Các giải pháp hoàn thiện và tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc lĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về viễn thông tại hà tĩnh (Trang 96 - 100)

lĩnh vực viễn thông

Để hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý nhà nƣớc lĩnh vực viễn thông, Hà Tĩnh cần quan tâm, thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

3.2.1. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Thứ nhất, ban hành chính sách để thu hút nhân tài và lao động trong lĩnh vực viễn thông – công nghệ thông tin đến công tác và làm việc lâu dài tại Hà Tĩnh, đồng thời đẩy nhanh tốc độ đào tạo nhân lực tại chỗ phù hợp với nhu cầu của tỉnh nhà.

Thứ hai, tăng cƣờng công tác bồi dƣỡng cán bộ quản lý nhà nƣớc về viễn thông – công nghệ thông tin, chủ động học tập kinh nghiệm công tác quản lý, triển khai thực hiện tại các thành phố lớn trong cả nƣớc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Hà Tĩnh.

Thứ ba, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông – công nghệ thông tin căn cứ theo tình hình phát triển của doanh nghiệp, bám sát quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch ngành viễn thông – công nghệ thông tin, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển mạng lƣới cùng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp, đảm bảo việc ƣu tiên, đãi ngộ cho việc thu hút nguồn nhân lực cao về viễn thông – công nghệ thông tin về công tác tại doanh nghiệp.

Thứ tƣ, UBND Tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho các Sở TTTT và Sở Nội vụ xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực viễn thông – công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển, từ đề án này, triển khai đồng bộ các bƣớc nhằm tạo ra nguồn nhân lực đủ năng lực về quản lý, năng lực về chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật, phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nƣớc lĩnh vực viễn thông tại Hà Tĩnh.

3.2.2. Giải pháp về phát triển ứng dụng khoa học công nghệ

Thứ nhất, thực hiện các cơ chế, chính sách ƣu đãi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ và phát triển hạ tầng mạng viễn thông theo hƣớng sử dụng công nghệ mới, thiết bị ngày càng nhỏ gọn, đảm bảo các tiêu chí thân thiện với môi trƣờng.

Thứ hai, tăng cƣờng triển khai các ứng dụng về viễn thông – công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành, tác nghiệp của các cấp chính quyền, hƣớng đến mục tiêu chính quyền điện tử cấp xã phƣờng năm 2020.

Thứ ba, khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông – công nghệ thông tin triển khai các gói dịch vụ (bao gồm cả phần cứng và phần mềm) phục vụ cho công tác quản lý nhà nƣớc của chính quyền các cấp. Các cơ quan quản lý

nhà nƣớc sẽ ký kết hợp đồng sử dụng gói dịch vụ theo hình thức thuê lại của doanh nghiệp, bản thân doanh nghiệp phải đầu tƣ hệ thống thiết bị phần cứng, triển khai phần mềm theo yêu cầu của cơ quan nhà nƣớc.

3.2.3. Giải pháp về quản lý chất lượng dịch vụ

Thứ nhất, các cơ quan chuyên ngành hoàn thiện các quy định tiêu chuẩn chất lƣợng dịch vụ, bắt buộc các doanh nghiệp viễn thông phải áp dụng tiêu chuẩn này. Việc xây dựng tiêu chuẩn chất lƣợng dịch vụ phải căn cứ trên tình hình thực tế cũng nhƣ bám sát vào các khuyến nghị của tổ chức Liên minh viễn thông thế giới (ITU) nhằm hƣớng đến tiêu chuẩn quốc tế đối với các dịch vụ viễn thông.

Thứ hai, đầu tƣ thiết bị đo kiểm hoặc triển khai các phòng thí nghiệm đo kiểm theo từng vùng, từ đó thƣờng xuyên tiến hành công tác đo kiểm trên diện rộng đối với các dịch vụ viễn thông đƣợc cung cấp ra thị trƣờng. Thông qua kết quả đo kiểm chất lƣợng dịch vụ, Sở TTTT ra các khuyến nghị đối với từng doanh nghiệp tăng cƣờng nâng cao chất lƣợng dịch vụ tại các khu vực đạt dƣới mức tiêu chuẩn đề ra. Sau một thời gian nhất định, nếu doanh nghiệp viễn thông không thực hiện việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ thì Sở TTTT có quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trƣờng hợp vi phạm nhiều lần có thể đề nghị Bộ TTTT ra quyết định ngừng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn Hà Tĩnh.

