Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về viễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về viễn thông tại hà tĩnh (Trang 25 - 30)

1.2. Quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực Viễn thông

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về viễn

* Môi trƣờng vĩ mô

Về địa lý và thời tiết: trong công tác quy hoạch mạng lƣới viễn thông rất cần quan tâm đến các yếu tố tự nhiên nhƣ điều kiện địa lý và thời tiết, cần xem xét chi tiết tác động của các yếu tố nói trên đến mạng lƣới viễn thông, từ đó đƣa ra các định hƣớng, giải pháp để đảm bảo an toàn cho hệ thống hạ tầng viễn thông.

Thứ nhất, tại các khu vực có địa hình đồi núi, vùng sâu vùng xa, việc triển khai mạng lƣới viễn thông hữu tuyến sẽ gặp nhiều khó khăn, không thể cung cấp đƣợc dịch vụ viễn thông trên diện rộng, vì vậy, nên xây dựng mạng lƣới thiết bị vô tuyến để cung cấp các dịch vụ viễn thông đảm bảo độ phủ sóng rộng, tiết kiệm đƣợc chi phí. Song song với đó, phải đầu tƣ xây dựng mạng lƣới hữu tuyến tiết kiệm chi phí nhất để phục vụ cho các đối tƣợng khách hàng quan trọng nhƣ các cơ quan chính quyền, doanh nghiệp.

Thứ hai, tại các khu vực đồng bằng thuận lợi cho việc triển khai hạ tầng viễn thông, cung cấp dịch vụ cần tập trung xây dựng mạng lƣới hữu tuyến, đặc biệt tại các khu vực đô thị hƣớng dần đến việc ngầm hóa hạ tầng viễn thông.

Thứ ba, điều kiện thời tiết cũng tác động không nhỏ đến cơ sở hạ tầng viễn thông. Tại các khu vực chịu nhiều tác động bất lợi của tự nhiên nhƣ bão, lũ, lốc thì việc quy hoạch mạng lƣới viễn thông, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn cho con ngƣời, hệ thống hạ tầng viễn thông là rất cần thiết.

Về dân số: đối với ngành viễn thông, nhân tố dân số tác động tích cực đến thị trƣờng dịch vụ viễn thông trên các mặt sau:

Thứ nhất, quy mô dân số càng lớn thì mức hấp dẫn của thị trƣờng dịch vụ viễn thông càng lớn, số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông càng nhiều, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng cho ngành viễn thông.

Thứ hai, mật độ dân số tác động đến việc triển khai cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp viễn thông. Đối với khu vực thành phố, thành thị, nơi tập trung dân số lớn, các doanh nghiệp viễn thông sẽ tập trung đầu tƣ vào hạ tầng mạng lƣới, thiết bị, công nghệ để đảm bảo cung cấp dịch vụ viễn thông với số lƣợng lớn khách hàng nhằm đạt hiệu quả cao nhất trên nguồn vốn đầu tƣ. Còn các khu vực có mật độ dân số thấp thì mức độ quan tâm triển khai cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp viễn thông chƣa đƣợc coi trọng.

Thứ ba, tỷ lệ dân số cũng tác động đến ngành viễn thông, đối với khu vực có tỷ lệ dân số trẻ, nhu cầu về các dịch vụ viễn thông mới cao hơn hẳn so với các khu vực khác. Ngoài ra, những ngƣời trong độ tuổi thanh niên tiêu dùng cho thiết bị và dịch vụ viễn thông nhiều hơn hẳn so với các độ tuổi còn lại.

Nhƣ vậy, yếu tố dân số có ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc về viễn thông trên các nội dung quy hoạch, triển khai cung cấp các dịch vụ viễn thông mới, đầu tƣ mạng lƣới phù hợp để đảm bảo khách hàng là tổ chức cá nhân có khả năng sử dụng dịch vụ viễn thông ở tất cả các khu vực, vùng miền.

