Chính sách về tổ chức quản lý và đào tạo con người

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của ngành dệt - may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 113 - 115)

3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt-may Việt Nam

3.2.1.4 Chính sách về tổ chức quản lý và đào tạo con người

Với xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá kinh tế và tiến trình hội nhập của Việt Nam vào quá trình này, cùng với sự phát triển công nghệ thông tin luôn đặt ra yêu cầu mới rất cao đối với đội ngũ cán bộ thương mại.

Việt Nam, những kiến thức về quản lý kinh tế nói chung, quản lý thương mại nói riêng tầm vĩ mô về quy mô đang có sự hẫng hụt và có độ chênh lệch lớn so với ngay cả các nước trong khu vực. Chính do sự yếu kém này đã gây thiệt hại cho Việt Nam trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế thương mại và kinh tế với các đối tác giàu kinh nghiệm như Mỹ, EU,.. Vì vậy, chính phủ nên hỗ trợ, tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về thương mại cho cán bộ lãnh đạo, chuyên viên của công ty thương mại.

Ngoài ra, chính phủ cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích, thu hút và đầu tư những cán bộ ở bậc Đại học, trên Đại học cho ngành dệt may, khắc phục tình trạng thiếu kỹ sư chuyên ngành về dệt may một cách trầm trọng như hiện nay có

thể kéo dài trong vài năm tới; Đầu tư cho các trường dạy nghề, đầu tư ngày càng nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề đáp ứng yêu cầu sản xuất theo dây chuyền hiện đại nhằm đầu tư một đội ngũ công nhân có tay nghề cao cũng như các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán bộ Marketing…thực sự trở thành thế mạnh về nhân lực của ngành dệt may Việt Nam. Mục tiêu của chính sách tái đầu tư nguồn nhân lực là:

+ Cập nhật kiến thức chuyên môn cho nhà quản trị các cấp và người thực hành, phù hợp với môi trường khoa học thế giới

+ Nâng cao nhận thức của con người về đạo đức nghề nghiệp, vai trò, nhiệm vụ của từng chức vụ công việc trong cơ cấu tổ chức

+ Coi trọng và từng bước hình thành một tầng lớp (thế hệ) các nhà kinh doanh năng động và sáng tạo. Bên cạnh bản lĩnh chính trị vững vàng, đội ngũ các nhà kinh doanh này sẵn sàng tham gia cạnh tranh, có ý chí vươn lên trong cạnh tranh, có phương pháp tạo lợi thế cạnh tranh và có triển vọng phát triển không ngừng cả về số lượng lẫn chất lượng.

Ưu tiên đầu tư các chuyên gia về thiết kế mẫu thời trang và Marketing, khắc phục điểm yếu cơ bản của ngành may xuất khẩu trong khâu thiết kế mẫu mốt và xúc tiến thị trường, từng bước tạo lập cơ sở để chuyển sang xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam; có chế độ đãi ngộ hợp lý cho những người có năng lực; Với những doanh nghiệp có điều kiện nên cử một số cán bộ, công nhân kỹ thuật ở những khâu quan trọng.. đi học tập ở các nước phát triển để tiếp thu những thành tựu, kiến thức mới về khoa học công nghệ về mẫu mốt cũng như phương pháp quản lý tiên tiến,.. nhằm tạo sự đột phá cho doanh nghiệp. Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ đảm bảo công ăn việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người lao động, khắc phục tình trạng thiếu lao động do các kỹ sư công nghệ và công nhân có tay nghề cao bị hút sang các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài đang càng trở nên trầm trọng hơn trong ngành dệt may.

Tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp trong đầu tư tay nghề, triển khai một hệ thống chính sách khuyến khích nhằm tăng cường đầu tư tại nhà máy.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của ngành dệt - may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)