3.2.4. Giải pháp về quản lý cơ sở hạ tầng viễn thông

Thứ nhất, thực hiện việc quản lý cơ sở hạ tầng viễn thông đồng bộ giữa các cấp, các ngành, tạo sự thống nhất cao trong công tác quản lý nhà nƣớc.

Thứ hai, thành lập doanh nghiệp công ích xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông tại các khu đô thị trên cơ sở công ty quản lý đô thị, tiến hành thi công tổng thầu các công trình ngầm phục vụ cho các ngành điện lực, viễn thông, cấp nƣớc, thoát nƣớc. Tiến hành ký kết hợp đồng cho thuê sử dụng công trình ngầm đối với các doanh nghiệp khi có nhu cầu.

Thứ ba, tăng cƣờng công tác sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp viễn thông trên cơ sở quy hoạch của UBND tỉnh, kế hoạch triển khai của các doanh nghiệp viễn thông đóng trên địa bàn.

Thứ tƣ, thiên tai tại Hà Tĩnh thƣờng xuyên tác động, ảnh hƣởng đến cơ sở hạ tầng viễn thông, đặc biệt là các công trình cột BTS, tuyến cáp treo trên cột. Để đảm bảo an toàn cho ngƣời dân xung quanh các công trình viễn thông, Sở TTTT phối hợp với Sở Xây dựng đề xuất với các Bộ chuyên ngành ban hành quy chuẩn chất lƣợng cơ sở hạ tầng viễn thông phù hợp với tác động của thiên nhiên tại địa bàn Hà Tĩnh.

3.2.5. Giải pháp về quản lý nội dung dịch vụ viễn thông

Thứ nhất, tăng cƣờng phổ biến kiến thức pháp luật, chính sách của nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp viễn thông cũng nhƣ các đại lý dịch vụ viễn thông, đảm bảo các dịch vụ viễn thông trên nền mạng internet có nội dung lành mạnh, phù hợp với văn hóa Việt Nam.

Thứ hai, tăng cƣờng kiểm soát nội dung dịch vụ viễn thông phục vụ công tác an ninh – quốc phòng, đề nghị Bộ TTTT soạn thảo quy định bắt buộc các hãng cung cấp dịch vụ nội dung trên nền mạng phải đặt máy chủ tại Việt Nam, có cơ chế chủ động phối hợp giữa cơ quan quản lý và đại diện của các hãng nhằm đảm bảo việc cung cấp dịch vụ an toàn, lành mạnh.

Thứ ba, thƣờng xuyên kiểm tra, thanh tra công tác quản lý nội dung dịch vụ viễn thông ở các doanh nghiệp viễn thông và đại lý dịch vụ viễn thông, từ đó chấn chỉnh các sai sót, vi phạm.

3.2.6. Giải pháp về hợp tác quốc tế

Thứ nhất, đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực viễn thông, trên cơ sở xác định rõ mục tiêu, nguyên tắc và giải pháp phù hợp với lợi ích và điều kiện cụ thể của Hà Tĩnh khi tham gia vào chuỗi cung cấp dịch vụ viễn thông.

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong các tổ chức, diễn đàn quốc tế, trong nƣớc về lĩnh vực viễn thông. Phối hợp trao đổi kinh nghiệm về xây dựng chính sách, pháp luật viễn thông, đào tạo chuyên gia quản lý, kỹ thuật viễn thông để tạo nguồn cán bộ quản lý nhà nƣớc lĩnh vực viễn thông tại Hà Tĩnh.

Thứ ba, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào lĩnh vực viễn thông – công nghệ thông tin tại Hà Tĩnh, đặc biệt hƣớng đến xây dựng khu công nghiệp công nghệ cao tại Thành phố Hà Tĩnh.

3.2.7. Giải pháp về thông tin tuyên truyền

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền về vai trò, tầm quan trọng của lĩnh vực viễn thông trong việc đảm bảo kết cấu hạ tầng kỹ thuật xã hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, tạo điều kiện cho mọi ngƣời kết nối với thế giới.

Thứ hai, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về quan điểm, mục tiêu, định hƣớng của Nhà nƣớc về lĩnh vực viễn thông, đặc biệt là Luật Viễn thông năm 2009, quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22 tháng 09 năm 2010 của Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt đề án “Đƣa Việt Nam sớm trở thành nƣớc mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”, quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 22 tháng 09 năm 2010 của Thủ tƣớng chính phủ về “Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020”, quyết định số 2036/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2012 về việc phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch phát triển Bƣu chính – Viễn thông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 – 2020” từ đó các cấp, các ngành cùng các doanh nghiệp viễn thông sớm triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đạt mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về viễn thông tại hà tĩnh (Trang 96 - 100)