Về kinh tế: yếu tố kinh tế ảnh hƣởng rất lớn đến ngành viễn thông, về bản chất là ngành thƣơng mại dịch vụ. Kinh tế phát triển làm cho nhu cầu của các tổ chức và cá nhân đối với dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin ngày càng tăng cao. Các doanh nghiệp viễn thông ngoài việc đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch vụ viễn thông theo yêu cầu của khách hàng, thì công tác nâng cao chất lƣợng dịch vụ viễn thông phải đƣợc quan tâm. Khi kinh tế phát triển, quy mô của các tổ chức đƣợc mở rộng, đầu tƣ cho trang thiết bị công nghệ thông tin

ngày càng lớn, từ đó phát sinh thêm nhu cầu triển khai các ứng dụng viễn thông nhằm kết nối, truyền dữ liệu thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành.

Nhƣ vậy, yếu tố kinh tế ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc về viễn thông trên các nội dung định hƣớng, quy hoạch, đầu tƣ, quy định tiêu chuẩn chất lƣợng dịch vụ nhằm tác động đến:

Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp viễn thông cần đầu tƣ trang thiết bị, mở rộng mạng lƣới, triển khai các dịch vụ viễn thông mới, nâng cao chất lƣợng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Thứ hai, đảm bảo phục vụ đƣợc các nhu cầu về dịch vụ viễn thông cho khác hàng sử dụng là tổ chức và cá nhân cũng nhƣ chất lƣợng dịch vụ đúng theo tiêu chuẩn quy định.

Về cơ chế chính sách: là nhân tố rất quan trọng, góp phần thúc đẩy ngành viễn thông phát triển liên tục, ổn định trong thời gian dài, đƣợc xã hội ghi nhận là một trong những ngành có khả năng hội nhập sâu với thế giới. Các chính sách của Nhà nƣớc có tác động rất lớn đến công tác quản lý nhà nƣớc lĩnh vực viễn thông, từ mục tiêu đến giải pháp, từ nội dung đến kế hoạch triển khai, cụ thể:

Thứ nhất, với chủ trƣơng tách chức năng quản lý nhà nƣớc với quản lý doanh nghiệp viễn thông đã chấm dứt tình trạng cơ quan hành chính Nhà nƣớc can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông, phân định rõ quyền quản lý hành chính kinh tế của Nhà nƣớc và quản lý sản xuất của doanh nghiệp.

Thứ hai, Nhà nƣớc triển khai thực hiện chính sách nền kinh tế nhiều thành phần đã tạo động lực cho phép thành lập mới nhiều doanh nghiệp viễn thông, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho xã hội.

Thứ ba, mở cửa thị trƣờng viễn thông đối với các doanh nghiệp nƣớc ngoài đã góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Nhà nƣớc cũng

nhƣ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp, tiếp cận đƣợc nguồn lực mới cả về nguồn vốn và khoa học công nghệ nhằm cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp viễn thông nƣớc ngoài.

Thứ tƣ, với chính sách cho phép các doanh nghiệp đầu tƣ ra nƣớc ngoài đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp viễn thông tham gia vào thị trƣờng toàn cầu, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng của doanh nghiệp cho khách hàng trên toàn thế giới.

Các chính sách trên đòi hỏi công tác quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực viễn thông cần phải đƣợc tăng cƣờng nhằm xây dựng định hƣớng, tạo lập thị trƣờng viễn thông, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp viễn thông vƣơn ra tiếp cận thị trƣờng thế giới.

Về khoa học kỹ thuật công nghệ: đây là một trong những yếu tố quyết định đến sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành viễn thông, tác động lớn đến công tác quản lý nhà nƣớc.

