Phát triển khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động thương mại điện tử trọng thị trường nội dung số tại việt nam (Trang 35)

1.5 Các tiêu chí đánh giá và yếu tố ảnh hƣởng đến việc phát triển

1.5.3 Phát triển khoa học công nghệ

Con số quan trọng nhất làm tiền đề cho sự phát triển của thương mại điện tử là việc kết nối Internet của người dân. Ngày 19/11/1997 là ngày đầu tiên Việt Nam hòa vào mạng Internet toàn cầu, mở đầu cho giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Internet tại Việt Nam. Tính tới hết Quý IV/2013, Internet Việt Nam có 33.191.166 người sử dụng, chiếm tỉ lệ 37% dân số. Như vậy, trong giai đoạn 2003 -2013, người dùng internet ở Việt Nam tăng hơn 10 lần: từ 3,09 triệu người vào năm 2003 tới 33,2 triệu người tính đến hết 2013.

Trong đó, chưa kể có khoảng gần 20 triệu thuê bao internet 3G. [5, tr.56] Việt Nam đứng thứ 18/20 quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới, đứng thứ 8 khu vực Châu Á và đứng vị trí thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á (Asean) [4, tr.3].

Số liệu này cho thấy Việt Nam hiện đang có điều kiện rất lớn để việc tiến hành các hoạt động thương mại điện tử trong thị trường nội dung số đầy tiềm năng.

Tốc độ tăng trưởng ngoạn mục của Internet Việt Nam là kết quả tổng hòa của sự phát triển trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực trong đó có tài nguyên Internet (tên miền, địa chỉ IP, số hiệu mạng) là các thông số cơ bản phục vụ cho hoạt động Internet.

Nguồn: Bộ Thông tin và truyền thông, 2012

Hình 1.5: Tƣơng quan giữa số lƣợng ngƣời sử dụng Internet và tên miền .vn tại Việt Nam giai đoạn 2003-2012

Khoa học công nghệ đã làm thay đổi nền thương mại trên toàn thế giới. Nó làm hành vi mua sắm, sở thích, nhu cầu và thị hiếu của người dân cũng

biến đổi theo. Người dùng ngày nay càng nhận ra sự tiện lợi khi so sánh giữa hình thức mua bán, trao đổi qua internet với hình thức mua bán thông thường. Với sản phẩm là nội dung số, ta thấy rõ quá trình sản xuất sản phẩm gắn chặt với ứng dụng khoa học công nghệ thông tin và tìm tòi những nội dung mới. Vì vây, việc áp dụng nhân tố khoa học công nghệ đối với thương mại điện tử trong thị trường nội dung số là điều mang tính quan trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp kinh doanh.

1.5.4 Thói quen tiêu dùng của ngƣời dân

Không chỉ do ảnh hưởng của các vấn đề phát triển công nghệ, đặc biệt là mức độ truy cập Internet, mà tập quán và tâm lý mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam cũng là một yếu tố cản trở cho việc mua hàng qua mạng. Nước ta chưa phải là một nước công nghiệp hoá hoàn toàn, phần lớn người tiêu dùng chưa có tác phong công nghiệp, chưa tuân theo những quy định chặt chẽ về thời gian, tuân thủ pháp luật, biết đòi hỏi lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng v.v...

Những tâm lý thích dùng đồ ngoại như đã phân tích ở trên khiến việc phổ cập nội dung thuần Việt cho người dân cũng khó khăn hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nên biến yếu tố bản địa thành một lợi thế để tiếp cận người dân với những dịch vụ gần với tâm lý và phù hợp về phong tục, tập quán

Hơn nữa, việc chi tiêu và thanh toán qua hình thức các loại thẻ và tài khoản thường gây cho người dân ngại tìm hiểu và chưa có sự tin tưởng. Đây thực sự là vấn đề thực hiện được bài bản trong giáo dục nhận thức của người dân và có cách làm đúng đắn và uy tín ngay từ những bước đi đầu tiên khi khai thác loại hình kinh doanh này.

Vì vậy, song song với hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng, chúng ta cần phổ biến, tuyên truyền về lợi ích của TMĐT cho đông đảo người tiêu dùng, trước hết là

người tiêu dùng tại các đô thị và ưu tiên phổ biến về lợi ích mua trên mạng đối với các dịch vụ và sản phẩm được số hoá.

Thực hiện mua bán trao đổi các sản phẩm nội dung số qua mô hình thương mại điện tử sẽ là 1 nhân tố quan trọng góp phần định hướng, tạo được thói quen tiêu dùng và thanh toán qua phương tiện điện tử cho người dân, đặc biệt là cho giới trẻ.

