Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của ngành dệt - may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 95 - 98)

2.3 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của ngành dệt-may Việt Nam

2.3.3 Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ

Chính phủ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành thông qua các chính sách. Với các chính sách đúng đắn của mình, Chính phủ có thể khuyến khích hoặc thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển, đầu tư, đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Nhận thức được tầm quan trọng của ngành dệt may trong nền kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may phát triển trên thị trường trong nước và có cơ hội hoà nhập vào thị trường thế giới. Đó là các chính sách phát triển kinh tế, chính sách đối ngoại, chính sách tài chính đầu tư, chính sách thương mại.. Nhà nước có chính sách ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp ngành dệt may với lãi suất ưu đãi và có sự bảo lãnh của Nhà nước. Luật đầu tư nước ngoài cũng có những thay đổi có tác dụng khuyến khích xuất khẩu và đầu tư cho ngành dệt may. Cơ cấu thuế nhập khẩu hiện nay đối với các mặt hàng dệt may được thể hiện ở mức thuế suất cao đối với các sản phẩm sản xuất được trong nước và thấp đối với nguyên vật liệu, trang thiết bị phải nhập. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc khuyến khích, thúc đẩy sản xuất trong nước. Tuy nhiên, việc vận dụng các quy định còn chưa đầy đủ, thiếu văn bản hướng dẫn nên việc áp dụng rất khó khăn. Một vấn đề nữa là chính sách hỗ trợ chưa thích đáng, chưa công bằng. Chính sách tài chính có sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp tư nhân phải phụ thuộc vào thị trường tài chính phi chính thức với mức lãi suất cao hơn nhiều. Ví dụ như nếu doanh nghiệp được hưởng chính sách ưu tiên đầu tư của Nhà nước, doanh nghiệp đó phải chịu lãi suất là 0,3% / tháng, thấp hơn nhiều so với vốn vay đầu tư thông thường khác là 0,7%/ tháng. Doanh nghiệp tư nhân rất khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn tài chính cho cả vốn đầu tư và lưu động.

Trước kia, khi thị trường xuất khẩu ở một số nước chủ lực của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU vẫn còn hạn ngạch quota, thì một chính sách khác có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành dệt may là chính sách phân bổ quota xuất khẩu. Theo đó, quota được phân bổ cho các doanh nghiệp dựa vào năng lực sản xuất của họ, doanh nghiệp có năng lực lớn thì được quota nhiều, đặc biệt nhà nước còn ưu tiên phân bổ quota cho vùng xa, vùng sâu hoặc sẽ hưởng thêm quota cho các doanh nghiệp sản xuất nhiều hàng may sẵn bán thẳng, các doanh nghiệp tìm được thị trường không hạn ngạch để tiêu thụ sản phẩm. Đây là chính sách có những điểm tích cực, thể hiện tính công bằng nhằm thúc đẩy năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và Việt Nam đã có sự tăng trưởng khá về quota, xuất khẩu dệt may vào thị trường quota chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Hiện nay, nhằm thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2010-2020, Nhà nước đã ban hành một số cơ chế, chính sách để hỗ trợ thực hiện Chiến lược này như: Thứ nhất, Nhà nước hỗ trợ từ nguồn thu ngân sách, vốn ODA đối với các dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm; đầu tư các công trình xử lý nước thải; quy hoạch các cụm công nghiệp dệt; xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các cụm công nghiệp mới; đào tạo và nghiên cứu các viện, trường và trung tâm nghiên cứu chuyên ngành dệt may. Thứ hai, các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất, nguyên liệu dệt, phụ liệu may và cơ khí dệt may thì được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, thời gian vay 12 năm, có 3 năm ân hạn; Các dự án này được coi là lĩnh vực ưu đãi đầu tư và được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Thứ ba, Bộ Tài Chính nghiên cứu trình Chính phủ để trình Uỷ ban thường vụ quốc hội cho phép áp dụng cơ chế đối với vải và phụ liệu may sản xuất trong nước nếu bán cho các đơn vị sản xuất gia công hàng xuất khẩu tại Việt Nam được hưởng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng như đối với hàng xuất khẩu. Thứ tư, đối với các doanh nghiệp nhà

nước sản xuất sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất, nguyên liệu dệt, phụ liệu may và cơ khí dệt may trong trường hợp cần thiết được Chính phủ bảo lãnh khi mua thiết bị trả chậm, vay thương mại của các nhà cung cấp hoặc tổ chức tài chính trong và ngoài nước; được cấp lại thiền thu sử dụng vốn trong thời gian 5 năm (2001- 2005) để tái đầu tư; được ưu tiên cấp bổ sung một lần đủ 30% vốn lưu động đối với từng doanh nghiệp. Thứ năm, Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ thích hợp hàng dệt may nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường chính của Việt Nam như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và các thị trường tiềm năng khác.

Như vậy, Chính phủ trong nhiều năm qua đã có những chính sách góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỆT – MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH

HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của ngành dệt - may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)