Nội dung quản lý nhà nước lĩnh vực Viễn thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về viễn thông tại hà tĩnh (Trang 30 - 40)

1.2. Quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực Viễn thông

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước lĩnh vực Viễn thông

Căn cứ vào tình hình thực tế tại Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế thì công tác quản lý nhà nƣớc về viễn thông bao gồm những việc:

+ Quy hoạch phát triển viễn thông. + Cấp giấy phép viễn thông.

+ Thiết lập mạng viễn thông.

+ Quản lý kết nối mạng và dịch vụ, chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông. + Quản lý tài nguyên viễn thông.

+ Quản lý chất lƣợng mạng và dịch vụ viễn thông. + Quản lý giá cƣớc viễn thông.

+ Quản lý cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông. + Quản lý hoạt động viễn thông công ích.

+ Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ Nhà nƣớc, phòng chống thiên tai. + An toàn mạng viễn thông và an ninh thông tin.

+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. + Hợp tác quốc tế.

Các nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc lĩnh vực viễn thông

+ Quy hoạch phát triển viễn thông

Quy hoạch phát triển viễn thông là quy hoạch tổng thể xác định mục tiêu, nguyên tắc, định hƣớng phát triển thị trƣờng viễn thông, cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ, dịch vụ viễn thông và các giải pháp thực hiện [11, tr6]. Quy hoạch phát triển viễn thông phải phù hợp với chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng khu vực trong giai đoạn nhất định cũng nhƣ phải phù hợp với xu hƣớng hội tụ công nghệ và dịch vụ, tạo điều kiện cho việc ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến. Quy hoạch viễn thông đảm bảo phát triển lĩnh vực viễn thông bền vững, hài hòa, thu hẹp khoảng cách tiếp cận thông tin liên lạc giữa các vùng, miền.

+ Cấp giấy phép viễn thông

Cấp các giấy phép viễn thông là việc cấp các giấy phép thiết lập mạng viễn thông và giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật về viễn thông [11, tr18]. Bản chất của việc cấp các giấy phép viễn thông là việc cho phép các doanh nghiệp đƣợc tham gia vào thị trƣờng dịch vụ viễn thông hay còn gọi là thâm nhập thị trƣờng. Kinh doanh viễn thông là một ngành kinh doanh có điều kiện bởi vì việc duy trì thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống là việc có ảnh hƣởng đến an ninh quốc gia, phát triển kinh tế xã hội cũng nhƣ việc trao đổi thông tin giao lƣu tình cảm của mọi cá nhân. Nội dung thông tin riêng của tổ chức cá nhân đƣợc bảo đảm bí mật theo Hiến pháp. Ngoài ra, việc kinh doanh viễn thông cần đến nguồn tài nguyên viễn thông quý hiếm và hữu hạn, cần đƣợc Nhà nƣớc

quản lý, phân bổ một cách tối ƣu, hiệu quả nhất. Tuỳ từng loại hình dịch vụ viễn thông mà có các loại Giấy phép kinh doanh khác nhau, nhất là trong bối cảnh công nghệ viễn thông, máy tính phát triển rất nhanh đồng thời có sự hội tụ giữa viễn thông và truyền thông quảng bá. Việc cấp phép là cần thiết để đảm bảo đƣợc một thị trƣờng viễn thông phát triển lành mạnh và bền vững, đảm bảo đƣợc sự quản lý của nhà nƣớc và bảo vệ quyền lợi cho ngƣời sử dụng dịch vụ. Chính sách của Nhà nƣớc về viễn thông ngày càng minh bạch, công khai hóa các điều kiện, quy trình, thủ tục cấp các Giấy phép viễn thông.

+ Quản lý việc thiết lập mạng viễn thông, xây dựng công trình viễn thông và sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật liên ngành

