật sở hữu bản quyền của doanh nghiệp và người tiêu dùng xảy ra ngày càng nhiều.
Bên cạnh đó, cần phải chú ý đến mức độ bảo mật trong các hình thức thanh toán điện tử, đây đã từng là vấn đề nhức nhối tại các quốc gia như Mỹ, Đức, Hàn Quốc… nơi mà các “hacker” chuyên nghiệp thực hiện các thao tác lấy cắp thông tin tài khoản của khách hàng nhằm thực hiện các hành vi phạm pháp. Điều nay gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý e ngại của người dân khi tiến hành các hoạt động thương mại điện tử trong thị trường nội dung số.
Ngoài việc tăng cường tính năng bảo mật tuyệt đối cho các “chợ ảo” có hình thức thanh toán trực tuyến, cần phải có những biện pháp bảo vệ người tiêu dùng như bồi thường khi có xảy ra các sơ xuất và thiệt hại trong quá trình mua bán, giao dịch.
Năm 2014, việc thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm hành chính trong TMĐT được đẩy mạnh tại hai thành phố lớn là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tổng số vụ việc đã kiểm tra, xử lý tại hai thành phố này là 101 vụ việc, tổng số tiền phạt vi phạm hành chính xấp xỉ 2 tỷ đồng. Nội dung xử lý chủ yếu là nhóm hành vi vi phạm về thiết lập website TMĐT theo quy định tại Điều 81 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Như vậy, việc tăng tính bảo mật, an toàn thông tin trong các hoạt động trao đổi và mua bán nội dung số trên nền thương mại điện tử là điều kiện tiên quyết để phát triển hình thức kinh doanh này tại các thị trường nói chung.
3.2.5 Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, giám sát
Với các biện pháp trên, cần phải song song đi kèm là sự kiểm tra, giám sát hợp lý của nhà nước, các bộ, ban, ngành chức năng có liên quan.
Để làm được điều này, trước hết chúng ta cần có những quy chuẩn hợp lý về cả nội dung lẫn hình thức của dịch vụ thương mại điện tử trong môi trường nội dung số. Việt Nam là nước có những đặc thù riêng về văn hóa,
giáo dục, chính trị…. Như vậy đồng nghĩa với việc những nội dung cũng phải được phù hợp với đặc điểm quốc gia, vùng miền. Tuy nhiên, việc định nghĩa nội dung nhạy cảm và định nghĩa vi phạm trong thời đại công nghệ số khá khó khăn do môi trường phức tạp và biến động không ngừng. Ta cần phải tham khảo ý kiến và có những giải pháp không chỉ từ những chuyên gia hàng đầu mà còn từ những cá nhân, tập thể đang trực tiếp tham gia hoạt động này. Kết hợp điều này mới có thể thấu hiệu được toàn bộ ngành và lĩnh vực, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn trong công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát các cơ sở, cá nhân hoạt động.
Đặc biệt, chúng ta cần phải có đội ngũ thanh, kiểm tra giám sát có uy tín, liêm chính và thực hiện đúng những quy tắc đã đặt ra. Có như vậy mới tạo được môi trường công bằng trong kinh doanh thương mại điện tử ở thị trường nội dung số còn đang chập chững ở nước ta như hiện nay.
Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát trong thời gian đầu cần được diễn ra định kỳ. Việc xử lý vi phạm của các đơn vị cần được xem xét kỹ lưỡng, chỉnh chu, có ý kiến của cấc bộ ban ngành cấp cao cho những vụ việc vi phạm lớn cũng như những chấn chỉnh hợp lý cho những vụ việc mới có đà sai lệch.
Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát đầy đủ, đúng đắn và kịp lúc là trách nhiệm của các ban ngành chức năng chuyên quản. Nhưng bên cạnh đó cũng cần ý thức làm chuẩn, làm đúng ngay từ đầu của các doanh nghiệp, cá nhân tham gia kinh doanh thương mại điện tử trong thị trường nội dung số ngày nay. Có như vậy, thị trường Việt Nam mới có thể có những bước đi vững chắc trong lĩnh vực khá mới mẻ này.