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THỊ TRƢỜNG NỘI DUNG SỐ Ở VIỆT NAM GIAI

ĐOẠN 2006 - 2014

2.1 Tình hình phát triển TMĐT trong thị trƣờng nội dung số ở Việt Nam giai đoạn 2006-2014 Nam giai đoạn 2006-2014

2.1.1 Sự xuất hiện và hoàn thiện các luật định về TMĐT và kinh doanh nội dung số tại Việt Nam nội dung số tại Việt Nam

Sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới đã làm thay đổi cách thức kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, nguy cơ gặp những rủi ro trong quá trình giao dịch luôn tồn tại nên đòi hỏi phải có các giải pháp không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn cần một cơ sở pháp lý đầy đủ. Những kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển thì vai trò của Nhà nước phải được thể hiện rõ nét trên hai lĩnh vực: cung ứng dịch vụ điện tử và xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và cụ thể để điều chỉnh các quan hệ thương mại điện tử. Nếu như chúng ta thiếu đi một cơ sở pháp lý vững chắc cho thương mại điện tử hoạt động thì các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ rất lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan và về phía các cơ quan Nhà nước cũng sẽ rất khó có cơ sở để kiểm soát được các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Hơn thế nữa thương mại điện tử trong thị trường nội dung số là một lĩnh vực mới mẻ nên việc tạo được niềm tin cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ thương mại điện tử là một việc làm có tính cấp thiết mà một trong những hạt nhân là phải tạo ra được một sân chơi chung với những quy tắc được thống nhất một cách chặt chẽ.

Trong tiến trình hội nhập với thế giới với tư cách là thành viên của APEC, Việt nam đang tích cực tham gia và ủng hộ "Chương trình hành động chung" mà khối này đã đưa ra về thực hiện "Thương mại phi giấy tờ" vào

phát triển. Việt Nam cũng đã tích cực tham gia vào lộ trình tự do hoá của Hiệp định khung e-ASEAN và thực hiện theo "Các nguyên tắc chỉ đạo Thương mại điện tử" mà các nước trong khối đã thông qua. Chính vì thế chúng ta phải đáp ứng những đòi hỏi của pháp lý quốc tế để có thể hoà nhập và theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới [2].

Các luật về thương mại điện tử ở Việt Nam được nêu rõ:

Ngày 1/3/2006, Luật Giao dịch điện tử Việt Nam chính thức có hiệu lực. Đến cuối năm 2007, bốn trong số năm nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử đã được ban hành, về cơ bản hoàn thành khung pháp lý cho việc triển khai ứng dụng giao dịch điện tử trong các lĩnh vực lớn của đời sống xã hội.

Ngày 9/6/2006, Chính phủ ban hành Nghị định về Thương mại điện tử với việc thừa nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương chứng từ truyền thống trong mọi hoạt động thương mại từ chào hàng, chấp nhận chào hàng, giao kết hợp đồng cho đến thực hiện hợp đồng.

Ngày 15/2/2007, Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số được ban hành. Nghị định này quy định về chữ ký số và các nội dung cần thiết liên quan đến sử dụng chữ ký số, bao gồm chứng thư số và việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số. Đây là những quy định nền tảng để thiết lập một cơ chế đảm bảo an ninh an toàn cũng như độ tin cậy của các giao dịch điện tử, là điều kiện tiên quyết về mặt kỹ thuật để thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử rộng rãi trong xã hội.

Ngày 23/2/2007,Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Nghị định này ra đời nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển một môi trường giao dịch điện tử an toàn, hiệu quả; giúp Chính phủ

quản lý được giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ tài chính, giảm thiểu hậu quả xấu phát sinh trong giao dịch điện tử như trốn thuế, gian lận khi lập hóa đơn chứng từ.

Ngày 8/3/2007, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng được ban hành tập trung hướng dẫn việc áp dụng Luật Giao dịch điện tử cho các hoạt động ngân hàng cụ thể, bảo đảm những điều kiện cần thiết về môi trường pháp lý để củng cố, phát triển các giao dịch điện tử an toàn và hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng.

Bên cạnh đó, khung chế tài cho việc vi phạm hành chính liên quan đến ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ thông tin cũng dần được hoàn thiện với nghị định số 63/2007/ NĐ-CP ban hành năm 2007 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nghị định số 26/2009/NĐ-CP năm 2009 quy định việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và cung cấp thông tin điện tử trên Internet. Ngoài ra, năm 2009 Quốc hội thông qua Luật sửa đồi bổ sung một số điều của bộ luật hình sự, bổ sung thêm một số tội danh và nâng cao hình phạt đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao, trong đó có tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Sau đó, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số: 46/2010/TT-BCT ngày 31/12/2010, quy định về quản lý hoạt động của các website thương mại điện tử bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ và tiếp đến là thông tư số 12/2013/TT-BCT ngày 01/07/2013 về việc quy định thủ tục thông báo, đăng ký và công bố thông tin liên quan đến website thương mại điện tử. Theo đó, có 03 đối tượng chịu sự điều chỉnh của Thông tư: Thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử bán hàng; thương nhân, tổ chức thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; thương nhân, tổ chức hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử. Tại Thông tư này,

Bộ Công Thương quy định rõ đối tượng đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải là thương nhân hoặc tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ doanh nghiệp, có website thương mại điện tử cung cấp ít nhất 01 trong 03 dịch vụ sau: Dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử, dịch vụ khuyến mại trực tuyến, dịch vụ đấu giá trực tuyến.