Sau khi đƣợc cấp phép, các doanh nghiệp viễn thông triển khai xây dựng mạng viễn thông trƣớc khi tiến hành cung cấp dịch vụ viễn thông tới ngƣời sử dụng. Thực tế cho thấy, việc xây dựng các công trình viễn thông và lắp đặt thiết bị viễn thông nếu không đƣợc quản lý thì sẽ gây lãng phí đầu tƣ, mất mỹ quan đô thị và đặc biệt ảnh hƣởng đến môi trƣờng, an toàn sức khoẻ và tâm lý của ngƣời dân. Việc xây dựng các cột ăng-ten thu phát sóng thông tin di động khắp mọi nơi, việc treo cáp viễn thông lộn xộn trên các cột điện của nhiều doanh nghiệp viễn thông phải mất rất nhiều công sức và kinh phí để hạ ngầm các tuyến cáp hay chỉnh trang lại các khu đô thị. Tuy nhiên, nếu không tạo một hành lang pháp lý hợp lý quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật liên ngành: giao thông, điện, nƣớc,… các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn và không đầu tƣ phát triển mạng viễn thông thì sẽ không có dịch vụ viễn thông tiên tiến cung cấp đến mọi ngƣời dân và không thể phát triển kinh tế, xã hội đất nƣớc trong kỷ nguyên thông tin hiện nay.

+ Quản lý kết nối các mạng và dịch vụ, chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông Kết nối viễn thông là việc liên kết vật lý và lô gích các mạng viễn thông, qua đó ngƣời sử dụng dịch vụ viễn thông của mạng này có thể truy nhập đến ngƣời sử dụng hoặc dịch vụ của mạng kia và ngƣợc lại [11, tr2].

Việc kết nối viễn thông là cần thiết để đảm bảo tất cả mọi ngƣời sử dụng dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp khác nhau đều có thể liên lạc đƣợc với nhau. Thông thƣờng, việc kết nối là do các doanh nghiệp chủ động đàm phán với nhau, tuy nhiên, kết nối là vấn đề chuyên ngành phức tạp do thực tế các doanh nghiệp lớn không có xu hƣớng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới (có thị phần nhỏ hoặc doanh nghiệp mới tham gia thị trƣờng) đƣợc kết nối vào mạng và dịch vụ của mình với mục đích giữ thị trƣờng cho riêng mình, đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Vì vậy, Nhà nƣớc, ngoài việc ban hành các quy định pháp luật, cần hƣớng dẫn và làm trọng tài, giám sát việc kết nối các mạng viễn thông của các doanh nghiệp.

Chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông là việc sử dụng chung một phần mạng, công trình, thiết bị viễn thông giữa các doanh nghiệp viễn thông nhằm bảo đảm thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông hiệu quả, hoặc bảo đảm yêu cầu về cảnh quan, môi trƣờng và quy hoạch đô thị [11, tr23]. Thông thƣờng, việc chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông đƣợc thực hiện theo qui hoạch và thông qua hợp đồng thƣơng mại trên cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp vẫn cần có vai trò của cơ quan quản lý nhà nƣớc nhƣ khi các bên không đạt đƣợc thỏa thuận hay khi cung cấp dịch vụ viễn thông công ích hoặc có doanh nghiệp viễn thông nắm giữ các phƣơng tiện thiết yếu.

Kết nối viễn thông và chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông là công tác quản lý chuyên môn thƣờng xuyên, liên tục và yêu cầu mức độ giám sát với khả năng kỹ thuật, nghiệp vụ rất sâu về chuyên môn.

+ Quản lý tài nguyên viễn thông

Tài nguyên viễn thông bao gồm: tần số, kho số viễn thông, tên miền và địa chỉ Internet [11, tr3]. Nhìn chung, tài nguyên viễn thông là hữu hạn, vì vậy cần phải đƣợc qui hoạch hợp lý và sử dụng hiệu quả, phù hợp với sự phát

triển của công nghệ trên toàn cầu. Trên thế giới, việc phân bổ nguồn tài nguyên viễn thông đƣợc thực hiện bởi các cơ quan quản lý nhà nƣớc, thông qua nhiều hình thức nhƣ cấp trực tiếp đối với những tài nguyên thông thƣờng; đấu giá, thi tuyển đối với tài nguyên quý hiếm. Việc cấp phép theo hình thức nào tùy thuộc vào mức độ quí hiếm của tài nguyên đó do tính thƣơng mại của tài nguyên và nhu cầu của các doanh nghiệp nhiều hơn khả năng phân bổ nguồn tài nguyên này.