3.2.6 Chủ động, tích cực tham gia hợp tác quốc tế
Đối với lĩnh vực nội dung số, tốc độ cập nhật thông tin và xu hướng nội dung trên thị trường thế giới đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Một trong
những tính năng của thương mại điện tử là có thể đưa ra những thông tin nhanh chóng, tạo sự thuận tiện cho người dùng, đặc biệt với mặt hàng số hoá. Doanh nghiệp hoạt động TMĐT trong thị trường nội dung số cần phải nhanh nhạy trước những biết đổi của thị trường nội dung trong nước và quốc tế.
Ví dụ điển hình hiện nay của việc tạo một cộng đồng chung về nội dung số là mô hình điện toán đám mây đang định hình lại việc xây dựng một trung tâm dữ liệu cho kỷ nguyên số hóa của Google, YouTube, Facebook, Twitter, Game online và điện thoại thông minh (smart phone). Điện toán đám mây tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thông minh và tiết kiệm chi phí hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam đang có điều kiện thuận lợi để sử dụng những tiện ích này khi nhiều hãng viễn thông nước ngoài thời gian qua liên tục giới thiệu về công nghệ thanh toán các sản phẩm ứng dụng ảo của của họ tại Việt Nam như Microsoft, Google, Apple, IBM, Cisco Systems ... Bởi vậy, với sự hỗ trợ về kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn viễn thông hàng đầu thế giới (như NTT Communications Corporation của Nhật Bản) đã giúp cùng triển khai cung cấp dịch vụ này để đón đầu sự “bùng nổ” của ngành công nghiệp nội dung số tại Việt Nam đã và đang diễn ra trong thời gian tới.
Muốn tham gia hợp tác quốc tế nhanh chóng, chúng ta cần phải nâng cao năng lực hợp tác quốc tế của các kỹ sư công nghệ thông tin; xây dựng lộ trình triển khai hội nhập khu vực và quốc tế; khuyến khích các tổ chức, cá nhân học tập, nghiên cứu và triển khai
Tóm lại, không một quốc gia nào có thể phát triển TMĐT trong thị trường nội dung số nhanh và lành mạnh nếu không có sự hợp tác quốc tế một cách sâu sắc và toàn diện về thương mại và các lĩnh vực nội dung số hoá.
Trên đây là một số giải pháp mang tính cụ thể cho tình hình phát triển thương mại điện tử trong thị trường nội dung số ở Việt Nam hiện nay. Để
thực hiện những nội dung này, cần phải có những giải pháp thích hợp để cùng tổ chức đồng bộ về phía nhà nước, người bán hàng và người tiêu dùng cùng tham gia thực hiện, thúc đầy mạnh mẽ hình thức kinh doanh này trong thị trường nội dung số đang phát triển hiện nay.
KẾT LUẬN
Cùng với đà lớn mạnh của công nghệ thông tin, ngành công nghiệp số ra đời là ngành kinh tế tri thức phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển của nhân loại. Các sản phẩm nội dung số được đánh giá là một nguồn tài nguyên khổng lồ, không những nó không bị cạn kiệt khi được khai thác như các loại tài nguyên thiên nhiên mà trong kỷ nguyên công nghệ thông tin và viễn thông phát triển như vũ bão, nó ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Tuy nhiên, bất cập chính là ở chỗ chúng ta mới chỉ khai thác được ở dạng bề mặt; và tất nhiên, chúng ta đang lãng phí một “đòn bẩy” cho phát triển kinh tế. Để phát triển kinh doanh những nội dung này, các doanh nghiệp nên chú trọng tới hình thức kinh doanh thương mại điện tử. Đây là một xu hướng mang lại tiện ích rất lớn cho loại hình sản phẩm này.
