2.2 Đánh giá thực trạng phát triển TMĐT trong thị trƣờng nội dung
2.2.1 Những mặt tích cực
Trong số các mặt tích cực của Thương mại điện tử giai đoạn 2006- 2014, ta có thể kể ra một số thành tựu liên quan đến thương mại điện tử trong thị trường nội dung số tại Việt Nam như sau:
2.2.1.1 Doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt trong việc ứng dụng và
phát triển TMĐT.
Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nội dung số có áp dụng các hoạt động thương mại điện tử ngày càng lớn cả về số lượng lẫn chất lượng.
Năm 2005, TMĐT phát triển mọi mặt và tăng trưởng cao về số doanh nghiệp tham gia. Đến năm 2008, 100% doanh nghiệp ở Việt Nam đều đã có kết nối Internet. Tỷ lệ DN có website năm 2005 chỉ đạt 25%, nhưng đến 2010 đã có trên 40% DN có website - con số tuy chưa phải là cao nhưng cũng cho thấy sự tăng trưởng và phát triển. Đến năm 2014, tỷ lệ này đã đạt 52%. Chứng tỏ sự quan tâm đến công nghệ thông tin của các doanh nghiệp ngày một lớn mạnh.
Về tỷ lệ DN tham gia sàn thương mại điện tử trong số các doanh nghiệp có hình thức quảng bá online này tại năm 2005 chỉ khoảng 5-6%, đến năm 2010 là 15% và đến 2014 là 88%. Đây là con số đáng mừng, chỉ ra sự quan tâm đến loại hình giao dịch thương mại này đang được các doanh nghiệp ở Việt Nam chú trọng.
Nguồn: Bộ Công thương, 2014
Hình 2.4: Tỷ lệ doanh nghiệp có phƣơng tiện quảng bá online và doanh nghiệp có tham gia hoạt động TMĐT giai đoạn 2005-2014.
Năm 2014, Cục TMĐT và CNTT – Bộ Công Thương tiếp tục tiến hành điều tra khảo sát tình hình ứng dụng TMĐT tại 3.538 doanh nghiệp trong cả nước,kết quả cho thấy, gần 100% các doanh nghiệp đã có những nhận thức nhất định và ứng dụng triển khai thương mại điện tử ở các mức độ khác nhau:
+ Đối với các doanh nghiệp lớn (có từ 300 lao động trở lên): 70% đã thiết lập được website, 95% nhận đơn đặt hàng qua các phương tiện điện tử, 85% đã triển khai các phần mềm tác nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và 96% sử dụng thư điện tử thường xuyên cho mục đích kinh doanh.
+ Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa: 100% doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia khảo sát đã trang bị máy tính, 80% sử dụng thư điện tử thường xuyên cho mục đích kinh doanh và 85% chấp nhận đơn đặt hàng qua các phương tiện điện tử.
Hiện nay có trên 500 doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam , điển hình như VTC, VNG, FPT, VASC, VDC... tạo ra được một khối lượng khá phong phú cả trên
môi trường Internet và mobile. Ngành công nghiệp này thu hút khoảng 50.900 lao động, trong đó có khoảng 70% lao động trực tiếp sản xuất. Đa số lao đô ̣ng ngành công nghiệp nội dung sốđều được đào tạo với trình độ chuyên môn tốt , với khoảng 10% cótrình độtrên đại học , khoảng 70% lao đô ̣ng cótrình đô ̣đa ̣i học, cao đẳng và 20% cótrình độtrung học chuyên nghiệp trở xuống . Doanh thu trên lao động trung bình của lĩnh vực công nghiệp nội dung số đạt trên 18.300 USD/lao động/năm [5, tr. 42].
Hình thức thanh toán chủ yếu tại doanh nghiệp năm 2014 vẫn là hình thức chuyển khoản (chiếm tỷ lệ hơn 90% qua các năm), mức độ phổ biến thứ hai là thẻ thanh toán (20%), ví điện tử (6%) và thẻ cào (3%). Hầu hết các doanh nghiệp đều có chính sách bảo vệ thông tin cá nhân. Năm 2014, 80% doanh nghiệp có áp dụng chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, tăng so với 73% của năm trước đấy
Tóm lại, các doanh nghiệp là người bán, người mua, người phát triển công nghệ lớn nhất trong các chủ thể tham gia thương mại điện tử trong thị trường nội dung số. Chính mỗi doanh nghiệp sẽ tự quyết định có tham gia thương mại điện tử ngay khi bắt đầu cung cấp dịch vụ nội dung số hay không, cũng như quyết định hình thức tham gia như thế nào, vào thời điểm nào, đầu tư nhân lực và nguồn lực ra sao v.v... Nói cách khác, doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt đối với việc ứng dụng và phát triển thương mại điện tử đối với thị trường nội dung số.
