Khái quát sự phát triển ngành công nghiệp dệt-may Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của ngành dệt - may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 47 - 53)

2.1 Tổng quan về ngành dệt-may Việt Nam

2.1.2 Khái quát sự phát triển ngành công nghiệp dệt-may Việt Nam

Ngành Dệt – May Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp có lịch sử lâu đời. Đặc biệt, ngành dệt có từ lâu và phát triển mạnh thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, ngay từ thế kỷ XII đã phôi thai hình thành ngành dệt ở vùng châu thổ Sông Hồng gồm: các làng dệt ở ven Hồ Tây, các vùng nuôi tằm tại Hưng Yên, Thái Bình, các vùng trồng bông tại Ninh Thuận, Đồng Nai…Dưới thời phong kiến đã hình thành các làng nghề thủ công, các tổ chức tiểu thủ công nghiệp ở các phường phố nội thị và các phường xã ven đô, ngoài ra còn có nghề thủ công trong các gia đình nông dân làng xã với tính chất là nghề phụ.

Sau đại chiến thế giới thứ hai, ngành dệt may Việt Nam có những bước phát triển đáng kể. Vào thời gian đó, các doanh nghiệp dệt ở miền bắc nhập máy móc thiết bị dệt sợi từ Trung Quốc, Liên Xô cũ, các nước Đông Âu, còn các Doanh nghiệp Miền Nam nhập từ các nước phương tây để đẩy mạnh sản xuất hàng dệt may. Năm 1975, sau khi Việt Nam thống nhất, các doanh nghiệp dệt may quy mô lớn của miền nam được quốc hữu hóa và được đưa vào hệ thống kinh tế bao cấp.

Trong những năm gần đây, từ sau khi thực hiện chính sách đổi mới, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, các nước Đông Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản trở thành

những nước nhập khẩu hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam, và từ năm 1993 khi Hiệp định thương mại giữa EU và Việt Nam được ký kết, hạn ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang EU thì xuất khẩu hàng dệt may tăng nhanh. Từ năm 1994 ngành dệt may đã vươn lên hàng thứ hai trong mười mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhất của đất nước và năm 2007 ngành đã vượt qua dầu thô để vươn lên vị trí số 1 trong các mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt7,78 tỷ USD, tăng 33,4% so với năm 2006, tăng hơn năm 2006 gần 2 tỷ USD. Năm 2008, do suy thoái kinh tế toàn cầu, nên kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào các thị trường chủ lực như Mỹ và EU đã giảm đáng kể, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt – may chỉ đạt từ 9 đến 9.1 tỷ USD trên kế hoạch 9,5 tỷ USD năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu dệt may 6 tháng đầu năm 2009 đạt 4,08 tỷ USD, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2008 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên thị trường tiêu thụ của ngành dệt – may bị thu hẹp. Mặc dù, doanh số có giảm chút ít nhưng dệt may hiện là ngành đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất, đạt 4,08 tỷ USD, cao hơn xuất khẩu dầu thô (3,5 tỷ USD). Hiện tại, Việt Nam đang đứng thứ 10 thế giới về xuất khẩu dệt may sau Trung Quốc, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Mexico, Hongkong, Bangladesh, Indonesia, Mỹ. Dự báo năm 2010 dệt may Việt Nam phấn đấu đạt 10-12 tỷ USD và 20-22 tỷ USD vào năm 2020, Việt Nam đang phấn đấu trở thành Top 5 nước phát triển dệt may trên thế giới vào năm 2015, thay cho vị trí Top 10 hiện nay [48].

Nhóm SPcó hàm lượng công nghệ và chất lượng xám cao 13% Ngành dệt may 17% Nhóm SP chế biến và chế tạo khác 21% Nhóm hàng nông - lâm - thuỷ sản 25% Nhóm nguyên - nhiên liệu 24% Nhóm SPcó hàm lượng công nghệ và chất lượng xám cao Ngành dệt may Nhóm SP chế biến và chế tạo khác Nhóm hàng nông - lâm - thuỷ sản Nhóm nguyên - nhiên liệu

Hình 2.1: Xuất khẩu hàng dệt may của VN trong cơ cấu XK toàn quốc

Nguồn: Tập đoàn Dệt may Việt Nam [47]

Nhìn vào Hình 2.1 ta thấy, ngành dệt may thuộc nhóm Sản phẩm chế biến và chế tạo, riêng ngành dệt may đã chiếm 17% trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam và chiếm vị trí cao nhất so với các ngành xuất khẩu khác. Như vậy, xuất khẩu hàng dệt may có một vị trí khá quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu của toàn quốc cũng như cơ cấu xuất khẩu của ngành công nghiệp. Có được vị trí như vậy là do trong những năm qua toàn Ngành đã có bước đột phá trong đổi mới công nghệ và thâm nhập thị trường, đã có một số sản phẩm xuất khẩu có uy tín với thị trường thế giới.