Thứ nhất, đối với công tác quản lý nhà nƣớc về viễn thông, việc tăng cƣờng ứng dụng khoa học kỹ thuật đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ rất cấp thiết. Với tính chất là ngành kinh tế kỹ thuật tạo cơ sở hạ tầng cho xã hội phát triển, các doanh nghiệp viễn thông quan tâm đến khoa học kỹ thuật, thực hiện chiến lƣợc đi thẳng vào công nghệ tiên tiến của thế giới, đầu tƣ trang thiết bị hiện đại nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ viễn thông có chất lƣợng cao, giá cả hợp lý cho khách hàng sử dụng.

Thứ hai, là một trong những ngành sử dụng, kế thừa các thiết bị, công nghệ, dịch vụ của thế giới, công tác quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực viễn thông nhằm đảm bảo các thiết bị, công nghệ tiên tiến trên thế giới đƣợc triển khai, đƣa vào hoạt động, không để các thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu có cơ hội xâm nhập vào thị trƣờng viễn thông.

* Môi trƣờng vi mô

Về doanh nghiệp viễn thông: là đối tƣợng chính mà công tác quản lý nhà nƣớc về viễn thông tác động đến, trên những vấn đề sau:

Thứ nhất, các doanh nghiệp viễn thông thực hiện các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh cũng nhƣ hiệu quả của bản thân doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu mà Nhà nƣớc đề ra.

Thứ hai, các doanh nghiệp viễn thông hiện thực hóa các chính sách của nhà nƣớc về viễn thông, thúc đẩy cạnh tranh về chất lƣợng, giá cả giữa các doanh nghiệp với nhau, cung cấp các dịch vụ viễn thông đến với khách hàng, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền về tiếp cận thông tin.

Thứ ba, thông qua thực tiễn sản xuất, kinh doanh của mình, các doanh nghiệp viễn thông đề xuất, kiến nghị các chính sách đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc về viễn thông để Nhà nƣớc nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.

Về đại lý dịch vụ viễn thông: là tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ viễn thông cho ngƣời sử dụng dịch vụ viễn thông thông qua hợp đồng đại lý ký với doanh nghiệp viễn thông để hƣởng hoa hồng hoặc bán lại dịch vụ viễn thông để hƣởng chênh lệch giá. Là một trong những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực viễn thông trên những mặt sau:

Thứ nhất, mở rộng thị trƣờng viễn thông, phát triển thuê bao, triển khai các ứng dụng dịch vụ viễn thông có sự đóng góp rất lớn của các đại lý.

Thứ hai, việc chấp hành thực hiện các chính sách của nhà nƣớc về viễn thông ngoài các doanh nghiệp viễn thông, còn có sự tham gia của các đại lý dịch vụ viễn thông nhằm đảm bảo các chính sách của Nhà nƣớc đƣợc triển khai thực hiện hiệu quả.

Về khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông: là tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông với doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý

dịch vụ viễn thông. Đây là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến công tác quản lý nhà nƣớc về viễn thông trên các lĩnh vực:

Thứ nhất, khách hàng khi sử dụng các dịch vụ viễn thông đem lại doanh thu, lợi nhuận cho các doanh nghiệp viễn thông vì thế các chính sách của Nhà nƣớc, của doanh nghiệp đều hƣớng đến tạo điều kiện tối đa cho khách hàng sử dụng dịch vụ, rút ngắn khoảng cách tiếp cận thông tin giữa các vùng miền.

Thứ hai, từ nhu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp viễn thông tích cực đƣa ra các sản phầm dịch vụ mới, đòi hỏi công tác quản lý nhà nƣớc ngày càng nâng cao, kịp thời ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cũng nhƣ khách hàng sử dụng dịch vụ.

Thứ ba, yêu cầu của khách hàng về chất lƣợng dịch vụ viễn thông ngày càng cao, vì thế, chính sách của Nhà nƣớc về quản lý chất lƣợng dịch vụ cần điều chỉnh cho phù hợp nhằm yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông thực hiện nghiêm túc, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về viễn thông tại hà tĩnh (Trang 25 - 30)