2.2.1.2 Nhà nước có vai trò tạo môi trường thuận lợi, cung cấp nhiều
dịch vụ công hỗ trợ
Mặc dù doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt, đóng vai trò quyết định trong ứng dụng và phát triển thương mại điện tử trong thị trường nội dung số nhưng vai trò định hướng, tạo điều kiện của nhà nước vẫn rất quan trọng.
Nhà nước có nhiệm vụ tạo ra môi trường thuận lợi cho ứng dụng và phát triển thị trường nội dung số cũng như thiết lập sự cạnh tranh lành mạnh, hỗ trợ các vấn đề về bảo vệ người tiêu dùng, đảm bảo bí mật tài khoản thanh toán, giao dịch trong kinh doanh thương mại điện tử. Đồng thời, Nhà nước cũng là khách hàng rất lớn của các doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng đáng kể trong các giao dịch thương mại về nội dung số.
Chủ thể tham gia hoạt động TMĐT bên cạnh việc tuân thủ các quy định trực tiếp về TMĐT, còn phải thực hiện các quy định pháp luật liên quan khác như đầu tư kinh doanh, thương mại, dân sự…
Về khung pháp luật kinh doanh, ngày 26 tháng 11 năm 2014, Quốc hội thông qua hai luật mới: Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 và Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13, hai luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2015. Về pháp luật chuyên ngành lĩnh vực TMĐT, ngày 05 tháng 12 năm 2014, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thương mại điện tử. Với sự ra đời của hai luật trên và Thông tư số 47/2014/TT-BCT, năm 2014 là năm đánh dấu nhiều thay đổi về khung pháp lý cho hoạt động TMĐT của Việt Nam.
Các chính sách khuyến khích Internet phát triển của chính phủ trong 5 năm vừa qua, có thể nói đã tạo nên bước nhảy thần kỳ cho số lượng người dùng Internet tại Việt Nam. Mặt khác, xét từ góc độ kinh tế vi mô, công nghệ thông tin làm thị trường trở nên năng động hơn; song cũng chính nó làm thị trường trở nên không hoàn hảo. Thương mại điện tử, với những lợi thế rõ rệt về giá (không thuế, hoặc thuế thấp, không mất chi phí lưu kho, cửa hàng hoặc trung gian…) đã vô hình chung tạo một lợi thế cạnh tranh gần như tuyệt đối với các sản phẩm cùng loại trên thị trường truyền thống. Nhà nước Việt Nam đã cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ cho thương mại điện tử như hải quan điện tử, thuế điện tử, đăng ký đầu tư điện tử, cấp phép nhập khẩu điện tử…
góp phần cân bằng, điều tiết thị trường bằng các chủ trương, chính sách và cơ chế quản lý phù hợp...
Nếu nhà nước không hoàn thành tốt nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công này thì thương mại điện tử, đặc biệt là thương mại điện tử trong thị trường nội dung số ngày nay rất khó phát triển một cách toàn diện và mạnh mạnh mẽ.
2.2.1.3 Bước đầu hình thành thói quen mua sắm cho người tiêu dùng
Năm 2010, Bộ công thương tiến hành khảo sát tình hình ứng dụng thương mại điện tử tại 500 hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy 49% hộ gia đình đã kết nối internet, trong đó 18% mục đích truy cập internet có liên quan tới thương mại điện tử và 4% từng sử dụng dịch vụ thanh toán hoặc ngân hàng trực tuyến khi truy cập internet, 21% hộ gia đình sử dụng thiết bị cầm tay để thực hiện các hoạt động thương mại điện tử. Trong đó, 80% các mặt hàng được mua bán, trao đổi là các sản phẩm số hoá, chủ yếu là các bản nhạc, các nội dung game, các phần mềm ứng dụng…
Năm 2014, Cục TMĐT và CNTT tiến hành khảo sát tình hình mua sắm trực tuyến của người dân cho thấy 58% số người truy cập Internet đã từng mua hàng trực tuyến. Loại hàng hóa được mua trực tuyến phổ biến là đồ công nghệ và điện tử chiếm 60%, tăng 25% so với năm 2013. Các mặt hàng được người tiêu dùng trực tuyến ưa chuộng khác là quần áo, giày dép, mỹ phẩm (60%), sau đó đến đồ gia dụng (34%), sách và văn phòng phẩm (31%)… Kết quả khảo sát cũng cho thấy, 71% người tham gia khảo sát đã mua hàng trực tuyến thông qua website bán hàng hóa/ dịch vụ, tăng 10% so với năm 2013. Số người sử dụng các diễn đàn mạng xã hội để mua sắm trực tuyến cũng tăng từ 45% năm 2013 lên 53% năm 2014. Số người mua qua các website mua hàng theo nhóm giảm mạnh từ 51% năm 2013 xuống còn 35% năm 2014.