2.1.3 Những thuận lợi, khó khăn hiện nay trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Dệt – May Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập, ngành dệt may trên thế giới đang diễn ra quá trình cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia nhằm giành giật và chiếm lĩnh thị trường, đặt ra thách thức to lớn đối với ngành dệt may Việt Nam. Do đó, vấn đề đặt ra là phải nhận thức đúng và đầy đủ về những thuận lợi và khó khăn hiện nay trong hoạt động sản xuất kinh doanh dệt may để từ đó có các định hướng và biện pháp phát triển một cách kịp thời và có hiệu quả.

2.1.3.1 Những thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Dệt – May Việt Nam

Trước hết, đó là Việt Nam đã có nền tảng quan trọng về cơ sở vật chất kỹ thuật của công nghiệp dệt may. Bước phát triển tiếp theo là mở rộng và nâng cao trình độ của cơ sở vật chất này. Tuy nhìn chung trình độ công nghệ còn thấp, nhưng một số khâu đã được phát triển ở trình độ khá của thế giới như chủ yếu ở ngành may.

Thứ hai, trên thế giới đang diễn ra xu hướng các nước công nghiệp phát triển “xuất khẩu” ngành dệt may sang các nước đang phát triển dưới những hình thức khác nhau: đầu tư trực tiếp, chuyển giao công nghệ, giảm dần sản xuất

trong nước nhập khẩu hàng hoá để thoả mãn nhu cầu. Xu hướng này gắn liền với việc điều chỉnh cơ cấu công nghiệp ở các nước này để đối phó với tình trạng khan hiếm nhân công và tập trung phát triển các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ và hiệu quả cao. Do đó, làn sóng chuyển dịch sản xuất ngành dệt may đã chuyển sang giai đoạn 2, tức là từ các nước phát triển NICs châu Á sang các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Bănglades, Việt Nam. có lao động và giá rẻ. Vì vậy, thời cơ phát triển dệt may Việt Nam đang có cơ hội lớn để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn những năm tiếp theo.

Thứ ba, Việt Nam hiện là thành viên của WTO, do đó đã không còn hạn ngạch áp đặt lên mặt hàng dệt may Việt Nam, xuất khẩu không bị khống chế quota.

Thứ tư, đó là việc sản phẩm dệt may Việt Nam đã đứng chân được trên một số thị trường, kể cả những thị trường có yêu cầu khắt khe về nhập khẩu như Nhật Bản, EU và Bắc Mỹ. Khách hàng ngày càng ưa dùng hàng dệt may Việt Nam. Điều đó chứng tỏ rằng sản phẩm dệt may của Việt Nam đã và sẽ có thể cạnh tranh được trên các thị trường khác nhau, kể cả những thị trường khó tính như Nhật Bản và EU. Chính vì vậy mà nhiều năm liền, các sản phẩm dệt may của Công ty may 10, may Thăng Long, may Đức Giang, may Việt Tiến, may Nhà Bè, dệt may Hà Nội, dệt may Thắng Lợi, dệt Việt Thắng, dệt Phong Phú, dệt may Thành Công, dệt Thái Tuấn và của nhiều doanh nghiệp khác được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao đã được khách hàng trong nước và quốc tế ưa chuộng.

Với đường lối đổi mới, đa phương hoá các quan hệ kinh tế - ngoại giao cùng với việc được hưởng những lợi ích từ môi trường đầu tư được cải thiện. Việt Nam có triển vọng mở rộng phạm vi thị trường hàng dệt may và thu hút vốn, công nghệ cho phát triển công nghiệp dệt may.

