Các điều kiện về yếu tố sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của ngành dệt - may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 28 - 29)

1.3 Những nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh (Dựa trên mô hình lý thuyết của

1.3.4 Các điều kiện về yếu tố sản xuất

Điều kiện về yếu tố sản xuất bao gồm chất lượng lao động, vốn và chi phí lao động, cơ sở hạ tầng mạnh, công nghệ cao… sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành và của các quốc gia. Ở đây, chúng ta nhấn mạnh đến chất lượng của các yếu tố đầu vào được sản xuất ra chứ không phải nguồn lực sẵn có ban đầu như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên…Vì nguồn lực tự nhiên ít khi tạo ra lợi thế cạnh tranh một cách tuyệt đối vì có rất nhiều quốc gia cùng có chung một nguồn lực tự nhiên như đất đai, tài nguyên môi trường, lao động dồi dào… Trong các ngành công nghiệp then chốt, một quốc gia không chỉ đơn thuần thừa hưởng các yếu tố sẵn có mà phải tự tạo ra những yếu tố sản xuất quan trọng như nguồn nhân lực có trình độ cao hay một nền tảng khoa học vững chắc. Xét về lâu dài, những đầu vào cao cấp mới thực sự là nền tảng đảm bảo cạnh tranh thành công.

M.Porter đặc biệt nhấn mạnh những yếu tố có tiêu chuẩn tiên tiến như sáng tạo, cải tiến, nghiên cứu và triển khai. Những yếu tố này là kết quả của sự đầu tư mạnh, liên tục và chuyên môn hoá. Để có được lợi thế cạnh tranh, đầu vào cho sản xuất phải được chuyên môn hoá cao độ, đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng ngành. Thực tế cho thấy, các quốc gia thường thành công trong các ngành mà nó có nhiều sáng tạo, có những đầu vào chuyên biệt và trên cơ sở đó cải tiến dần. Ngành sản xuất thép ở Nhật Bản có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới dù họ không có tài nguyên về sắt hoặc than mà bởi vì họ có công nghệ sản xuất

tốt. Hay Hà Lan – một nước xuất khẩu hoa lớn nhất thế giới là vì họ là nước đầu tiên có các viện nghiên cứu về trồng, đóng gói và xuất khẩu hoa.

Các nguồn lực tự nhiên thường không ổn định, từ đó thúc đẩy các ngành kinh tế phải đầu tư, nghiên cứu và cải tiến sản phẩm để cạnh tranh. Câu nói được nhắc đi nhắc lại của người Nhật: “chúng ta là một quốc đảo không có tài nguyên thiên nhiên…” cho thấy họ nhận thức được rằng không thể dựa vào những gì sẵn có trong tự nhiên, con đường duy nhất để cạnh tranh là phải cải tiến, sáng tạo và chuyên môn hoá cho phù hợp với điều kiện của Nhật Bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của ngành dệt - may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)