+ Quản lý chất lƣợng mạng và dịch vụ viễn thông

Chất lƣợng mạng và dịch vụ viễn thông (QoS) là khả năng đáp ứng yêu cầu hoạt động thông suốt, ổn định, tin cậy của mạng viễn thông và yêu cầu thông tin liên lạc của ngƣời sử dụng dịch vụ viễn thông cả về âm thanh, dữ liệu hoặc hình ảnh, video [13, tr8]. Việc đảm bảo chất lƣợng mạng và dịch vụ viễn thông là điều đặc biệt quan trọng trong kinh doanh viễn thông, nhất là khi thị trƣờng có tính cạnh tranh cao. Việc quản lý chất lƣợng đƣợc thực hiện thông qua hình thức chứng nhận hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn, công bố hợp quy (đối với thiết bị đầu cuối, thiết bị vô tuyến điện), kiểm định (đối với công trình viễn thông, thiết bị mạng và thiết bị vô tuyến điện) và công bố chất lƣợng, báo cáo chất lƣợng, kiểm tra thực tế chất lƣợng (đối với dịch vụ viễn thông). Vai trò của các cơ quan quản lý nhà nƣớc là ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định về chứng nhận hợp quy, giám sát việc thực hiện của các doanh nghiệp và tiến hành thanh kiểm tra định kỳ.

Việc quản lý chất lƣợng mạng và dịch vụ viễn thông cũng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sử dụng dịch vụ viễn thông, đảm bảo hệ thống tính giá, cƣớc viễn thông của các doanh nghiệp chính xác, việc lắp đặt thiết bị viễn thông, thiết bị vô tuyến điện đảm bảo an toàn về mức phơi nhiễm điện từ trong các khu dân cƣ, …

Công trình viễn thông là công trình xây dựng, bao gồm hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động (nhà, trạm, cột, cống, bể) và thiết bị mạng đƣợc lắp đặt vào đó [11, tr2]. Việc quản lý chất lƣợng công trình viễn thông bao gồm ban hành, áp dụng và kiểm định theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn viễn thông đảm bảo an toàn chất lƣợng mạng và dịch vụ viễn thông.

Song song với việc quản lý chất lƣợng mạng và dịch vụ viễn thông, việc quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa viễn thông nhằm đảm bảo chất lƣợng mạng và dịch vụ viễn thông và ngăn chặn đƣợc các hàng hóa viễn thông gây mất an toàn.

Tổ chức xây dựng hệ thống đo kiểm chuyên ngành viễn thông và Internet, triển khai đo kiểm chất lƣợng sản phẩm, chất lƣợng mạng và dịch vụ, đo kiểm định thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện đáp ứng yêu cầu của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

+ Quản lý giá cƣớc viễn thông, khuyến mại đối với dịch vụ viễn thông Giá, cƣớc viễn thông bao gồm giá, cƣớc cần phải thanh toán giữa các doanh nghiệp viễn thông và giá, cƣớc của các dịch vụ viễn thông ngƣời sử dụng phải trả cho doanh nghiệp viễn thông [11, tr29]. Quản lý giá, cƣớc viễn thông là việc xem xét, điều chỉnh giá, cƣớc kết nối giữa các doanh nghiệp viễn thông cũng nhƣ giám sát giá cƣớc doanh nghiệp viễn thông cung cấp cho ngƣời sử dụng. Việc quản lý giá, cƣớc viễn thông nhằm mục đích cho doanh nghiệp mới có thể tham gia đƣợc thị trƣờng, thị trƣờng phát triển lành mạnh và hiệu quả, đảm bảo quyền lợi cho ngƣời sử dụng dịch vụ viễn thông, và đảm bảo khả năng truy cập đƣợc dịch vụ viễn thông cơ bản của tất cả mọi ngƣời. Quản lý giá, cƣớc viễn thông và quản lý khuyến mại đối với các dịch vụ viễn thông nhằm đảm bảo các doanh nghiệp không ép giá, bán dịch vụ với giá quá cao đối với ngƣời sử dụng tại những nơi chƣa có cạnh tranh, tại những nơi đã có cạnh tranh thì doanh nghiệp viễn thông lớn không bán phá giá nhằm

tiêu diệt doanh nghiệp nhỏ. Trên thế giới, tùy thuộc vào mức độ phát triển và tự do hóa của thị trƣờng mà cơ quan quản lý viễn thông quyết định tham gia quản lý giá, cƣớc viễn thông ở mức độ nào và đến đâu, cùng với việc quản lý chất lƣợng dịch vụ viễn thông.