Với mục đích đáp ứng nhu cầu quản lý trong bối cảnh phát triển nhanh chóng trong bối cảnh thực tế TMĐT tại Việt Nam đang có tốc độ phát triển rất nhanh, xuất hiện nhiều hình thái bán hàng qua mạng khác nhau, cần thiết phải có sự điều chỉnh pháp luật cho phù hợp với thực tiễn, thông tư số 47/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương đã được ban hành ngày 05 tháng 12 năm 2014 quy định về quản lý website thương mại điện tử nhằm hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 5 năm 2013 về Thương mại điện tử. Thông tư này đã thay thế Thông tư số 12/2013/TT-BCT quy định thủ tục thông báo, đăng ký và công bố thông tin liên quan đến website thương mại điện tử. Thông tư số 47/2014/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 20 tháng 01 năm 2015. Bên cạnh việc kế thừa Thông tư số 12/2013/TT-BCT về các quy định liên quan đến thủ tục thông báo, đăng ký liên quan website thương mại điện tử thì Thông tư số 47/2014/TT-BCT chi tiết hóa hơn một số các quy định khác của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP như các vấn đề liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh trên các website TMĐT. Cụ thể, thông tư đã phân định rõ trách nhiệm quản lý với các website chuyên ngành, quy định hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trên website TMĐT và nêu rõ trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ TMĐT cũng như quản lý hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội.

Việc thay thế thông tư một cách rõ ràng và chi tiết này đã chứng tỏ sự quan tâm đến lĩnh vực thương mại điện tử của chính phủ và nhà nước ngày càng chặt chẽ và có bài bản.

Bên cạnh đó, để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nội dung số, từ năm 2007 đến năm 2012, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt nhiều chương trình, kế hoạch, quy chế liên quan đến phát triển quan trọng như Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010 (theo Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg ngày 14/4/2007); Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số đến năm 2010 (quyết định số 56/2007/QĐ-TTg ngày 03/5/2007); Quy chế quản lý Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số (theo Quyết định 50/2009-QĐ/ TTg); Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (quyết định số 75/2007/QĐ- TTg ngày 28/5/2007); Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” (quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010). Trong giai đoạn 7 năm từ 2013 đến 2020 - thời gian không nhiều, chúng ta cần có nhiều phương pháp và cách làm để tiếp tục phát triển ngành công nghiệp CNTT&TT thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam, góp phần đưa nước ta “cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, gắn với kinh tế tri thức. Những chương trình, kế hoạch này đã góp phần quan trọng trong việc định hướng và thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nội dung số đầy tiềm năng của Việt Nam.

Về môi trường pháp lý và chính sách đảm bảo vấn đề bản quyền cho các sản phẩm nội dung số ngày nay còn có đang là vấn đề gây tranh cãi, nhiều văn bản pháp luật quan trọng đã được ban hành như Luật sở hữu trí tuệ năm 2006 và sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XII, Chủ tịch nước đã có Lệnh số 12/2009/L - CTN công bố Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu

trí tuệ. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật trên. Các bộ luật này ngoài việc quy định về bảo hộ quyền tác giả, tác phẩm, quyền ghi âm và lưu hành của các ấn phẩm bản in, còn đặt sự lưu ý đến các sản phẩm nội dung số. Những văn bản này đã hình thành nên hành lang pháp lý cơ bản để điều chỉnh các hoạt động ứng dụng và phát triển các nội dung số, tạo điều kiện thuận lợi để từng bước phát triển xã hội tri thức, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Với hệ thống văn bản khá đầy đủ như trên, có thể khẳng định đến hết năm 2014, khung pháp lý về thương mại điện tử và kinh doanh các sản phẩm nội dung số tại Việt Nam đã hình thành, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động thương mại điện tử trong thị trường nội dung số hiện nay. Điều này đã góp phần không nhỏ tạo niềm tin cũng như dẫn lối cho các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động này.

2.1.2 Đặc điểm thị trƣờng nội dung số ở Việt Nam

Công nghiệp nội dung số ở Việt Nam được phát triển từ năm 2005, tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2005-2010 luôn đạt hơn 40%. Năm 2010,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động thương mại điện tử trọng thị trường nội dung số tại việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)