2.2 Năng lực cạnh tranh của ngành dệt-may Việt Nam trên thị trƣờng nội địa và
2.2.2.3 Thị trường Hoa Kỳ
a) Khái quát thị trường Hoa Kỳ
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ) có diện tích hơn 9 triệu km2, dân số khoảng 370 triệu người, thu nhập bình quân đầu người GDP 41.800 USD/người/năm và là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Hoa Kỳ là thị trường sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới, mức tiêu thụ hàng dệt may cao gấp rưỡi so với EU. Mỹ nhập khẩu hàng dệt may chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Mexico, Philippine, Pakistan, Rumani, Singapore, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Đài Loan.
b) Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ
Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký hiệp định thương mại song phương vào ngày 13/7/2000 và đây là thời điểm mở đường cho việc thiết lập quan hệ thương mại bình thường – NTR (trước gọi là quy chế tối huệ quốc –MFN), tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Mỹ và ngành dệt may bắt đầu len lỏi vào thị trường này.
Năm 2000 Mỹ đã nhập khẩu sợi và quần áo trị giá 60 triệu USD từ Việt Nam, trong đó chủ yếu là quần áo. Các sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ gồm có áo T-shirt, Polo-shirt, Seat-shirt 100% sợi bông, áo sơ mi nam, áo sơ mi thường phục dạng nỉ kẻ sọc, quần áo thể thao, áo len, quần
vải chéo 100% sợi bông mài cát hoặc hoá chất, hàng jean,.. Nói chung, những mặt hàng này không yêu cầu chất lượng quá cao mà phải đảm bảo các tiêu chuẩn ghi trong hợp đồng, chú ý khâu an toàn tiêu dùng và phải phù hợp với môi trường. 26 34 50 45 951 1973 2474 2603 3186 4400 5400 5000 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tri ệu U S D
Hình 2.7: Kim ngạch xuất khẩu dệt - may VN vào thị trƣờng Hoa Kỳ
Nguồn : Hiệp hội Dệt may Việt Nam [48]
Qua Hình 2.7 trên ta thấy: Năm 2003 xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ đạt 1,973 tỷ USD gấp 43 lần so với năm 2001. Điều này đã chứng tỏ những cố gắng rất lớn của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong việc tận dụng cơ hội của việc ký kết hiệp định thương mại giữa hai nước. Chỉ sau một thời gian ngắn, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã có những khách hàng lớn trên thị trường này như: JC Penney, Perry Elite, Gruner Co, Philips Van Heusen, Adidas, Tomy Hilfiger, Global International, Nike Inc, Lifung Co,.. Tuy nhiên hàng dệt may Việt Nam mới chỉ chiếm 1,6% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Mỹ (Hàng năm Hoa Kỳ nhập khoảng 80 tỷ USD hàng dệt may từ các nước khác).
Năm 2003-2005, tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ đã tăng chậm lại, hầu như chỉ dừng ở mức 10% (Năm 2004 là 2,4tỷ USD, năm 2005 là 2,6 tỷ USD).
Năm 2006-2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ tăng 38% từ 3,186 tỷ USD năm 2006 lên 4,4 tỷ USD năm 2007. Năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO và được đối xử bình đẳng như các thành viên khác của tổ chức này. Từ chỗ chỉ được xuất khẩu theo hạn ngạch khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam có thể xuất khẩu theo năng lực thị trường mà không lo về hạn ngạch. Do đó, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam được tăng lên.
Năm 2008-2009, tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ đã tăng chậm lại (Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ đạt 5 tỷ USD giảm 7% so với năm 2008) do cơn bão khủng hoảng tài chính diễn ra trên toàn cầu làm cho nhu cầu dệt may của các nước phát triển giảm 15%, ngành dệt may Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt khó khăn.
c) Những trở ngại khi hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ
- Hàng dệt may của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ không cần hạn ngạch. Hơn nữa, hàng dệt may của Trung Quốc với giá rẻ không chỉ tràn ngập thị trường Mỹ, mà còn lan rộng cả các châu lục, bởi vì Trung Quốc chủ động được nguồn nguyên liệu bông họ trồng được; hoá chất nhuộm và thiết bị sản xuất họ cũng tự túc được. Những thuận lợi của Trung Quốc là điểm yếu của Việt Nam. Do đó, Việt Nam khó tạo được làn sóng tăng trưởng xuất khẩu ồ ạt vào Mỹ như của Trung Quốc.