Qua nghiên cứu đề tài Phân tích hoạt động thương mại điện tử trong thị trường nội dung số tại Việt Nam, tác giả đã đề cập và làm sáng tỏ một số
vấn đề lý thuyết, thực trạng hoạt động thương mại điện tử của thị trường nội dung số ở Việt Nam trong giai đoạn 2006-2014, bao gồm những đặc điểm thị trường, ví dụ mô hình, yếu tố ảnh hưởng, thành quả tích cực cũng như những khó khăn của lĩnh vực này. Trên cơ sở đó, luận văn cũng đưa ra một số định hướng và gợi ý giải pháp cụ thể cho vấn đề phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử trong tương lai. Do những hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, bài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong được sự đóng góp ý kiến để bài luận văn được hoàn chỉnh hơn, góp một phần công sức vào việc phát triển thương mại điện tử trong thị trường nội dung số ở Việt Nam thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TiếngViệt:
1. Bộ Bưu Chính Viễn Thông (2006), Dự thảo Chương trình phát triển
Công nghiệp nội dung số đến 2010, Hội Thảo Vụ Công nghiệp CNTT, Hà
Nội.
2. Bộ Công Thương (2008), Tổng quan về các hoạt động của WTO liên
quan tới thương mại điện tử, Tài liệu nghiên cứu, Bộ Công Thương, Hà
Nội.
3. Bộ Công thương (2014), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2014, Báo cáo, cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Hà Nội.
4. Bộ Thông tin và truyền thông (2014), Báo cáo tài nguyên Internet Việt
Nam năm 2014, Báo cáo, Trung tâm Internet Việt Nam - Bộ thông tin và
Truyền thông, Hà Nội.
5. Bộ Thông tin truyền thông (2014), Công nghệ thông tin và truyền thông
Việt Nam 2014, Ấn bản, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
6. Bộ Thương mại (2005), Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện
tử ở Việt Nam giai đoạn 2006-2010, Dự thảo 2, Hà Nội.
7. Cimigo Việt Nam (2011), Báo cáo Net Citizens Việt Nam năm 2011 tình
hình sử dụng và tốc độ Phát triển Internet tại Việt Nam, Báo cáo năm, Tổ
chức Cimigo Việt Nam, Hà Nội
8. Lê Hồng Minh (2009), Tầm nhìn Nội dung số Việt Nam 2004 – 2014,
Báo cáo tại hội nghị Game & Nội dung số, Bộ TTTT, Hà Nội.
9. Nguyễn Đăng Hậu (2004), Kiến thức thương mại điện tử, Tài liệu nghiên cứu, Viện đào tạo Công nghệ và Quản lý Quốc tế, Hà Nội.
10. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2009), Lệnh số 12/2009/L - CTN công bố Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở
11. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2005), Luật
giao dịch điện tử số 51/2005/QH11.
12. Thủ tướng Chính phủ (2007), Nghị định 71/2007/NĐ-CP về hướng dẫn
thực hiện một số điều Luật Công nghệ thông tin, Hà Nội.
13. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 1073/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội.
14. UNICEF (2011), Tình hình trẻ em thế giới năm 2011 tại Việt Nam, Báo cáo, UNICEF, Hà Nội.
15. Viện năng suất Việt Nam (2014), Báo cáo năng suất Việt Nam, Báo cáo, Viện năng suất Việt Nam, Hà Nội.
Tiếng Anh
16. Efraim Turban, Jae K. Lee, David King, Ting Peng Liang, Deborrah Turban (2009), Electronic Commerce 2010: A Managerial Perspective, Prentice Hall, United States
17. Ekow Nelson, Howard Kline and Rob van den Dam (2007), A future in
content(ion), IBM Institute for Business Value, IBM Corporation, United
States of America.
18. International Telecommunication Union (2014), ICT Facts and
Figures, Switzerland
19. Unilever, ESPN, Mindshare, Media 2015-the future of media.
20. United Nations Commission on International Trade Law UNCITRAL (1996), Model Law on Electronic Commerce with guide to enactment, United Nations Publication, New York.
Website:
21. http://alexa.com 22. http://ihbvietnam.com
23. http://newzoo.com 24. http://royal.pingdom.com/ 25. http://tuoitre.vn 26. http://vinasa.org.vn 27. http://vi.wikipedia.org 28. http://vnexpress.net 29. www.vnnic.vn.