2.1.3.2 Khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Dệt – May Việt Nam

a) Khó khăn nội tại:

Trước hết là về lao động, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao về quản lý, kỹ thuật công nghệ, thiết kế thời trang. Do đó, Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu mạnh để khẳng định vị thế của mình trên thị trường nội địa và từng bước chiếm lĩnh thị trường thế giới

Khó khăn tiếp theo và cũng là áp lực lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam là chưa tạo được nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Nguyên liệu phục vụ cho ngành Dệt may được nhập khẩu hơn 70% trong đó hơn 90% nhu cầu sơ bông, 70% nhu cầu sợi tổng hợp, 60% nhu cầu vải dệt thoi…Do đó, để hội nhập toàn diện vào WTO ngành dệt may Việt Nam phải có sự chuyển đổi về chất. Có thể nói đây là một nhiệm vụ đặt ra hết sức khó khăn cho ngành dệt may Việt Nam, điều này không phải một sớm một chiều là thực hiện được ngay mà cần phải có thời gian để ngành quy hoạch vùng nguyên liệu, đặc biệt là trồng bông.

b) Khó khăn từ môi trường Quốc tế:

Hiện tai, Dệt – May Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn. Do phải cạnh tranh với hàng ngoại và mức thuế nhập khẩu, dệt may đã giảm 2/3 xuống còn 5-20%, trong khi chúng ta chưa nhận thức hết được những thách thức, áp lực cạnh tranh khi hội nhập, dẫn đến việc thiếu chuẩn bị, thiếu phương án khi sản xuất kinh doanh khó khăn. Trước mắt, Dệt may Việt Nam chịu ảnh hưởng từ nhiều phía mà trước hết là từ cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế ở nhiều thị trường lớn do đó nhu cầu hàng hoá của thị trường Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản đã và đang giảm mạnh do đó mức tiêu dùng hàng may mặc cao cấp giảm mạnh, đặc biệt Mỹ đã giảm nhập khẩu trên 15% hàng dệt may, hệ thống phân phối siêu thị ở các nước này sẽ suy giảm về kinh doanh và đóng cửa không ít; giá bán hàng hoá các thị trường xuất khẩu chính sẽ giảm mạnh dự kiến giảm 20%. Bên cạnh đó, sức ép cạnh tranh do Việt Nam chính thức cắt giảm thuế, mở cửa thị trường bán lẻ cho các doanh nghiệp nước ngoài và tình trạng đình công của công nhân ở các khu công nghiệp và thành phố lớn. Trong quý I/2009, chỉ

một số ít doanh nghiệp có thương hiệu và có nhiều khách hàng lớn truyền thống như Việt Tiến, Nhà Bè… là có nhiều đơn đặt hàng. Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn lại là không có đơn hàng nên đang có kế hoạch giảm 50% quy mô, năng lực sản xuất. Phần lớn nhiều doanh nghiệp đã phải giảm giờ làm, giảm chỉ tiêu tăng trưởng, không ít doanh nghiệp phải đóng cửa, sa thải công nhân. Với tình trạng thị trường đang rơi tự do thì mục tiêu mà Chính phủ đặt ra cho ngành dệt may là 11,5 tỷ USD khó có thể đạt được. Vì thế, “tồn tại” là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp dệt may trong bối cảnh đi xuống chung của ngành dệt may toàn cầu. Các doanh nghiệp đều cố gắng tìm kiếm hợp đồng, chấp nhận lợi nhuận thấp, kể cả hoà vốn miễn là ổn định sản xuất và đảm bảo việc làm cho người lao động.

Khó khăn tiếp theo là về các điều luật chống bán phá giá, thực tiễn thương mại không công bằng như năm 2007, Hoa Kỳ đã đưa ra cơ chế giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và nguy cơ tự khởi kiện điều tra chống bán phá giá. Do đó, nhiều nhà nhập khẩu lớn của Hoa Kỳ như Macy, Hagel đã rút toàn bộ đơn hàng tại Việt Nam để chuyển qua nước khác. Sức ép đó đã làm cho nhiều công ty Việt Nam và nước ngoài không dám đầu tư vào ngành dệt may nữa do sợ rủi ro. Nhiều doanh nghiệp phải bỏ nhiều tiền để vận động hành lang, thuê các công ty luật để đối phó cơ chế chống bán phá giá của Hoa Kỳ. Qua hai lần công bố kết quả giám sát vào tháng 10/2007 và tháng 5/2008, phía Hoa Kỳ đã không tìm thấy bằng chứng Việt Nam bán phá giá, nhưng do sức ép nên cơ chế này vẫn được Hoa Kỳ giữ gia hạn. Hiện nay, Việt Nam đã và đang chuẩn bị phải đối mặt với rào cản kỹ thuật của thị trường Mỹ - thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam về Đạo luật bảo vệ môi trường cho người tiêu dùng Mỹ có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Đây là thách thức lớn, đòi hỏi ngành dệt may gấp rút chạy đua với thời gian để kịp đáp ứng trong việc phải xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn sản phẩm dệt may phù hợp và hài hoà vơi tiêu chuẩn quốc tế đồng thời đầu tư nâng cấp các trung tâm giám định, kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của ngành dệt - may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)