- Mức độ cạnh tranh với các thị trường khác gay gắt hơn, do hội nhập càng sâu và rộng
- Hệ thống luật pháp của Hoa Kỳ rất phức tạp. Tinh thần chung về hệ thống luật thương mại của Mỹ có hai mặt: Thứ nhất là tạo điều kiện tự do lập nghiệp và cạnh tranh trong nước để phát triển kinh tế và kỹ thuật; Thứ hai là bảo vệ quyền
lợi quốc gia của Mỹ trong quan hệ kinh tế thương mại với các nước khác. Do đó, các quy định từ phía Hoa Kỳ về việc chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện là quá cao đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tới đây, ngành dệt may Việt Nam chuẩn bị phải đối mặt với rào cản kỹ thuật mới của thị trường Mỹ, đó là đạo luật bảo vệ môi trường cho người tiêu dùng Mỹ, có hiệu lực từ ngày 01/01/2010. Đây là thách thức lớn, đòi hỏi ngành dệt may gấp rút chạy đua với thời gian để kịp đáp ứng. Theo đạo luật này, các lô hàng xuất khẩu vào Mỹ phải có giấy kiểm nghiệm của bên thứ 3 xác nhận sản phẩm sử dụng nguyên liệu đảm bảo cho sức khoẻ người tiêu dùng. Nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào gây ra cho người tiêu dùng. Theo rào cản kỹ thuật này Việt Nam phải có một phòng thí nghiệm hiện đại đủ tiêu chuẩn để được phía Mỹ công nhận và cấp giấy chứng nhận. Bên cạnh đó, tiếp tục tăng sản xuất nguyên vật liệu trong nước, giảm nhập siêu. Ngành dệt may Việt Nam cũng được một số doanh nghiệp Mỹ cảnh báo rằng nếu không sớm nâng năng lực làm hàng chất lượng cao, sẽ khó cạnh tranh được với các đối tác khác đến từ các nước Châu Á. Áp lực này khiến ngành dệt may phải xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn sản phẩm dệt may phù hợp và hài hoà với các tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời đầu tư nâng cấp các trung tâm giám định, kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quản lý chất lượng và khắc phục các rào cản kỹ thuật. Bên cạnh những trở ngại trên, bản thân nội lực của ngành dệt may Việt Nam trong đó ngành phụ trợ lại kém phát triển, 70% nguyên phụ liệu trong ngành phải nhập khẩu từ nước ngoài dẫn đến giá trị gia tăng không cao, thiếu linh hoạt và hạn chế khả năng đáp ứng nhanh. May xuất khẩu vẫn theo phương thức gia công, thiết kế mẫu mốt chưa phát triển, nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu, hiệu quả sản xuất thấp.
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu đồ may mặc sang thị trường Mỹ lớn thứ 2 sau Trung Quốc. Thị trường Mỹ chiếm tới gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng dệt may của Việt Nam nên rất cần sự quan tâm đặc biệt để hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Mỹ. Trong giai đoạn khủng hoảng, việc hạ giá sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường, gia tăng thị phần là cần thiết nhưng khi kinh tế Hoa Kỳ phục hồi ổn định trở lại thì bên cạnh cạnh tranh về giá thì điều quan trọng là chúng ta phải cạnh tranh bằng chất lượng, đặc biệt là gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu, trong đó đặc biệt coi trọng phát triển và xây dựng thương hiệu đối với hàng dệt may. Ngoài ra, việc hạ giá sản phẩm dệt may xuất khẩu có thể sẽ khiến chính quyền Mỹ tái áp dụng cơ chế giám sát đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam. Đây là điều các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức lưu ý.