+ Quản lý cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông

Cạnh tranh trong viễn thông là nhân tố quan trọng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ và tạo động lực để giành lợi thế về giá cả và chất lƣợng dịch vụ viễn thông cung cấp cho khách hàng. Việc quản lý cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông nhằm đảm bảo thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh viễn thông trong môi trƣờng bình đẳng, công bằng, minh bạch theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đồng thời đảm bảo giám sát và điều chỉnh kịp thời chống các hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo các quy định về quản lý cạnh tranh.

+ Quản lý hoạt động viễn thông công ích

Trên thế giới quyền đƣợc sử dụng dịch vụ thông tin liên lạc đã đƣợc coi là một trong những quyền cơ bản của con ngƣời. Tuy nhiên có một phần dân số vẫn chƣa có điều kiện sử dụng dịch vụ viễn thông, do có khó khăn về mặt địa lý (vùng sâu vùng xa) hoặc kinh tế (những ngƣời có thu nhập thấp, những ngƣời khuyết tật, …). Thông thƣờng thì việc cung cấp các dịch vụ viễn thông đến các vùng cần phổ cập rất tốn kém và doanh nghiệp không thu đƣợc lợi nhuận. Chính vì vậy, cơ quan quản lý nhà nƣớc luôn có vai trò chỉ đạo, điều tiết, hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông cung cấp các dịch vụ viễn thông công ích (cơ bản nhất) cho những vùng cần phổ cập và cho các đối tƣợng cần phổ cập dịch vụ.

Trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp chỉ tập trung kinh doanh các dịch vụ phát sinh lợi nhuận. Việc đảm bảo cung cấp các dịch

vụ khẩn cấp nhƣ cứu hỏa, cấp cứu y tế, … miễn phí cho ngƣời dân vẫn cần đƣợc Nhà nƣớc quản lý và tổ chức chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện.

+ Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ Nhà nƣớc, phòng chống thiên tai Thông tin liên lạc có vai trò quan trọng trong công tác chỉ đạo, chỉ huy của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là cho các cơ quan Đảng và Nhà nƣớc. Thông tin này cần đƣợc đảm bảo bí mật một cách tuyệt đối lại phải đƣợc truyền đƣa tới ngƣời nhận một cách kịp thời, trong mọi tình huống. Vì vậy, cần một mạng thông tin dùng riêng phục vụ Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ song song với các mạng dùng riêng của Quân đội, Công an, Ngoại giao. Tại Việt Nam, mạng thông tin dùng riêng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc đang đƣợc hình thành trên cơ sở sử dụng một phần mạng viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông, do Bƣu điện Trung ƣơng thuộc Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam đang vận hành và khai thác, có kết hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ để bảo đảm bí mật thông tin. Trong thời gian tới, cần tăng cƣờng công tác quản lý đối với mạng này, có cơ chế, chính sách để đầu tƣ phát triển mạng từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc đồng thời việc khai thác, vận hành trên cơ sở phục vụ phi lợi nhuận.

Công tác chỉ đạo bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai hay phục vụ các sự kiện chính trị, xã hội của đất nƣớc cần đƣợc tổ chức thực hiện một cách bài bản, có hệ thống, tập hợp đƣợc năng lực của tất cả các doanh nghiệp viễn thông.

+ An toàn mạng viễn thông và an ninh thông tin

Một trong các tiêu chí cấp Giấy phép viễn thông cho các doanh nghiệp viễn thông là việc phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nƣớc nhằm triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn mạng viễn thông và an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Trong thời đại thông tin ngày nay, việc tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực này càng mang ý nghĩa quan

trọng hơn đối với sự ổn định của mạng viễn thông cũng nhƣ đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia.

+ Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

Để đảm bảo pháp luật đƣợc thực hiện nghiêm minh, cần tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của mọi tổ chức, cá nhân. Đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông, nếu không xử lý kịp thời các vi phạm, sẽ dẫn đến những thiệt hại rất lớn của các doanh nghiệp khác. Yếu tố thời gian cần đƣợc đặt lên hàng đầu trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt hiện nay khi kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam.

Tranh chấp giữa các doanh nghiệp viễn thông trong môi trƣờng cạnh tranh bao gồm tranh chấp về kết nối, về sử dụng chung cơ sở hạ tầng, về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về viễn thông tại hà tĩnh (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)