25% đối tượng cho biết có mua hàng qua các sàn giao dịch TMĐT và 13% qua ứng dụng mobile trong năm 2014.
Tiền mặt vẫn là hình thức thanh toán chủ yếu trong các giao dịch mua bán trực tuyến, chiếm 64%, giảm 10% so với năm 2013. Hình thức chuyển khoản qua ngân hàng cũng giảm từ 41% năm 2013 xuống còn 14% năm 2014. Thay vào đó, số lượng người sử dụng ví điện tử lại tăng từ 8% năm 2013 lên 37% năm 2014.
Theo kết quả điều tra khảo sát năm 2014, 6% người mua hàng trực tuyến trả lời rất hài lòng với phương thức mua hàng này. 41% người mua trả lời hài lòng, tăng đáng kể so với tỷ lệ 29% của năm 2013. 48% người mua cho biết cảm thấy bình thường và chỉ 5% số người được hỏi trả lời không hài lòng
Sự phân bố của đối tượng quan tâm đến thương mại điện tử, mua hàng qua mạng vẫn tập trung ở thành phố lớn là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh với tỷ lệ tương ứng 32,6% và 36,2%. Các tỉnh, thành phố khác có thể do điều kiện hạ tầng hoặc nhận thức của người tiêu dùng về TMĐT còn chưa cao, nên tổng của hơn 60 địa phương chỉ chiếm 20,9% tổng lượng truy cập, riêng Đà Nẵng có chỉ số khả quan ở mức 4,5%.
Tuy nhận thức về các hoạt động thương mại điện tử cho các sản phẩm nội dung số chưa được phát triển ở các vùng nông thôn nhưng đây là một con số khả quan đánh dấu sự quan tâm và nhu cầu của người dân đến các giao dịch thương mại điện tử.
2.2.1.4 Đào tạo thương mại điện tử
Có thể nói, tín hiệu gián tiếp thể hiện sự quan tâm đến TMĐT là sự quan tâm đầu tư đào tạo. Năm 2005 có gần 30 trường trên toàn quốc có giảng dạy về TMĐT, trong khi đó năm 2000 không có trường nào quan tâm đến TMĐT. Khi đó TMĐT chỉ được lồng ghép rất ít trong các môn học khác mà
chưa có các môn chuyên ngành riêng về TMĐT. Theo Báo cáo tình hình đào tạo TMĐT tại các trường đại học và cao đẳng năm 2010 của Bộ Công Thương, trong số 126 trường đại học và cao đẳng được điều tra có 49 trường đại học và 28 trường cao đẳng đã giảng dạy TMĐT như một môn học, trong đó, hai trường gồm Đại học Thương mại và Đại học Ngoại thương đã triển khai đào tạo chuyên ngành Quản trị TMĐT ở bậc đại học thuộc ngành Quản trị Kinh doanh từ năm 2005 và 2007
Nguồn: Bộ Công thương, 2011.
Hình 2.5: Số trƣờng đào tạo TMĐT năm 2008 và 2010
Đến năm 2013, trường Đại học Thương mại và trường Đại học Công nghiệp TP.HCM là hai trường sẽ tiên phong triển khai đào tạo đại học chính quy ngành Thương mại điện tử (TMĐT) [28]
Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2011 – 2015 đã nhấn mạnh tới nhiệm vụ đào tạo chính quy bậc đại học và cao đẳng ngành TMĐT. Dự kiến sau Đại học Thương mại và Đại học Công nghiệp TP.HCM, sẽ có nhiều trường khác đăng ký chuyển từ đào tạo chuyên ngành TMĐT lên ngành TMĐT. Đây là một bước ngoặt mới trong đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp phục vụ sự phát triển của TMĐT Việt Nam
Bên cạnh đó, một số trường đã chú trọng đầu tư mời chuyên gia trong và ngoài nước xây dựng tài liệu, giáo trình và chương trình đào tạo liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử trong thị trường nội dung số. Cùng với xu hướng tăng cường và phát triển, các chương trình liên kết và đào tạo quốc tế cũng có các môn học liên quan đến thương mại điện tử.
Như vậy, ta có thể khẳng định, hoạt động đào tạo thương mại điện tử, đặc biệt là thương mại điện tử trong thị trường nội dung số ngày nay đã bắt đầu được đi vào chiều sâu và có quy mô.